3 công ty xếp hạng tín dụng lớn nhất thế giới hiện nay gồm có Standard & Poor's, Moody's, và Fitch Group đang được đánh giá cao nhất về uy tín. Nếu bạn vẫn chưa hiểu rõ về cách thức hoạt động và sức ảnh hưởng của những đơn vị này thì đừng bỏ qua bài viết của Vclick nhé.
Ba công ty đánh giá tín dụng lớn nhất trên thế giới hiện nay được nhắc đến trên các bản tin tài chính là các công ty Standard & Poor's (S&P), Moody's, và Fitch Group. S&P và Moody's có trụ sở ở Mỹ, trong khi Fitch có cả trụ sở tại Mỹ và Anh, và do FIMALAC của Pháp kiểm soát.
Standard & Poor's là đơn vị đánh giá xếp hạng nổi tiếng thế giới
Tính đến năm 2001, mỗi công ty Moody's và Standard & Poor's kiểm soát 40% thị phần đánh giá tín dụng toàn cầu, Fitch chiếm 15%, như vậy bộ 3 Ông Lớn nắm giữ tới 95% thị phần toàn cầu.
Từ giữa những năm 1990 đến 2003, chỉ có 3 công ty này có mặt trong "Các Tổ chức Đánh giá Tín dụng được công nhận toàn quốc (NRSRO)" tại Hoa Kỳ và được tín nhiệm nhất.
Sức ảnh hưởng và “quyền lực” của ba công ty xếp hạng tín nhiệm này không chỉ ảnh hưởng đến những công ty lớn, đa quốc gia mà còn ảnh hưởng cả đến nền kinh tế của một đất nước.
Dễ nhận thấy nhất là sau thời kỳ đại dịch, báo chí Việt Nam liên tiếp đưa tin như: “3 tổ chức xếp hạng uy tín hàng đầu thế giới Moody’s, S&P và Fitch: Nâng triển vọng từ "Ổn định" lên "Tích cực" với kinh tế Việt Nam” hay “Kể từ khi bùng phát dịch COVID-19 đến nay, Việt Nam là quốc gia duy nhất trên thế giới được cả Moody’s, S&P và Fitch đồng loạt nâng triển vọng phát triển kinh tế lên "Tích cực".
Moody’s là một trong 3 công ty xếp hạng tín nhiệm lớn nhất toàn cầu
Điều này cho thấy những đánh giá của 3 đơn vị lớn này đưa ra có sức ảnh hưởng trên toàn cầu, thậm chí nói không ngoa rằng có thể thay đổi vận mệnh của một quốc gia, có thể tạo nên khủng hoảng toàn cầu hoặc không.
Vào khoảng giữa tháng 7 năm 2011, Moody’s liên tiếp hạ tín nhiệm nợ của Bồ Đào Nha, Ireland và Hy Lạp xuống dưới mức đầu tư khiến cho thị trường chứng khoán toàn cầu lao dốc. Khi đưa ra các gói ứng cứu cho Hy Lạp, các nhà hoạch định chính sách phải tính đến việc làm thế nào để ứng cứu thành công nhưng Hy Lạp không bị xếp vào diện vỡ nợ.
Mặc dù là một nền kinh tế lớn nhưng Hoa Kỳ cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng của các tổ chức xếp hạng tín dụng. Một khi Mỹ bị hạ điểm tín nhiệm, chi phí vay nợ của đất nước này sẽ gia tăng, thị trường chứng khoán sẽ rớt thê thảm, kéo theo thị trường chứng khoán toàn cầu.
Vào ngày 8/8/2023, sau khi hạ tín nhiệm 10 ngân hàng vừa và nhỏ của Mỹ, Moody tiếp tục tuyên bố đưa sáu “gã khổng lồ” ngành ngân hàng khác vào diện xem xét khả năng bị hạ cấp, bao gồm US Bancorp, State Street và Truist Financial. Bank of New York Mellon. Động thái của Moody đã giáng một đòn mạnh mẽ vào kỳ vọng tăng trưởng của Mỹ.
Fitch Rating được đánh giá cao về độ uy tín trong đánh giá
Nhìn chung, cổ phiếu ngành ngân hàng Mỹ đều lao dốc, sau khi Moody's hạ bậc xếp hạng các ngân hàng. Cổ phiếu của BOK Financial giảm 1,9% và Prosperity Bancshares giảm 2,3%. Các ngân hàng khác lớn hơn như Citigroup, Bank of America cũng chịu nhiều áp lực, khi cổ phiếu giảm khoảng 1,5%.
Khi Mỹ bị hạ tín nhiệm sẽ kéo theo nhiều quốc gia khác lao đao bởi hiện nay rất nhiều quốc gia đang nắm giữ trái phiếu của Mỹ trong kho dự trữ quốc gia.
Mỗi công ty xếp hạng tín dụng có phương pháp và hệ thống tiêu chí đánh giá xếp hạng tín dụng riêng nhưng đều nhằm đánh giá được khả năng thực hiện đầy đủ và đúng hạn các nghĩa vụ tài chính của đối tượng tham gia đánh giá theo cả đánh giá định lượng và đánh giá định tính.
Nguyên tắc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng sẽ phải dựa trên các tiêu chí và cấp bậc từ cao xuống thấp theo khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ đầy đủ và đúng hạn của doanh nghiệp. Cấp độ xếp hạng được công khai theo các tiêu chí, ký hiệu trên trang thông tin điện tử của cơ quan đánh giá.
Bậc xếp hạng tín nhiệm của Standard & Poor's và Fitch Ratings
Các nhân tố ảnh hưởng tới xếp hạng tín dụng gồm có rủi ro vĩ mô, rủi ro về quản trị, rủi ro nhân sự, rủi ro thị trường, rủi ro chiến lược,rủi ro tài chính…
Hầu hết các đơn vị tín dụng đều coi lịch sử vay và trả nợ là yếu tố quan trọng nhất trong đánh giá xếp hạng. Tất cả các khoản vay/thanh toán hay các vấn đề tài chính của doanh nghiệp đều được đánh giá chi tiết để đảm bảo tính khách quan.
Tuỳ từng đơn vị đánh giá mà chấm điểm xếp hạng tín dụng của các công ty có thể sẽ khác nhau. Moody’s, S&P và Fitch đều chia bậc tín nhiệm thành các thang điểm theo các mức độ thực hiện cam kết tài chính, đi từ thang mất khả năng trả nợ, vỡ nợ cho đến các bậc mang tín nhiệm mang tính chất đầu cơ/đầu tư dựa theo số điểm cụ thể.
Hiện nay, có một số tranh cãi xoay quanh tiêu chí đánh giá của các cơ quan xếp hạng tín dụng, đó là việc sử dụng khả năng trả nợ của công ty để xếp hạng tín nhiệm cho công ty đó.
Sự đánh giá này có thể dẫn đến việc các công ty lớn có thể dàn xếp để có một đánh giá tốt trên bảng xếp hạng, dẫn đến xung đột lợi ích và những xếp hạng sai lầm.
Lehman Brothers - một công ty tài chính lớn của Mỹ, là một trường hợp điển hình. Chỉ một ngày trước khi Lehman Brothers nộp đơn phá sản, 3 Ông Lớn vẫn đánh giá tín dụng của công ty này thuộc hạng cao cấp của mình như A, AA và A+ khiến giới đầu tư toàn cầu cảm thấy an toàn cho đến giây phút cuối cùng trước khi thị trường bị tan chảy.
Việc xếp hạng tín nhiệm của 3 “ông lớn” đang gây tranh cãi về tính công bằng, chính xác
Chính quyền các nước phương Tây đang tìm cách hạn chế ảnh hưởng quá lớn của Standard & Poor’s (S&P), Moody’s và Fitch. Sau khi S&P hạ mức tín nhiệm của Quỹ ổn định tài chính châu Âu (EFSF) từ mức AAA xuống còn mức AA+ , Giám đốc EFSF, Bộ trưởng tài chính Pháp đều lên tiếng khẳng định những đánh giá này không ảnh hưởng đến khả năng cho vay của quỹ giải cứu 440 tỷ Euro cũng như cáo buộc các đơn vị này đang tìm cách mở rộng ảnh hưởng chính trị để nâng cao uy tín.
Qua những thông tin Vclick chia sẻ, chắc hẳn các bạn có thể thấy Ba công ty xếp hạng tín dụng lớn và uy tín nhất toàn cầu là Moody's và Standard & Poor's Fitch Ratings Inc có sức ảnh hưởng và độ tín nhiệm cực lớn. Sự đánh giá của những công ty này có thể gây chao đảo đến kinh tế của một quốc gia.