VAMC là một công ty đặc biệt, được Nhà nước thành lập nhằm xử lý nợ xấu, khơi thông dòng chảy tín dụng, giúp cho nền kinh tế phát triển lành mạnh.
VAMC là viết tắt của “Vietnam Asset Management Company” - Đây là công ty TNHH 1 thành viên chuyên về quản lý tài sản của các ngân hàng và tổ chức tín dụng Việt Nam, là một công cụ đặc biệt của Nhà nước giúp xử lý nhanh nợ xấu, lành mạnh hóa tài chính, giảm thiểu nợ xấu và rủi ro. Bên cạnh đó, hoạt động của VAMC cũng góp phần thúc đẩy tăng trưởng tín dụng hợp lý nền kinh tế.
Công ty VAMC hoạt động theo nguyên tắc lấy thu bù chi, hoạt động công khai, minh bạch, không vì mục tiêu lợi nhuận; mục tiêu chủ yếu là hạn chế rủi ro và chi phí trong xử lý nợ xấu.
VAMC là công ty quản lý tài sản và xử lý nợ xấu
Vào ngày 30/9/2012, Ngân hàng Nhà nước công khai mức nợ xấu lên tới 17,2% tổng dư nợ. Con số này khiến thị trường tài chính và giới phân tích chú ý, bởi vậy, vào tháng 5/2013, Chính phủ đã ra quyết định thành lập Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (viết tắt là VAMC) với chức năng nhiệm vụ chính là mua lại nợ xấu nhằm làm khơi thông dòng chảy tín dụng trong nền kinh tế.
- Tên đầy đủ: Công ty TNHH MTV Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam
- Tên viết tắt: Công ty quản lý tài sản
- Tên tiếng Anh: VIETNAM ASSET MANAGEMENT COMPANY
- Tên viết tắt bằng tiếng Anh: VAMC
- Địa chỉ trụ sở chính: số 22 Hàng Vôi, phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
- Vốn điều lệ: 5.000 tỷ đồng.
Hoạt động của VAMC đảm bảo tuân theo Nghị định 53/2013/NĐ-CP của Chính phủ, quyết định số 843/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ và quyết định số 1459/QĐ-NHNN của Ngân hàng nhà nước Việt Nam.
Hoạt động cốt lõi của VAMC là thu mua nợ xấu từ các ngân hàng, tổ chức tài chính, tuy nhiên để có cái nhìn cụ thể, chi tiết hơn về các chức năng của họ, bạn có thể tham khảo danh sách chức năng, nhiệm vụ của Công ty quản lý tài sản như sau:
Nhiệm vụ chính của VAMC là mua nợ xấu của ngân hàng và tổ chức tín dụng
- Mua lại nợ xấu của các ngân hàng, các tổ chức tín dụng để xử lý.
- Thu hồi nợ, đòi nợ và rao bán nợ và tài sản bảo đảm.
- Cơ cấu lại các khoản nợ quá hạn, nợ xấu, chuyển nợ thành vốn góp hoặc vốn cổ phần của khách hàng vay.
- Quản lý các khoản nợ xấu đã mua và các tài sản bảo đảm có liên quan đến khoản nợ xấu đó.
- Đầu tư vốn để sửa chữa, khai thác nhằm sử dụng hoặc cho thuê tài sản bảo đảm được thu hồi về.
- Tư vấn, môi giới nhằm mua, bán nợ xấu và tài sản đảm bảo cho khoản nợ đó.
- Đầu tư tài chính, mua cổ phần, góp vốn vào các công ty của khách vay.
- Tổ chức bán đấu giá tài sản đảm bảo để thu hồi vốn.
- Bảo lãnh cho các doanh nghiệp, cá nhân vay vốn;
VAMC được ủy quyền cho các tổ chức tín dụng bán nợ thực hiện các hoạt động thu hồi nợ theo quy định của pháp luật.
VAMC là công cụ được dùng để lành mạnh hóa thị trường tín dụng
Có thể nói đây là công cụ đặc biệt của Nhà nước nhằm góp phần xử lý nhanh nợ xấu, sau 10 năm từ khi thành lập đến nay, VAMC mua được khoảng 375.000 tỷ đồng nợ xấu, riêng nợ xấu bằng trái phiếu đặc biệt là 114.200 tỷ. Nhờ đó, từ số vốn điều lệ ban đầu chỉ 500 tỷ đồng, đến nay, vốn điều lệ của công ty đã lên tới 5.000 tỷ đồng.
Ngay sau khi thực hiện mua nợ, VAMC cũng phối hợp với tổ chức tín dụng để đồng bộ mọi giải pháp về xử lý nợ, thậm chí cả biện pháp mạnh như thu giữ tài sản.
Công ty quản lý tài sản VAMC là doanh nghiệp đặc thù, được thành lập nhằm mục đích giảm nợ xấu cho hệ thống tín dụng, giảm thiểu rủi ro cho các ngân hàng, tổ chức tín dụng và lành mạnh hóa thị trường tài chính, không hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận
Ngay sau khi thành lập vào cuối năm 2012, từ tháng 10/2023, VAMC đã chính thức thu mua nợ xấu theo kế hoạch được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt hàng năm. So với năm 2017, 2022 là một năm bội thu lợi nhuận của VAMC, với mức tăng 10 lần. Doanh thu 2022 đạt hơn 1,2 nghìn tỷ đồng, lợi nhuận đạt 165 tỷ đồng. Lý do VAMC đạt mức lãi kỷ lục này là do hoạt động mua bán nợ được triển khai theo giá thị trường. Trước đó, nguồn thu của VAMC chủ yếu từ phí quản lý, thu nợ bằng trái phiếu và gần như không có lợi nhuận
Kế hoạch mua nợ xấu của VAMC do Ngân hàng Nhà nước phê duyệt
Sau khi mua nợ xấu, VAMC tổng hợp, phân loại, đánh giá và xây dựng danh mục các khoản nợ xấu, phân cấp và áp dụng các biện pháp thu hồi nợ hiệu quả, từ việc đôn đốc trả nợ, cơ cấu nợ, khởi kiện, bán nợ, bán tài sản bảo đảm hoặc ủy quyền cho các tổ chức tín dụng khác thu hồi nợ.
Hoạt động mua, bán và xử lý nợ xấu của VAMC nhận được sự quan tâm rất lớn từ các tổ chức tài chính trong nước và quốc tế. Trong quá trình hoạt động, VAMC đã có nhiều lượt làm việc với đại diện của những tổ chức tài chính uy tín nhằm trao đổi khả năng hợp tác trong việc mua, bán và xử lý nợ xấu.
Đây là cơ hội lớn đối với Vietnam Asset Management Company và các tổ chức tài chính trong nước để có thể học hỏi kinh nghiệm quốc tế và vận dụng có hiệu quả vào thị trường tín dụng tại Việt Nam.
Sau khi mua nợ xấu, VAMC sẽ phân loại các khoản nợ xấu theo nhiều cấp độ khác nhau, mỗi cấp độ nợ xấu sẽ áp dụng cách giải quyết tương ứng.
VAMC có nhiều cách xử lý tương ứng với nhiều cấp độ nợ xấu
Nếu nhận thấy khách hàng vay có khả năng trả nợ trong tương lai, VAMC sẽ tiến hành thực hiện:
Biện pháp tái cơ cấu lại nợ xấu nhằm hỗ trợ khách hàng vay như giãn kỳ hạn trả nợ cho phù hợp với khả năng sản xuất, kinh doanh của người vay, điều chỉnh lãi suất của khoản nợ phù hợp với tình hình thị trường và khả năng trả nợ của bên vay, miễn giảm một phần hoặc toàn bộ lãi quá hạn.
VAMC có thể điều chỉnh lãi suất hỗ trợ khách vay
Nếu khách vay được đánh giá là có thể phục hồi khả năng kinh doanh sản xuất, có thể trả nợ trong tương lai, VAMC có thể xem xét, đầu tư hoặc cho vay một khoản ưu đãi nhằm giúp khách hàng có thể xử lý khó khăn tài chính tạm thời, từ đó phục hồi sản xuất kinh doanh để có khả năng trả nợ. VAMC cũng có thể đứng ra bảo lãnh cho khách hàng vay vốn.
VAMC có thể thực hiện quyền của chủ nợ để đảm bảo khách thanh toán khoản vay
Khi nhận thấy khách hàng vay không có khả năng trả nợ, VAMC sẽ tiến hành: Xử lý tài sản bảo đảm các khoản nợ công ty đã mua. Tài sản đảm bảo sẽ được xử lý theo thỏa thuận trong hợp đồng vay vốn, nếu hợp đồng không ghi rõ thì có thể được VAMC đem bán đấu giá qua các tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp hoặc đấu giá trực tiếp theo nguyên tắc công khai, minh bạch.
Có thể nói VAMC là công ty quản lý tài sản và thu hồi, xử lý nợ xấu một cách chuyên nghiệp. Công ty quản lý tài sản VAMC đã có đóng góp không nhỏ làm lành mạnh hóa thị trường tín dụng, góp phần tăng trưởng kinh tế nước nhà.
Hãy theo dõi Vclick để biết thêm những thông tin hữu ích về thị trường tín dụng cũng như những phương thức vay nhanh an toàn nhất.