Lãi suất phi rủi ro (RFR) là gì? Cách tính và ý nghĩa của RFR

Tác giả : haind
|
Lượt xem : 1095
|
Chia sẻ bài viết

12/04/2024

Lãi suất phi rủi ro (RFR) là gì? Cách tính và ý nghĩa của RFR

Nội dung

Lãi suất phi rủi ro là mức lãi suất lý thuyết được tính cho một khoản đầu tư mà hoàn toàn không tính đến bất kỳ rủi ro nào cả.

Lãi suất phi rủi ro là gì?

Lãi suất phi rủi ro (Risk Free Rate hay RFR) là lãi suất lý thuyết của một khoản đầu tư hòa toàn không có rủi ro. Mức lãi suất này chỉ tồn tại trong lý thuyết bởi trong thực tế, ngay cả những khoản đầu tư an toàn nhất cũng đều tiềm ẩn rủi ro cho dù tỷ lệ rất nhỏ.

Risk Free Rate được giả định bằng lãi suất thanh toán trên tín phiếu kho bạc Chính Phủ kỳ hạn 3 tháng bởi vì đây được coi là một trong những khoản đầu tư an toàn nhất.

Lãi suất phi rủi ro (Risk Free Rate)

Lãi suất phi rủi ro được tính mà không có rủi ro và lạm phát

Nếu lãi suất không chứa rủi ro thì cần hiểu rằng nếu đầu tư vào một loại tài sản chịu rủi ro thì lãi suất của loại tài sản đó phải lớn hơn Risk Free Rate.

Ví dụ: Trái phiếu doanh nghiệp phải có mức lãi suất cao hơn lãi suất của trái phiếu Chính Phủ do độ rủi ro của nó cao hơn.

Phân loại lãi suất phi rủi ro

Risk Free Rate được chia ra làm hai loại chính là thực và trên danh nghĩa.

Lãi suất phi rủi ro thực tế

Real Risk – Free rate hay Real Risk – Free interest rate là lãi suất của tài sản phi rủi ro với giả định không có rủi ro trong thanh toán và cũng không có lạm phát. Trên thực tế, giả định này rất khó thỏa mãn nên lãi suất này cũng chỉ là một khái niệm lý thuyết.

Theo một số nghiên cứu, RFR bằng với tốc độ tăng trưởng thực của nền kinh tế trong dài hạn. Khi nền kinh tế phát triển nhanh, sẽ có nhiều cơ hội đầu tư hơn. Sự thay đổi về tỷ lệ tăng trưởng thực sẽ kéo theo sự thay đổi lợi nhuận trong cơ hội đầu tư và tỷ lệ lãi suất yêu cầu của các khoản đầu tư. Lúc này, nhà đầu tư sẽ yêu cầu tỷ lệ lãi suất cao hơn tỷ lệ tăng trưởng thực. Những người tìm kiếm nguồn vốn đầu tư cũng sẵn sàng trả lãi cao hơn do tỉ lệ tăng trưởng cao.

Lãi suất phi rủi ro (Risk Free Rate)

Về lý thuyết, có 2 loại lãi suất phi rủi ro

Lãi suất phi rủi ro danh nghĩa

Nominal risk-free rate/ Nominal risk-free interest rate - Lãi suất phi rủi ro danh nghĩa được xác định bởi lãi suất thực và các nhân tố ảnh hưởng như lạm phát dự kiến và trạng thái của thị trường vốn. Mối quan hệ giữa RFF thực và RFR danh nghĩa được xác lập bởi tỷ suất lạm phát kinh tế.

Tỷ lệ của lãi suất danh nghĩa thường không được ổn định, mặc dù những nhân tố tác động đến tỷ lệ lợi tức phi rủi ro danh nghĩa vẫn ổn định. Bạn có thể tính lãi suất phi rủi ro danh nghĩa bằng cách sử dụng lãi suất RFR thực và tỷ suất lạm phát kinh tế.

Các yếu tổ ảnh hưởng đến Risk Free Rate

Yếu tố cung cầu

Khi một trong hai yếu tố cung và cầu thay đổi kéo theo mức lãi suất thay đổi theo. Nhà nước có thể thay đổi cung cầu của thị trường bằng cách can thiệp vào lãi suất nhưng để có thể duy trì lãi suất ổn định thì thị trường phải vững chắc. Vì vậy, trên thị trường nếu cung lớn hơn cầu sẽ dẫn tới lãi suất giảm và ngược lại.

Yếu tố lạm phát

Lạm phát tỷ lệ thuận với việc vay tiền, khi lạm phát tăng thì tỷ lệ vay cũng tăng cao vì mức phí vay giảm. Khi đó người đi vay sẽ nhiều hơn người cho vay do đồng tiền lúc này mất giá. Chính vì vậy, lãi suất tại thời điểm đó sẽ tăng dần lên.

Khi lạm phát, vì sợ tiền mất giá nên người dân có xu hướng chuyển sang tích trữ loại tài sản khác như: vàng, ngoại tệ,… tạo nên áp lực lãi suất cho vay trên thị trường.

Lãi suất phi rủi ro (Risk Free Rate)

Risk Free Rate giúp doanh nghiệp tính toán lợi nhuận lý tưởng

Ý nghĩa của lãi suất phi rủi ro đối với doanh nghiệp

Risk Free Rate đóng một vai trò quan trọng trong một loạt các tính toán tài chính khác nhau đối với doanh nghiệp, bao gồm tỷ lệ Sharpe và công thức Black-Scholes.

Ngoài ra, doanh nghiệp sẽ cần chú ý đến lãi suất phi rủi ro, bởi khi lãi suất này tăng có thể dẫn đến tỷ lệ sinh lời yêu cầu cao hơn từ các chủ thể là những nhà đầu tư, cũng từ đó khiến cổ phiếu tăng giá.

Cách tính tỷ lệ phi rủi ro - RFR

Đến nay vẫn chưa có sự thống nhất về cách tính Risk Free Rate, tuy nhiên RFR có thể được tính theo công thức sau:

Lãi suất phi rủi ro = Lãi suất phi rủi ro thực tế + Phí bảo hiểm lạm phát

Trong đó: Lãi suất phi rủi ro thực tế = Lợi suất trái phiếu kho bạc – Tỉ lệ lạm phát hiện tại

Lãi suất phi rủi ro (Risk Free Rate)

Công thức tính RFR - lãi suất phi rủi ro

Lãi suất phi rủi ro là một cách gọi của hình thức đầu tư với rủi ro cực nhỏ, gần như bằng 0. Lãi suất phi rủi ro không có thật, nó chỉ tồn tại trong lý thuyết vì ngay cả những khoản đầu tư an toàn nhất cũng có một yếu tố rủi ro. Risk Free Rate trên thực tế được sử dụng là lãi suất của những khoản đầu tư có tính rủi ro cực kỳ thấp, gần như bằng không. Cũng chính bởi vì thế mà các nhà đầu tư thường yêu cầu một tỷ suất sinh lợi phản ánh kỳ vọng lạm phát. Đó là lý do mà RFR phát huy tác dụng. 

Qua thông tin Vclick chia sẻ chắc hẳn các bạn có thể hiểu lãi suất phi rủi ro là gì và cách tính để dự liệu mức lợi nhuận lý tưởng nhất cho khoản đầu tư của doanh nghiệp.

Bảng tính trả góp

Số tiền trả mỗi tháng

7.334.399 đ

Ghi chú: Thông tin tính toán số tiền phải trả hàng tháng như trên chỉ mang tính chất tham khảo và có thể sai lệch nhỏ so với kết quả tính toán thực tế