Thẻ tín dụng nội địa là một sản phẩm thẻ tín dụng chỉ được sử dụng trong phạm vi quốc gia nơi nó được phát hành. Ví dụ các ngân hàng tại Việt Nam phát hành thẻ tín dụng nội địa và loại thẻ đó chỉ được dùng được trên lãnh thổ Việt Nam. Đây được cho là một giải pháp tài chính góp phần đẩy lùi tín dụng đen. Cùng tìm hiểu sử dụng thẻ tín dụng nội địa có những ưu và nhược điểm gì cần lưu ý? Cách mở thẻ thế nào và thanh toán ra sao?
Thẻ tín dụng nội địa là loại thẻ đáp ứng nhu cầu thanh toán và tiêu dùng theo hình thức tiêu trước - trả sau. Khi đăng ký mở thẻ, ngân hàng sẽ dựa vào mức thu nhập và điểm tín dụng (credit score) của bạn để cấp hạn mức, bạn sẽ chi tiêu trong hạn mức được cấp và thanh toán lại cho ngân hàng sau một thời gian nhất định.
Thẻ bao gồm các thông tin như: Tên tổ chức phát hành thẻ, tên và logo của ngân hàng phát hành thẻ, họ và tên chủ thẻ, số thẻ, thời gian hiệu lực và mã số bảo mật.
Thẻ tín dụng nội địa phục vụ cho đa số người dân, hướng đến tài chính toàn diện mà Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đề ra. Thông qua thẻ tín dụng, người dân được tiếp cận với nguồn vốn tín dụng an toàn, phục vụ cho tiêu dùng cá nhân, đặc biệt người nông dân ở vùng sâu vùng xa, người kinh doanh cá thể có điều kiện tiếp cận như một nguồn vay phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ của mình.
Credit card có thể sử dụng để thanh toán tại siêu thị, cửa hàng có máy quẹt thẻ hoặc mua sắm online. Thẻ tín dụng giúp người dân, người lao động có tiền để chi tiêu lúc cần thiết, giảm thiểu tình huống phải vay tín dụng đen.
Thẻ tín dụng nội địa dùng để chi tiêu trước, trả sau
Ông Nguyễn Đăng Hùng, Phó TGĐ Napas - Công ty Cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam cho biết: Trong vòng 5 năm vừa qua, thẻ nội địa ở Việt Nam có sự phát triển vượt bậc với hơn 100 triệu thẻ được phát hành, lưu hành tính đến tháng 9 năm 2022. Trong vòng 5 năm trở lại đây, số lượng giao dịch và chi tiêu qua thẻ tăng 45%, giá trị giao dịch tăng 40%, con số cho thấy số lượng người dùng và chi tiêu qua thẻ tăng lên nhanh chóng.
Thẻ tín dụng nội địa có khả năng trở thành chủ lực trong tín dụng tiêu dùng trong tương lai bởi các lý do sau:
Hiện nay, thẻ tín dụng nội địa vẫn chiếm thị phần khá khiêm tốn, chỉ khoảng 10% tổng thị phần thẻ tín dụng tại Việt Nam. Tuy nhiên, với những tiềm năng và lợi thế nêu trên, thẻ tín dụng nội địa có khả năng tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian tới và trở thành chủ lực trong tín dụng tiêu dùng.
Cụ thể, các ngân hàng và tổ chức tín dụng có thể thực hiện các giải pháp sau để thúc đẩy phát triển thẻ tín dụng nội địa:
Với những giải pháp tích cực, thẻ tín dụng nội địa sẽ ngày càng phát triển và trở thành một sản phẩm tài chính tiêu dùng phổ biến tại Việt Nam.
Sử dụng thẻ tín dụng nội địa có nhiều lợi ích như:
Điều kiện làm thẻ đơn giản: Do hạn mức nhỏ nên nên việc cấp phép phát hành thẻ tương đối đơn giản. Chỉ cần người dân từ đủ 18 tuổi trở lên, có thu nhập tối thiểu theo quy định của ngân hàng (từ 5 triệu trở lên) là có thể đăng ký mở thẻ.
Là giải pháp cấp tín dụng cho các khoản vay tiêu dùng phục vụ những nhu cầu thiết yếu và cấp bách của người dân, hạn chế tín dụng đen, góp phần kích cầu tiêu dùng.
Người dân dễ dàng tiếp cận và sử dụng dịch vụ ngân hàng hiện đại với chi phí hợp lý. Bạn có thể thanh toán tiền mua hàng hóa, tiền dịch vụ, mua sắm trực tuyến…
Có thể dùng thẻ tín dụng để rút tiền mặt tại ATM (tuy nhiên nên hạn chế do phí rút cao)
Thẻ tín dụng nội địa đem lại sự thuận tiện trong cuộc sống
Thẻ tín dụng nội địa chỉ dùng để thanh toán trong nước, không thể thanh toán khi mua sắm ở nước ngoài hoặc mua online trên các trang web của nước khác.
Hạn mức tín dụng thấp hơn so với thẻ tín dụng quốc tế.
Ít ưu đãi hơn so với thẻ tín dụng quốc tế.
Để làm thẻ tín dụng nội địa, trước tiên bạn phải đáp ứng được các điều kiện cơ bản của hầu hết các ngân hàng như: Là công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên và có nguồn thu nhập ổn định, đủ điều kiện tài chính để trả nợ mới được xét duyệt mở thẻ. Khách hàng cần chứng minh có thu nhập tối thiểu từ,5 triệu đồng/tháng hoặc có tài sản đảm bảo giá trị.
Cách 1: Đăng ký mở thẻ tại ngân hàng
Bạn đến phòng giao dịch của ngân hàng và làm thủ tục mở thẻ theo các bước sau:
Điều kiện và thủ tục đăng ký mở thẻ khá dễ dàng
Cách 2: Mở thẻ tín dụng online
Hiện nay, rất nhiều ngân hàng đã triển khai hình thức mở thẻ tín dụng online để đem lại sự thuận tiện cho khách hàng như: HDBank, VPBank, Sacombank, HSBC, Vietinbank, MSB, VIB… Với cách này, bạn không những có thể chủ động mở thẻ, không phải ra ngân hàng, thời gian phê duyệt nhanh chóng, thẻ được gửi đến tận nhà chỉ trong vòng 2 -3 ngày làm việc.
Bạn có thể truy cập vào website của ngân hàng bạn muốn mở thẻ, chọn dịch vụ thẻ >>> Chọn loại thẻ muốn mở (mỗi loại thẻ có một ưu đãi riêng như ưu đãi hoàn tiền, ưu đãi chi phí rút tiền mặt, ưu đãi khi sử dụng các dịch vụ giải trí…) >>> Click vào đăng ký. Tiếp theo, bạn điền đầy đủ các thông tin hệ thống yêu cầu và xác nhận.
Sử dụng thẻ tín dụng nội địa sẽ giúp bạn được hưởng nhiều lợi ích như được hoàn tiền khi mua sắm trong nước, được áp dụng các voucher giảm giá cho các dịch vụ vui chơi, giải trí, miễn phí rút tiền mặt… (tùy từng loại thẻ).
Những ưu đãi này rất hấp dẫn nhưng luôn đi kèm với những khoản chi phí khác, bạn cần phải đọc kỹ các điều khoản khi mở thẻ để nắm được, không nên quá tin vào quảng cáo.
Hãy ký vào mặt sau của thẻ để nếu lỡ làm thất lạc thẻ, nơi nhận thẻ sẽ đối chiếu chữ ký mà họ có với chữ ký trên thẻ, nếu không khớp thì không cho thanh toán, đảm bảo an toàn cho chủ thẻ. Ngoài ra, hãy che số CSC (mã xác minh của thẻ) để kẻ gian không thể sử dụng thẻ vào các giao dịch bất minh.
Luôn lưu ý vấn đề bảo mật khi dùng thẻ tín dụng
Hạn mức thẻ tín dụng được cấp dựa trên thu nhập hàng tháng của bạn. Thế nhưng bạn không nên chi tiêu hết hạn mức được cấp, chỉ nên dùng khoảng 30% hạn mức để đảm bảo khả năng thanh toán.
Mỗi ngân hàng sẽ quy định khoảng thời gian miễn lãi (từ 45 đến 60 ngày). Sau khoảng thời gian này, ngân hàng sẽ tính lãi dựa theo dư nợ thẻ tín dụng. Mức lãi suất khá cao do đây là hình thức cho vay tín chấp. Ngoài ra, khi rút tiền mặt, bạn cũng sẽ bị tính lãi suất và phí rút tiền nếu không thanh toán đúng hạn.
Hàng tháng, ngân hàng sẽ gửi sao kê các khoản chi tiêu, bạn cần nhớ ngày thanh toán để trả lại tiền cho ngân hàng, nếu để quá hạn, bạn sẽ phải trả mức lãi suất tương đối cao. Một số ngân hàng miễn lãi từ 45 đến 60 ngày, hãy lưu ý khoảng thời gian này để thanh toán đúng hạn.
Nếu bạn chỉ thanh toán số dư tối thiểu hàng tháng sẽ khiến tăng dư nợ cần phải trả. Mức lãi suất cũng khá cao nên việc trả nợ về sau sẽ càng khó khăn hơn.
Khi nhận được thẻ tín dụng, bạn cần kích hoạt thẻ theo 1 trong 3 cách sau:
Cách 1: Kích hoạt thẻ tại ATM của ngân hàng
Đưa thẻ vào máy ATM, chọn tính năng đổi mã PIN trên ATM, nhập mã PIN được ngân hàng cấp kèm theo trong phong bì đựng thẻ, chọn xác nhận lại mã PIN và ấn “Enter” để hoàn tất kích hoạt thẻ, nhận lại thẻ.
Cách 2: Gọi điện tới trung tâm dịch vụ khách hàng để yêu cầu kích hoạt thẻ
Bạn gọi điện đến tổng đài của ngân hàng, nhờ nhân viên tư vấn hướng dẫn bạn từng bước cụ thể để kích hoạt thẻ tín dụng.
Cách 3: Nhắn tin theo cú pháp được quy định cho mỗi loại thẻ để kích hoạt
Mỗi ngân hàng có cú pháp kích hoạt thẻ tín dụng khác nhau. Ví dụ: Cú pháp nhắn tin kích hoạt của Shinhan Bank là KHT_<4 số cuối của thẻ> hoặc ATC_<4 số cuối của thẻ> gửi đến 6089.
Mua hàng online đã trở thành một xu thế tất yếu ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Khi sở hữu thẻ tín dụng, bạn có thể mua sắm online, mua trả góp để nhanh chóng sở hữu món hàng mình mong đợi.
Rất nhiều nền tảng mua sắm trực tuyến như Shopee, Tiki, Lazada, Nguyễn Kim… đều hỗ trợ thanh toán qua thẻ tín dụng.
Sau khi chọn được sản phẩm yêu thích, bạn nhấn vào mục “Mua ngay” hoặc “Đặt hàng”. Tiếp theo, bạn chọn hình thức thanh toán >>> “Thanh toán bằng thẻ quốc tế Visa, Master, JCB…” Nếu có các voucher ưu đãi thì đừng quên áp dụng.
Nhập thông tin thanh toán theo hệ thống yêu cầu, xác nhận bằng mã OTP gửi về điện thoại và chọn thanh toán.
Lưu ý thanh toán thẻ tín dụng đúng thời hạn quy định
Định kỳ mỗi tháng, ngân hàng sẽ gửi sao kê thông báo cho chủ thẻ số tiền đã chi tiêu trong tháng. Khách hàng có thể thực hiện thanh toán dư nợ tín dụng theo 6 cách sau:
Thanh toán tại quầy giao dịch ngân hàng: Khách hàng đem tiền mặt đến chi nhánh/phòng giao dịch của ngân hàng phát hành thẻ, xuất trình giấy tờ tùy thân và yêu cầu nhân viên ngân hàng làm thủ tục thanh toán.
Thanh toán qua Internet banking: Khách hàng cần đăng ký sử dụng dịch vụ Internet Banking của ngân hàng, sau đó truy cập vào website hoặc ứng dụng của ngân hàng, chọn “Dịch vụ thẻ” hoặc “Tra cứu thẻ” >>> Chọn loại thẻ đang dùng >>> Chọn thanh toán >>> Nhập số dư và ấn hoàn tất, nhập mã OTP để xác thực giao dịch thanh toán.
Ghi nợ tự động từ tài khoản thanh toán: Khách hàng đăng ký dịch vụ thanh toán tự động với ngân hàng, hàng tháng, ngân hàng sẽ tự động trích tiền từ tài khoản để thanh toán dư nợ thẻ tín dụng, Chỉ cần đảm bảo số dư tài khoản ngân hàng luôn lớn hơn dư nợ thẻ tín dụng thì bạn sẽ không phải lo lắng việc thanh toán trễ hạn.
Thanh toán qua ví điện tử: Có thể chọn thanh toán qua Momo, ZaloPay… bằng cách chọn dịch vụ “Thanh toán thẻ tín dụng”, nhập số thẻ/số tài khoản thẻ, số tiền cần thanh toán và xác nhận.
Thanh toán tại cây ATM: Bạn đến ATM, đưa thẻ vào, chọn lệnh “Chuyển tiền” sau đó nhập thông tin thẻ tín dụng, số tiền cần chuyển và xác nhận giao dịch. Cách thanh toán này sẽ mất một khoản phí nhỏ tùy theo ngân hàng quy định.
Có 6 cách thức thanh toán thẻ tín dụng dễ dàng
Thanh toán từ tài khoản ngân hàng khác:Từ ứng dụng của ngân hàng khác, bạn tiến hành chuyển tiền với thông tin người nhận là chủ tài khoản, số tài khoản thẻ tín dụng của bạn, ngân hàng thụ hưởng, số tiền cần thanh toán… sau đó nhập mã OTP xác thực là hoàn tất giao dịch.
Hãy thường xuyên kiểm tra dư nợ thẻ tín dụng để cân đối dòng tiền, tránh việc chi tiêu hết hạn mức thẻ và phát hiện sự bất thường của tài khoản.
Nên thanh toán đầy đủ dư nợ thẻ khi đến kỳ sao kê, mặc dù có thể thanh toán số dư tối thiểu nhưng số còn lại sẽ bị tính lãi khá cao. Vì vậy, tốt nhất là nên thanh toán đầy đủ và đúng hạn để giữ điểm tín dụng CIC luôn tốt. Nếu không thanh toán đầy đủ,bạn sẽ dễ rơi vào nợ xấu, nợ quá nhiều lần có thể bị ngân hàng khóa thẻ tạm thời hoặc vĩnh viễn.
Đừng bao giờ để việc dùng thẻ tín dụng không hợp lý làm giảm điểm tín dụng CIC của bạn khiến khó khăn khi đăng ký các khoản vay sau này.
Dưới đây là top 6 thẻ tín dụng nội địa tốt nhất Việt Nam theo đánh giá của các chuyên gia và người dùng:
1. Thẻ tín dụng VietCredit
Thẻ tín dụng VietCredit được vinh danh là "Thẻ tín dụng nội địa tốt nhất Việt Nam" tại giải thưởng The Excellence in Retail Financial Services International Awards 2023. Thẻ có nhiều ưu điểm nổi bật như:
2. Thẻ tín dụng nội địa VietABank
Thẻ tín dụng VietABank là sản phẩm thẻ tín dụng nội địa hoàn toàn miễn phí phí thường niên, phí phát hành và phí rút tiền tại ATM. Thẻ có nhiều ưu đãi hấp dẫn như:
3. Thẻ tín dụng Sacombank Napas Easy Card
Thẻ tín dụng Sacombank Easy Card dành cho khách hàng nhận lương chuyển khoản từ Sacombank. Thẻ có nhiều ưu điểm nổi bật như:
4. Thẻ tín dụng HDBank Napas Flex
Thẻ tín dụng HDBank Napas Flex là sản phẩm thẻ tín dụng nội địa tích lũy điểm thưởng hoàn tiền. Thẻ có nhiều ưu điểm nổi bật như:
5. Thẻ tín dụng Sacombank - NEXTPAY - NAPAS
Thẻ tín dụng Sacombank - NEXTPAY - NAPAS là sản phẩm thẻ tín dụng nội địa quốc tế. Thẻ có nhiều ưu điểm nổi bật như:
6. Thẻ tín dụng nội địa Mcredit
Thẻ tín dụng nội địa Mcredit là sản phẩm thẻ tín dụng nội địa được nhiều người ưa thích. Thẻ có nhiều ưu điểm nổi bật như:
Khi lựa chọn thẻ tín dụng nội địa, bạn cần cân nhắc các yếu tố sau:
Hy vọng những thông tin chia sẻ của Vclick về thẻ tín dụng nội địa có thể giúp các bạn nắm rõ những ưu nhược điểm và biết cách sử dụng thẻ tín dụng nội địa một cách tối ưu để có cuộc sống thoải mái, tiện lợi.