Tổng quan về thị trường cho vay tiêu dùng tại Việt Nam

Tác giả : haind
|
Lượt xem : 1243
|
Chia sẻ bài viết

28/09/2023

Tổng quan về thị trường cho vay tiêu dùng tại Việt Nam

Nội dung

Thị trường cho vay tiêu dùng tại Việt Nam được đánh giá là còn nhiều tiềm năng phát triển.. Theo dự báo từ các chuyên gia tài chính, năm 2023 sẽ là một năm 

Lịch sử phát triển thị trường cho vay tiêu dùng

Cho vay tiêu dùng là các khoản cho vay cá nhân dùng cho mục đích mua sắm những hàng hóa và dịch vụ như: cho vay qua thẻ tín dụng, cho vay mua ô tô, cho vay mua các đồ dùng thiết bị gia đình, phục vụ cho giáo dục, chăm sóc sức khỏe, đám cưới, du lịch...

Dịch vụ cho vay tiêu dùng đời đầu tiên từ thị trường Bắc Mỹ và Châu Âu và phát triển nhanh chóng ra toàn thế cầu, bao gồm cả Mỹ La tinh, Châu Á - Thái Bình Dương, Đông Âu, Châu Phi, Trung Đông.

Ngày nay, hoạt động cho vay tiêu dùng đã tạo nên những lực đẩy quan trọng đối với thị trường tài chính toàn cầu. Sự ra đời của cho vay tiêu dùng là kết quả tất yếu của sự phát triển kinh tế. Nhu cầu này đã luôn tồn tại thế nhưng trong quá khứ, sự kém linh hoạt của các cơ chế cho vay đã không thể đáp ứng được nhu cầu.

Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin, hoạt động cho vay tiêu dùng đã phát triển nhanh chóng. 

Thị trường vay tiêu dùng tại Việt Nam

Cho vay tiêu dùng là xu hướng tất yếu toàn cầu

Tại Việt Nam, thị trường cho vay tiêu dùng bắt đầu xuất hiện từ năm 1995 nhưng phải đến giai đoạn 2012 - 2019 mới thực sự được chú ý. Đây là giai đoạn thị trường tài chính tiêu dùng ở nước ta bùng nổ với sự cạnh tranh đến từ các ngân hàng Nhà nước, ngân hàng thương mại, các công ty tài chính... cùng cung cấp các sản phẩm và dịch vụ trong lĩnh vực tài chính tiêu dùng.

Song hành với sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động cho vay tiêu dùng là tình trạng tín dụng “đen” (cho vay lãi siêu cao, bất hợp pháp và cách thu hồi nợ bất hợp pháp) gia tăng một cách trầm trọng, lãi suất thực tế lên đến hàng trăm % mỗi năm.

>> Xem thêm: Digital Lending

Tiềm năng của thị trường cho vay tiêu dùng

Theo tiến sĩ Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng của BIDV, trong 10 năm qua, cho vay tiêu dùng hay còn gọi là tín dụng tiêu dùng tại Việt Nam tăng trưởng mạnh. Cuối năm 2020. dư nợ tín dụng tiêu dùng đạt khoảng 1,8 triệu tỷ đồng, chiếm 20% tổng dư nợ nền kinh tế và gấp 2,5 lần so với năm 2012.

Đặc biệt, trong thời gian diễn ra đại dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp tái cấu trúc sản xuất kinh doanh, hướng mạnh vào đáp ứng nhu cầu tiêu dùng gián tiếp khiến cho thị trường vay tiêu dùng cũng phát triển mạnh.

Các công ty tài chính mới liên tục xuất hiện. Thế nhưng số liệu thống kê của hệ thống ngân hàng lại cho thấy trong 47% người Việt tham gia vay tiền thì chỉ 18,5% vay từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng chính thức, số còn lại vay bạn bè, người thân và tín dụng “đen”.

Cũng theo tiến sĩ Cấn Văn Lực, thị trường tín dụng tiêu dùng nước ta mặc dù còn nhiều tiềm năng như có nhiều bất cập chưa giải quyết được như: Thị trường chỉ tập trung vào một số công ty lớn, đa phần người dân có kiến thức hạn chế về tài chính cá nhân và tín dụng tiêu dùng, thiếu thông tin minh bạch, các công ty tài chính khó khăn trong việc huy động vốn, bộ máy cồng kềnh chi phí hoạt động cao.

Tiềmnăngthịtrườngvaytiêudùngrấtlớn

Thị trường cho vay tiêu dùng nước ta được đánh giá cao về tiềm năng

Theo bà Phạm Thị Thanh Tùng, Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế - Ngân hàng Nhà nước, mặc dù ngành ngân hàng luôn có nhiều giải pháp để đáp ứng nhu cầu rất lớn về vốn sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng của người dân và các doanh nghiệp nhưng quá trình cấp tín dụng và giải ngân vẫn gặp khó khăn do người dân và tổ chức khó chứng minh mục đích sử dụng vốn và khả năng trả nợ.

Một số khách hàng tìm đến các kênh tín dụng phi chính thức (tín dụng đen) núp bóng web cho vay online do thói quen tiêu dùng và không đủ điều kiện vay vốn tại nguồn tín dụng chính thức, việc này dẫn đến nhiều vụ việc đáng tiếc.

Với dân số gần 100 triệu người, thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh, tiêu thụ hàng hóa tăng cùng xu thế, có thể thấy thị trường cho vay tiêu dùng đang có tiềm năng và triển vọng rất lớn.

Vay tiêu dùng năm 2023: Bức tranh toàn cảnh

Dự báo năm 2023 của Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, tăng trưởng tín dụng sẽ chậm lại do nhiều yếu tố vĩ mô, và có thể thấp hơn so với mục tiêu đã đề ra, chỉ ở mức 11%-12%. Điều này cũng tương ứng với dự báo từ Báo Đầu Tư. Tổng cục Thống kê đã tổng hợp số liệu mới nhất tính từ đầu năm đến ngày 24/2/2023, tín dụng toàn nền kinh tế chỉ tăng 0,77%, thấp hơn hẳn mức tăng 2,52% của cùng kỳ năm 2022. 

Giới phân tích ước tính trong năm 2023, tăng trưởng tín dụng sẽ chậm lại, chỉ ở mức 11% - 12%. Tuy lãi suất cho vay mới đã giảm so với cuối năm trước nhưng tín dụng 2 tháng đầu năm vẫn ở mức thấp.

Giai đoạn cuối năm 2022, đầu 2023 chứng kiến nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa hoặc cầm cự, công nhân viên bị nghỉ việc hàng loạt dẫn đến nhu cầu vay tiền phục vụ tiêu dùng trong cuộc sống là rất lớn.

Bùngnổthịtrườngvaytiêudùng

Cho vay tiêu dùng trong năm 2023 được dự báo phát triển chậm lại

Mặc dù room tín dụng đã được nới, nhưng tỷ lệ tiền gửi vào ngân hàng ở mức thấp so với các năm. Chuyên gia kinh tế - tài chính  tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa cho rằng mục tiêu của chính sách tiền tệ trong năm 2023 là giảm lãi suất, tín dụng tăng trưởng vừa phải và ổn định giá.

Bên cạnh dự báo tăng trưởng tín dụng thấp thì chất lượng tín dụng cũng đi xuống, nợ xấu có thể sẽ gia tăng, đặc biệt là ở ngành bất động sản, xuất nhập khẩu. Ngân hàng khó khăn khi nợ xấu tăng lên. 

Để an toàn, các ngân hàng nâng cao tỷ lệ dự trữ để đảm bảo thanh khoản nên khách hàng vay tiêu dùng có thể sẽ gặp khó khăn hơn như: Điều kiện cho vay cao hơn, xét duyệt kỹ hơn, cần chứng minh tài chính hoặc phải có tài sản đảm bảo.

Thị phần của ngành cho vay tiêu dùng

Thị phần ngành cho vay tiêu dùng tại Việt Nam hiện được chia cho 4 tổ chức lớn là các ngân hàng (bao gồm ngân hàng Nhà nước và ngân hàng thương mại), các công ty công nghệ tài chính, các công ty tài chính tiêu dùng và tổ chức cho vay ngang hàng.

a. Ngân hàng

Hiện nay, nhóm ngân hàng vẫn thống trị ngành cho vay tại Việt Nam do có lịch sử và bề dày hoạt động lâu năm, nguồn vốn lớn, uy tín cao cũng như hệ thống văn phòng giao dịch trải khắp toàn quốc.

Tuy nhiên, hệ thống các ngân hàng đang phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng từ các công ty khởi nghiệp Fintech và các tổ chức cho vay phi ngân hàng khác.

Mặc dù có nguồn vốn lớn nhưng điều kiện cho vay của ngân hàng khá khắt khe, nhiều người khó có thể đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, hơn nữa lại khó khăn khi cần chứng minh tài chính, thế chấp tài sản…

Chính vì thế mà ngân hàng chưa đáp ứng được nhu cầu rất lớn về cho vay tiêu dùng của cá nhân.

b. Các công ty công nghệ tài chính

Các công ty công nghệ tài chính đã phá vỡ thị trường cho vay tiêu dùng bằng cách cung cấp các giải pháp trực tuyến sáng tạo và thuận tiện. Họ đã tận dụng công nghệ như phân tích dữ liệu lớn, học máy và ứng dụng dành cho thiết bị di động để hợp lý hóa quy trình phê duyệt và đăng ký khoản vay, giúp người tiêu dùng tiếp cận khoản vay dễ dàng và được duyệt nhanh hơn.

Những tên tuổi lớn của nhóm này có thể kể đến như Zalopay, Momo, Viettel money, Shopeepay… 

Ví dụ: Khi khách hàng cần vay tiền hoặc ứng trước tiền để mua sắm qua ví trả sau Shopee, chỉ cần nhập số thẻ, số tài khoản đang sử dụng, chụp ảnh thẻ căn cước, ảnh chân dung để thực hiện xác minh là có thể thỏa thích mua sắm trên Shopee. Rất nhiều voucher giảm giá được áp dụng khi bạn thanh toán bằng ví trả sau.

c. Các công ty tài chính tiêu dùng

Các công ty tài chính tiêu dùng (như FE, HomeCredit, SHBFinance, TpFico, MCredit...) cũng đang mở rộng phạm vi tiếp cận, đặc biệt là đối tượng khách hàng có thu nhập trung bình và trung bình thấp. Những người này có thể không tiếp cận được các khoản vay từ ngân hàng truyền thống.

Các công ty tài chính này thường hợp tác với các nhà bán lẻ và nhà cung cấp hàng tiêu dùng để cung cấp các lựa chọn tài chính tại điểm bán hàng, giúp khách hàng dễ dàng mua các mặt hàng đắt tiền bằng tín dụng (hình thức mua trả góp).

Cáccôngtytaichinhchovay

Các công ty tài chính tiêu dùng ngày càng lớn mạnh tại Việt Nam

d. Tổ chức cho vay ngang hàng

Cho vay P2P hay P2P Lending là một phân khúc nhỏ và tương đối mới ở Việt Nam, nhưng nó có tiềm năng phát triển khi nhiều nhà đầu tư và người vay đang dần trở nên quen thuộc với khái niệm này. 

Các nền tảng P2P kết nối trực tiếp những người có nhu cầu vay cá nhân với những người sẵn sàng cho họ vay tiền. Mức lãi suất thường thấp hơn so với vay tại ngân hàng truyền thống hoặc các tổ chức tài chính. 

Tuy nhiên, cũng có những rủi ro liên quan đến cho vay P2P, chẳng hạn như vỡ nợ và lừa đảo, mà các nhà đầu tư cần lưu ý. Rủi ro lớn nhất là về pháp lý do tại Việt Nam chưa có khung pháp lý cho hoạt động này, thứ hai là rủi ro về bảo mật thông tin, vận hành công nghệ, đạo đức.

Một số nền tảng P2P Lending tận dụng sự thiếu thông tin, thiếu hiểu biết của người dân để quảng cáo và đưa ra thông tin không rõ ràng dẫn đến nhiều người lầm tưởng đây là hoạt động đầu tư, có sự quản lý bảo bảo hiểm của Nhà nước nhưng thực chất người cho vay phải đối mặt với rủi ro mất trắng.

Dự báo phát triển ngành vay tiêu dùng trong các năm tới

Theo dự báo từ các chuyên gia trong ngành tài chính - ngân hàng, hoạt động tín dụng - tiêu dùng ở nước ta còn rất tiềm năng và sẽ có nhiều khả năng phát triển sắp tới. Khi dân số ngày càng đông, nhu cầu mua sắm lớn và việc sử dụng thanh toán điện tử đang trở nên phổ biến hơn bao giờ hết.

Dựbáothịtrườngchovaytiêudùng 

Tín dụng tiêu dùng được kỳ vọng tăng trưởng mạnh vào những năm tới

Việc tín dụng tiêu dùng bị chững lại được cho là sẽ kéo dài đến hết quý II năm 2023, sang quý III, dự báo sẽ có nhiều điểm tươi sáng. Nếu dịch bệnh không quay lại hoặc không có gì bất lợi với nền kinh tế vĩ mô thì các doanh nghiệp sẽ ổn định và phát triển trở lại, kéo theo nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của người dân tăng lên trong những năm tới đây.

Cho vay tiêu dùng - phát triển an toàn lành mạnh để bắt kịp nhu cầu ngày vay càng lớn

Nhu cầu vay tiêu dùng của người dân Việt Nam hiện nay là rất lớn thế nhưng những rào cản từ quy định lại khiến người dân khó tiếp cận được với các tổ chức tài chính lớn hay hệ thống ngân hàng. Chính vì thế, các tổ chức tài chính cần phải phát triển lành mạnh để bắt kịp nhu cầu và xu thế.

Hiểu được nhu cầu này, Vclick được tạo ra với định hướng là một sàn tín dụng kết nối những người có nhu cầu vay vốn đến các tổ chức tài chính uy tín nhất Việt Nam. Hiện nay, Vclick đang có 4 đối tác lớn là Mcredit (thuộc ngân hàng Quân đội MB Bank), SHB Finance (thuộc ngân hàng SHB), TP Fico (thuộc ngân hàng Tiên Phong TP Bank) và Tima - đơn vị cho vay online nhanh siêu tốc.

Khi có nhu cầu vay tiền cấp tốc, thay vì phải tìm hiểu xem tổ chức nào uy tín và có điều kiện cho vay phù hợp với mình thì bạn chỉ cần đăng ký khoản vay tại Vclick, bao gồm số tiền cần vay và số điện thoại, bạn sẽ ngay lập tức được tư vấn và kết nối đến những tổ chức cho vay tiền online uy tín, đảm bảo.

Hạn mức có thể vay tại Vclick lên tới 80 triệu đồng, kỳ hạn vay lên tới 36 tháng và lãi suất từ 1,5% - đây là mức lãi cho vay cực kỳ hấp dẫn và đúng với quy định của pháp luật. Vay tiêu dùng tại Vclick đảm bảo an toàn, duyệt vay dễ dàng và giải ngân nhanh chóng.

 

Bảng tính trả góp

Số tiền trả mỗi tháng

7.334.399 đ

Ghi chú: Thông tin tính toán số tiền phải trả hàng tháng như trên chỉ mang tính chất tham khảo và có thể sai lệch nhỏ so với kết quả tính toán thực tế