Đôi khi trong cuộc sống chúng ta gặp phải những khó khăn về tài chính và cần phải vay mượn. Trong lĩnh vực tài chính, vay mượn còn được gọi là tín dụng. Vậy tín dụng là gì? Có những hình thức tín dụng nào? Hãy cùng Vclick tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Tín dụng (Credit) là việc chuyển giao tài sản (có thể là tiền hoặc hàng hoá) từ bên cho vay (ngân hàng, tổ chức tín dụng) sang bên vay (cá nhân hoặc doanh nghiệp) trong một khoảng thời gian nhất định theo nguyên tắc hoàn trả. Sau khi hết kỳ hạn, bên vay phải hoàn trả lại số tài sản đã vay và kèm theo một khoản lãi (nếu có).
Tìm hiểu về tín dụng
Lãi suất tín dụng là số tiền mà người đi vay phải trả để có thể sử dụng khoản tiền vay trong một khoảng thời gian nhất định. Công thức tính lãi suất:
Lãi suất tín dụng trong kỳ = (Tổng số lợi tức tín dụng trong kỳ)/(Tổng số tiền cho vay trong kỳ)x100%
Thuật ngữ “tín dụng” xuất phát từ thế kỷ XV tại Pháp với cái tên “Credit”, mang hàm ý: “Niềm tin và sự tin tưởng”. Đến những năm 1520, thuật ngữ này được sử dụng trong tiếng anh và được hiểu theo nghĩa “niềm tin vào khả năng và ý định của người mua để thanh toán vào một thời điểm nào đó trong tương lai. Theo thời gian, các thuật ngữ khác liên quan liên tiếp xuất hiện như: Tổ chức tín dụng (1881), Xếp hạng tín dụng (1958)
Tín dụng thương mại (Trade Credit) là một hình thức kinh doanh giữa các doanh nghiệp với nhau, cụ thể là quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp dưới hình thức mua bán chịu hàng hoá.
Hành vi mua bán chịu hàng hoá được hiểu là người bán chuyển nhượng tạm thời những quyền sử dụng vốn hàng hoá cho người mua/vay chịu trong một khoảng thời gian nhất định, sau khi hết thời hạn thì người mua phải hoàn trả lại cho người bán cả vốn lẫn lãi.
Tín dụng ngân hàng (Bank Credit) là mối quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế. Mối quan hệ này được hiểu là ngân hàng chuyển giao tài sản cho bên vay sử dụng trong khoảng thời gian nhất định theo hợp đồng, sau khi đến hạn hợp đồng thì bên vay bắt buộc phải hoàn trả lại cho ngân hàng cả vốn lẫn lãi.
Tín dụng ngân hàng (ảnh minh họa)
Tín dụng ngân hàng cũng được hiểu là ngân hàng thoả thuận với khách hàng về việc sử dụng tài sản với nguyên tắc đôi bên cùng có lợi, bên vay có hoàn trả bằng chiết khấu, bảo lãnh ngân hàng hay các nghiệp vụ khác.
Tín dụng nhà nước (State Credit) là hình thức tín dụng do cơ quan tài chính thực hiện, trong đó Nhà nước là người trực tiếp đi vay. Đây là công cụ để Nhà nước bù đắp sự thâm hụt ngân sách, giải quyết các vấn đề về kinh tế. Ngoài việc vay vốn từ bên ngoài thì nhà nước cũng thực hiện các hoạt động cho vay.
Tín dụng tiêu dùng (Consumer Credit) là mối quan hệ tín dụng giữa người tiêu dùng với ngân hàng, công ty tài chính. Mối quan hệ này được hiểu là người tiêu dùng vay một khoản tiền từ ngân hàng hay công ty tài chính để mua hàng hoá và dịch vụ (không bao gồm khoản vay để mua nhà ở). Đây cũng là hình thức cấp tín dụng cho cá nhân bằng nghiệp vụ cho vay (gồm vay trả góp, vay tiêu dùng tín chấp...).
Tín dụng thuê mua (Leased Credit Buy) là mối quan hệ tín dụng giữa các công ty cho thuê tài chính với doanh nghiệp, cá nhân dưới hình thức cho thuê tài chính (tiền, đất đai, trang thiết bị, máy móc,...), nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh.
Tín dụng quốc tế (International Credit) là mối quan hệ tín dụng giữa các cơ quan nhà nước với nhau, hoặc giữa ngân hàng quốc tế với các tổ chức quốc tế. Trong đó, mối quan hệ này thực hiện dựa trên nguyên tắc hoàn trả. Nếu vi phạm thỏa thuận thì phải đền bù tổn thất cho bên còn lại.
Xét duyệt vay tín dụng (ảnh minh họa)
Vay tín chấp là một trong những hình thức cho vay của ngân hàng, là hình thức cho vay vốn không cần thế chấp tài sản mà thay vào đó ngân hàng sẽ dựa vào uy tín và thu nhập của đối tượng để quyết định có nên cho vay hay không. Tuy nhiên vay tín chấp có thời hạn vay không quá 5 năm và có lãi suất khá cao, phù hợp cho việc vay vốn tiêu dùng.
Trái ngược với vay tín chấp, vay thế chấp là hình thức cho vay truyền thống của ngân hàng. Người đi vay buộc phải thế chấp tài sản để đảm bảo khoản vay của mình. Tài sản đảm bảo phải thuộc quyền sở hữu của người vay như đất đai, xe, nhà cửa,... Ngân hàng sẽ kiểm định, định giá tài sản rồi mới xem xét và phê duyệt khoản vay. Vay thế chấp có thời hạn vay không quá 25 năm, lãi suất thấp, phù hợp với cá nhân và doanh nghiệp.
Vay trả góp hàng tháng (ảnh minh họa)
Đây là hình thức vay khá phổ biến và được nhiều người sử dụng. Vay trả góp là hình thức vay không cần thế chấp tài sản, người vay phải thanh toán một phần tiền gốc và tiền lãi định kỳ cho đến khi hết nợ. Tuỳ thuộc vào khả năng trả nợ mà mỗi khách hàng có thời hạn và hạn mức thanh toán khác nhau, thông thường sẽ có kỳ hạn đến 1 năm.
Đây là một hình thức vay vốn lâu đời của các ngân hàng nhưng được ít người biết đến. Vay thấu chi là hình thức vay cho phép chủ thẻ thanh toán vượt mức chi tiêu so với số dư khả dụng trong thẻ. Ngân hàng sẽ dựa trên số tiền vượt hạn mức đó để tính lãi suất. Lúc vay, ngân hàng sẽ tạm ứng một hạn mức tối đa dựa trên độ uy tín cũng như thu nhập hàng tháng của đối tượng.
Thẻ tín dụng
Tính đến hiện tại thì thẻ tín dụng nội địa là loại thẻ được sử dụng khá rộng rãi tại Việt Nam. Loại thẻ này cho phép chủ thẻ sử dụng số tiền trong hạn mức đã thoả thuận với ngân hàng. Cụ thể, thẻ tín dụng cho phép chủ thẻ chi tiêu trước và thanh toán sau với ngân hàng. Đây là loại hình vay vốn tạm thời của ngân hàng mà không cần trả lãi nếu thanh toán đúng hạn. Thẻ tín dụng được phân thành hai loại là: Thẻ tín dụng nội địa và Thẻ tín dụng quốc tế.
Quỹ tín dụng (hay quỹ cơ hội tín dụng, quỹ rủi ro tín dụng) là các chương trình quỹ tương hỗ nợ đầu tư vào chứng khoán tương đối rủi ro nhưng lãi suất cao, với xếp hạng tín nhiệm thấp. Nói một cách đơn giản, danh mục đầu tư của các quỹ này chủ yếu là vào các công cụ nợ, nhiều rủi ro và cũng như nhiều cơ hội.
Trên đây là những thông tin cơ bản về tín dụng mà bạn có thể tìm hiểu trước khi quyết định vay online nhanh. Tìm hiểu và xem xét kỹ các hình thức tín dụng sẽ giúp bạn tránh những rủi ro không cần thiết khi thực hiện vay vốn.