Vay có thực sự xấu, thậm chí ở một khía cạnh nào đó nó tốt cho điểm tín dụng và giúp bạn có một nguồn vốn. Điều quan trọng là bạn cần lên danh sách nợ để quán lý để không rơi vào tình cảnh mất kiểm soát tài chính.
Đến kỳ thanh toán nợ gốc và lãi ngân hàng, hóa đơn hàng tháng, đôi khi bạn có thể cảm thấy choáng ngợp bởi số tiền cần trả. Chúng tôi có thể hiểu bạn có thể căng thẳng khi thấy số dư nợ của mình tăng lên. Bạn tự hỏi sẽ mất bao lâu để trả hết nợ? Nhưng hãy yên tâm, gần như tất cả những người bạn biết đều đã phải vật lộn với nợ nần. Hàng xóm và đồng nghiệp của bạn, ngay cả những quản lý, những nhà đầu tư nổi tiếng nhất cũng từng phải nợ nần. Đừng mắc sai lầm khi bạn nghĩ những người thành đạt họ không dính tới nợ.
Chúng tối muốn bạn hiểu được rằng: mọi người từ mọi tầng lớp xã hội đều mắc nợ. Nợ cá nhân hay còn gọi là tín dụng cá nhân chủ yếu đến từ nhu cầu vay tiêu dùng của số lượng lớn người dân. Tín dụng tiêu dùng là hình thức khách hàng vay tiền phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của cá nhân như mua sắm phương tiện đi lại, mua thiết bị điện tử, chi tiêu cho y tế, giáo dục, du lịch…
Tín dụng cho vay tiêu dùng cung cấp các khoản vay cho khách hàng có nhu cầu mua sắm các hàng hóa giá quá cao hoặc cần hỗ trợ vốn khẩn cấp cho nhiều mục đích. Nợ cũng có thể tốt nếu bạn biết cách kiểm soát và sử dụng nó một cách hữu ích nhưng nợ cũng có thể xấu, khiến cuộc sống của bạn rơi vào bế tắc nếu không thể kiểm soát nó.
Vay nợ không hề xấu như nhiều người nhầm tưởng
Mua trước, trả sau: Hình thức này áp dụng khi bạn tiêu tiền qua thẻ tín dụng hoặc ví trả sau, cho phép khách hàng mua trước và trả tiền sau, có thể trả một lần hoặc trả làm nhiều đợt. Việc vay tiền sẽ làm thỏa mãn nhu cầu mua sắm những vật dụng cần thiết sớm hơn.
Ví dụ: Bạn không cần phải tích cóp tiền trong thời gian dài để mua xe mà có thể mua trả góp để có ngay một chiếc xe phục vụ cho cuộc sống.
Tiện lợi và an toàn: Việc vay nợ phục vụ cho mục đích tiêu dùng tương đối tiện lợi và an toàn, bạn không cần mang theo quá nhiều tiền mặt mà chỉ cần một tấm thẻ tín dụng hay một chiếc điện thoại để thanh toán khi mua hàng. Mặc dù không thể tránh khỏi khả năng thông tin thẻ bị đánh cắp, tuy nhiên kẻ gian sẽ không thể sử dụng thẻ tín dụng một cách dễ dàng như khi trộm tiền mặt.
Vay nợ tiêu dùng có kiểm soát giúp cuộc sống tiện lợi hơn
Ngoài ra, nếu người tiêu dùng chủ động thanh toán nợ trước ngày đáo hạn hàng tháng thì sẽ không bị tính lãi suất do đó vẫn đảm bảo an toàn và tiện lợi so với tiêu tiền mặt.
Nguồn tiền dự phòng: Hạn mức tín dụng có thể là nguồn tiền hỗ trợ cho người tiêu dùng trong những trường hợp cần tiền gấp tuy nhiên người dùng phải để ý thời hạn thanh toán vay. Biết sử dụng thẻ tín dụng, bạn sẽ dư ra một khoản tiền hàng tháng để làm nguồn tiền dự phòng.
Ảnh hưởng đến tình hình tài chính cá nhân: Khoản vay càng lớn thì khả năng thanh khoản sẽ thấp, vì vậy phải hạn chế vay mượn nếu đã có nhiều tín dụng. Nợ nhiều có thể dẫn đến nhiều rủi ro, nếu nguồn thu có bất trắc dễ dẫn đến việc chậm trả nợ, gây ra nợ xấu, dẫn đến khó xét duyệt khoản vay cho những lần sau.
Chi phí cao: Tín dụng tiêu dùng chỉ nên phục vụ cho chi tiêu cấp bách, không nên tiêu những khoản không cần thiết bởi đây không phải khoản tiền miễn phí mà bạn sẽ phải trả lãi khá cao do đây là hình thức vay tín chấp.
Nguy cơ chi tiêu phung phí: Rất dễ có khả năng nguy cơ chi tiêu quá tay khi sử dụng thẻ tín dụng tiêu dùng. Nếu không có kinh nghiệm quản lý chi tiêu, bạn dễ tiêu dùng theo cảm tính và rơi vào nợ tín dụng.
Chi tiêu phung phí dễ khiến bạn rơi vào cảnh nợ nần
Phí bảo hiểm cao: Nhiều công ty bảo hiểm sử dụng hồ sơ tín dụng để định giá khoản vay vay mua ô tô, mua nhà. Nếu nợ tín dụng quá nhiều, cận hạn mức hoặc thanh toán nợ muộn có thể bị tính phí bảo hiểm cao hơn so với những người có lịch sử tín dụng tốt.
Nợ có thể được coi là một công cụ giúp bạn đạt được các mục tiêu tài chính, quan trọng là bạn cần phải nắm rõ cách vận hành, trả nợ để sao cho đạt được mục tiêu nhanh nhất với chi phí thấp nhất, đồng thời không để rơi vào tình trạng nợ xấu. Thậm chí bạn có thể vay nợ ở nhiều nơi khác nhau để có vốn, tiền mặt phục vụ mục tiêu tài chính của mình.
Ví dụ: Nếu mục tiêu của bạn là mua một căn chung cư 1,8 tỷ đồng, với mức thu nhập hàng tháng là 15 triệu, mỗi tháng để dành 10 triệu thì bạn sẽ phải mất cả chục năm mới gom đủ mà lúc đó giá nhà đã lên một tầm cao mới. Thế nhưng khi bạn vay tiền mua nhà trả góp sẽ có nhà để ở ngay, trả tiền gốc và lãi hàng tháng. Số tiền lãi có thể bù cho việc chi phí thuê nhà và trả tiền điện nước giá cao.
Tạo khoản nợ một cách có trách nhiệm và những rủi ro
Hiểu được những ưu và nhược điểm của việc vay nợ, bạn có thể tạo một khoản nợ để phục vụ cho mục tiêu tài chính của mình nhưng cần phải cân đối giữa thu nhập và trả nợ. Khi đăng ký một khoản vay, bạn cần tính toán trước số tiền gốc và lãi phải trả hàng tháng có nằm trong khả năng chi trả hay không và liệu có rủi ro nào nếu nguồn thu nhập của bạn bị giảm không.
Tạo mối quan hệ tài chính lành mạnh với nợ
Không trường lớp nào dạy bạn cách tạo mối quan hệ lành mạnh với nợ, với tiền bạc dẫn đến tình trạng nhiều bạn trẻ mắc sai lầm trong việc quản lý tài chính nên thường rơi vào tình trạng túng thiếu vào cuối tháng.
Bên cạnh việc học cách kiếm tiền thì học cách tiêu tiền, quản lý tiền, quản lý tín dụng cũng rất quan trọng. Việc vay nợ để phục vụ cho kế hoạch tài chính cá nhân và kiểm soát khoản nợ sẽ giúp bạn có thêm một khoản tiền
Tạo mối quan hệ lành mạnh với tín dụng giúp cuộc sống thuận tiện
Bạn cần lập kế hoạch thu chi tương ứng với thu nhập của mình và định kỳ hàng tuần, hàng tháng xem lại và đánh giá xem các khoản chi tiêu có xứng đáng và tối ưu hay chưa.
Hãy dành 20 phút mỗi tuần để đọc những cuốn sách về tài chính cá nhân và tận dụng những kiến thức vào cuộc sống.
Tiếp xúc thường xuyên với những người hiểu biết về tài chính sẽ khiến bạn được nâng cao kiến thức như biết cách chi tiêu, tiết kiệm, tín dụng, đầu tư…
Dùng công nghệ để kiểm soát tài chính sẽ khiến việc quản lý thu chi và lên kế hoạch dễ dàng hơn. Bạn có thể dùng bảng excel đơn giản hay tải những ứng dụng thu chi về điện thoại để sử dụng
Điều quan trọng cần phải nhớ là luôn tiêu ít hơn những gì kiếm được và luôn dành ra tối thiểu 15% thu nhập vào việc tiết kiệm.
- Phải thật bình tĩnh: bạn không hề đơn độc khi mắc nợ. Những người mắc nợ đến từ mọi tầng lớp, mọi ngành nghề, mọi hoàn cảnh. Nếu bạn có nợ, đó là chuyện bình thường! Và luôn có những giải pháp cho bất kỳ vấn đề nào phát sinh liên quan đến nợ như: sử dụng phương pháp quả cầu tuyết. Bạn càng bình tĩnh, bạn càng dễ dàng đối mặt với khoản nợ của mình và kiểm soát nó.
- Nếu khoản nợ đang có không phù hợp với bạn, bạn có thể muốn giảm tiền lãi. Bạn có thể cân bằng tài chính bằng cách giảm số nợ phải theo dõi mỗi tháng bằng cách gộp nợ bằng một khoản nợ duy nhất.
Việc vay nợ và kiểm soát nợ tốt, có kế hoạch trả nợ chu đáo sẽ khiến điểm tín dụng của bạn được nâng cao và bạn sẽ được ưu đãi nhiều hơn với những khoản vay khác. Nếu còn đang đắn đo vì việc vay nợ mà còn đang thiếu vốn kinh doanh, mua sắm, trả nợ thẻ tín dụng, thì hãy mạnh dạn tạo khoản vay để phục vụ nhu cầu của mình. Điều quan trọng là cần chọn đơn vị cho vay uy tín. Hãy truy cập website Vclick tạo khoản vay và bạn sẽ được kết nối nhanh chóng đến các đơn vị cho vay uy tín nhất như Mcredit (thuộc MBBank), SHBFinance (thuộc ngân hàng SHB), TPFico (Thuộc TP Bank), Tima.