Tín dụng đen là hình thức tín dụng phi chính thức đang phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam và gây ra nhiều hệ lụy.
Thuật ngữ “Tín dụng đen” được dùng để chỉ các hoạt động cho vay dân sự giữa các cá nhân, tổ chức mà không qua hệ thống tín dụng chính thức.
Đặc điểm của tín dụng đen là cho vay với mức lãi suất rất cao nên còn gọi là cho vay nặng lãi, vay nóng. Hoạt động này bị pháp luật nghiêm cấm thế nhưng nó vẫn diễn ra âm thầm nhưng để lại hệ lụy cực kỳ nghiêm trọng như khuynh gia bại sản, bị siết nợ bạo lực, gây ra nhiều bất an cho xã hội.
Bên cung cấp tín dụng đen thường là những cá nhân hoặc tổ chức có nguồn tiền nhàn rỗi muốn cho vay lấy lãi suất cao, có thể là thành phần bất hảo, sẵn sàng làm trái quy định của pháp luật, đạo đức vì động cơ siêu lợi nhuận.
Bên đi vay tín dụng đen có thể là những cá nhân, doanh nghiệp, hộ gia đình cần vốn nhưng không thể tiếp cận được nguồn vay chính thống do không đủ điều kiện, vì quá cần nên họ sẵn sàng chấp nhận vay vốn với lãi suất cao để xử lý vấn đề cấp bách trước mắt.
Tín dụng đen cho vay dễ dàng với lãi suất cực nặng
Trong những năm gần đây, tình hình tội phạm tín dụng đen xảy ra tại nhiều địa phương trên cả nước và gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự với thủ đoạn rất tinh vi, phức tạp. Theo thống kê chưa đầy đủ của Bộ Công an, từ năm 2015 đến hết năm 2018, trên toàn quốc xảy ra khoảng 7.624 vụ phạm tội liên quan đến tín dụng đen trong đó có khoảng 170 vụ lừa đảo, liên quan đến huy động vốn với lãi suất cao, số tiền chiếm đoạt lên đến hàng nghìn tỉ đồng.
Từ 15/4/2019 đến 15/4/2020, Công an đã tiếp nhận tin trình báo và phát hiện 1.152 vụ với 2.423 đối tượng liên quan đến tín dụng đen và xử phạt hành chính 382 vụ, 911 đối tượng, khởi tố 602 vụ, 1.427 bị can.
Tín dụng đen kéo theo nhiều loại tội phạm như: cố ý gây thương tích, giết người, cưỡng đoạt tài sản, bắt cóc hay gây rối trật tự công cộng…
Hoạt động tín dụng đen gây ra những phức tạp tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội ở nhiều địa phương và là nguồn gốc của nhiều tội phạm khác.
Sau đại dịch COVID-19, nhiều cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn lớn để tiêu dùng và cầm cự hoạt động kinh doanh, thời gian này tình hình tội phạm liên quan đến tín dụng đen diễn biến phức tạp, kéo theo nhiều hệ lụy.
Tội phạm tín dụng đen vẫn hoành hành và gây ra nhiều hệ lụy
Do nhu cầu vay vốn cho mục đích tiêu dùng, làm ăn, kinh doanh hiện nay rất “nóng”, nhất là sau đại dịch COVID-19 nhưng không phải ai cũng tiếp cận được với các nguồn vốn của ngân hàng do các quy định chặt chẽ về thủ tục và tài sản thế chấp.
Trong khi đó, việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng đen lại quá dễ dàng, chỉ cần có CMND/CCCD hoặc sổ hộ khẩu, thẻ sinh viên, thẻ ngành, bằng cấp… là có thể vay được tiền nhanh chỉ trong khoảng 30 phút.
Mặc dù người vay tiền biết rõ sẽ phải chịu mức lãi suất cao nhưng do quá túng bấn, cấp thiết lại vì thủ tục vay dễ dàng nên đã chấp nhận ký hợp đồng vay.
Có thể nói một trong những nguyên nhân dẫn đến việc tín dụng đen phát triển mạnh mẽ là do hệ thống ngân hàng và tín dụng chính thống chưa hiệu quả, thủ tục rườm rà khiến nhiều người khó tiếp cận.
Thêm nữa, quy định xử lý tội phạm tín dụng đen còn nhiều vướng mắc, hình phạt chưa đủ sức răn đe nên tội phạm còn nhởn nhơ, coi thường pháp luật.
>> Thẻ Napas
Việc vay nặng lãi từ các tổ chức tín dụng đen gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với cả người vay lẫn người thân và cả xã hội. Khi vay tiền của tổ chức tín dụng đen với lãi suất quá cao, người vay có thể sẽ mất khả năng chi trả khi số nợ quá lớn.
Lúc này, tổ chức tín dụng đen sẽ dùng nhiều hình thức để khủng bố, đe dọa con nợ như xúc phạm danh dự, nhân phẩm, đánh đập, đe dọa… ảnh hưởng đến cuộc sống và tính mạng của con nợ và người thân xung quanh.
Đối với các các doanh nghiệp khi vay nặng lãi để kinh doanh sẽ có nguy cơ cao bị lỗ vốn, thậm chí phá sản do số nợ tăng nhanh, vượt quá khả năng chi trả. Tín dụng đen không những gây nên nhiều bất ổn cho kinh tế, mà còn làm rối loạn trật tự của xã hội.
Vay tiền tại tổ chức uy tín để tránh tín dụng đen
Để đẩy lùi tín dụng đen, trước tiên các cơ quan chức năng cần phổ cập cho người dân những kiến thức tài chính căn bản giúp người dân hiểu được tác hại khi vay nặng lãi và làm cách nào để vay được tiền ở nguồn tín dụng chính thống.
Thêm nữa, hệ thống ngân hàng cũng cần có những giải pháp dành cho những cá nhân, tổ chức có nhu cầu nhưng không đủ điều kiện vay thế chấp thông thường. Pháp luật cũng cần có những hình phạt thích đáng cho những kẻ cho vay nặng lãi và dùng bạo lực để siết nợ.
Đối với cá nhân hoặc tổ chức, khi có nhu cầu vay vốn cần tìm đến các tổ chức tín dụng uy tín. Bạn có thể tạo khoản vay trên Vclick để được kết nối đến các đơn vị cho vay uy tín cao như: Tima, Mcredit, SHBFinance, TPFico…
Vclick là sản phẩm kết nối tín dụng của công ty cổ phần đầu tư Vega Fintech, có tính năng liên kết người có nhu cầu vay vốn đến những tổ chức tín dụng uy tín. Thủ tục cho vay tiền online tại Vclick cực kỳ đơn giản, tỷ lệ giải ngân cao, duyệt vay dễ dàng với hạn mức lên đến 80 triệu, lãi suất chỉ từ 1,5%/năm. Vay nhanh từ Vclick đảm bảo an toàn, bảo mật và tránh xa tín dụng đen.