Lừa đảo cho vay là gì? 7 kiểu lừa đảo khi vay tiền online

Tác giả : haind
|
Lượt xem : 6948
|
Chia sẻ bài viết

08/01/2024

Lừa đảo cho vay là gì? 7 kiểu lừa đảo khi vay tiền online

Nội dung

Người đi vay phần lớn là những người đang gặp khó khăn về tài chính. Nhưng họ cũng là những đối tượng dễ bị lừa đảo bởi chính các thủ đoạn cho vay nhất. Có rất nhiều hình thức lừa đảo nhắm vào người đang có nhu cầu vay tiền, đặc biệt là vay tiền online. Vclick sẽ liệt kê 6 kiểu lừa cho vay nổi tiếng nhất để bạn nhận diện và phòng tránh.

1. Lừa đảo là gì? Nhận biết để tránh lừa đảo khi vay tiền online?

Lừa đảo là hành vi gian dối, làm người khác tin mình nhằm thực hiện những mục đích vụ lợi, trái pháp luật. 

Lừa đảo cho vay là hành vi lợi dụng sự cả tin của những người đang cần vay tiền gấp sa lưới và cho vay với mức lãi suất vượt quá quy định của Nhà nước, lên đến 250% - 400%. Hoặc sẽ bị lừa chuyển tiền nộp phí rồi đối tượng lừa đảo biến mất.

Những dịp sát Tết hay trong giai đoạn Covid-19 nhiều người dân khó khăn, rất nhiều kẻ lừa đảo đã liên tiếp gọi điện, nhắn tin và dùng nhiều thủ đoạn tiếp cận những người có nhu cầu vay vốn. Khi công nghệ phát triển mạnh thì thủ đoạn lừa đảo cũng ngày càng tinh vi hơn.

Để tránh rơi vào bẫy, bạn cần trang bị cho mình những kiến thức nhận diện các chiêu lừa vào nâng cao tinh thần cảnh giác cũng như tự bảo vệ mình khỏi việc rò rỉ thông tin. 

Top 7 hình thức lừa đảo vay tiền trực tuyến phổ biến nhất năm 2023

a. Lừa đảo đánh cắp danh tính

Chiêu thức lừa đảo này cực kỳ phổ biến, còn được gọi là lừa đảo đánh cắp thông tin cá nhân. Kịch bản chính thường như sau: Kẻ gian mạo danh fanpage chính chủ để hướng dẫn nhận quà hoặc giả mạo nhân viên ngân hàng, hỗ trợ mở thẻ mới, giúp tăng hạn mức tín dụng… lừa người dùng tải app ngân hàng để mở thẻ, cung cấp ảnh chụp màn hình thẻ cùng với mã OTP cho đối tượng để thẩm định hoặc yêu cầu chuyển tiền vào tài khoản. 

Sau khi đã đánh cắp được thông tin, kẻ gian sẽ thực hiện giao dịch chiếm đoạt tiền và chặn liên lạc với người dùng.

Ngày nay, việc mua bán thông tin cá nhân tràn lan trên mạng cộng với việc người dân chưa có ý thức tự bảo vệ mình khi liên tục đăng những tin về bản thân lên mạng xã hội khiến cho kẻ gian có cơ hội lợi dụng.

b. Lừa đảo cho vay lãi suất cao

Cách thức lừa đảo ày nhắm vào những người đang có khoản tiền nhàn rỗi muốn đầu tư nhưng chưa biết nên đầu tư vào đâu. Kẻ gian - với vỏ bọc là người giàu có, thành công, có nhiều mối quan hệ thân thiết với những người có chức vụ… nhằm chiếm lòng tin của người khác, sử dụng chiêu cần số tiền lớn để làm ăn và đưa ra lãi suất cao “ngất trời” để đánh vào lòng tham.

Thời gian đầu, chúng sẽ trả nợ gốc và lãi đầy đủ, đúng hẹn nhằm tạo niềm tin, sau đó thì chiếm đoạt. Vụ án tiêu biểu đã được Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định xét xử có chiêu thức tương tự. Hai bị can đều là nguyên giám đốc của 1 công ty TNHH, đưa ra những thông tin không đúng sự thật để vay tiền như: Đầu tư trang trại, mua đất mở quán kinh doanh, thi công các công trình… và hứa hẹn trả lãi suất rất cao đến 30%/tháng., cá biệt lên đến 108%/tháng.

c. Lừa đảo rút tiền thẻ tín dụng

Báo Công an Nhân dân và nhiều ngân hàng gần đây cũng đưa ra cảnh báo chiêu lừa đảo mời rút tiền mặt từ thẻ tín dụng. Kẻ gian dùng SIM rác hoặc các nhóm trên Facebook, Zalo tự mạo danh là nhân viên ngân hàng, nhân viên công ty tài chính để mời chào, hỗ trợ dịch vụ phát hành thẻ tín dụng và rút tiền mặt, tư vấn chủ thẻ chuyển đổi giao dịch thành khoản trả góp với mức phí, lãi suất thấp.

Khi chủ thẻ đồng ý, chúng sẽ yêu cầu cung cấp số CVV, số thẻ và mã OTP và thực hiện giao dịch trực tuyến bằng thông tin khách hàng vừa cấp để chiếm đoạt tiền. Chiêu lừa này đặc biệt xuất hiện vào thời điểm cuối năm.

Cảnh báo lừa đảo khi đăng kí vay online

Nhiều cách lừa đảo tiền đánh vào lòng tham của nạn nhân

d. Lừa đảo đánh cắp thẻ tín dụng

Cách thức lừa này như sau: Kẻ gian giả mạo là người của Trung tâm thẻ tín dụng của ngân hàng, đề nghị hỗ trợ nạn nhân rút tiền từ thẻ tín dụng để chi tiêu, được hỗ trợ rút tiền miễn phí.

Khi nạn nhân đang khó khăn về tài chính nhưng sau nhiều lần nhận được lời giới thiệu rút miễn phí thì đã tin tưởng và làm theo. Chúng đề nghị cung cấp số thẻ và mã bảo mật CVV, OTP, nếu bạn cung cấp các mã này thì chúng sẽ “hack” được thẻ tín dụng của bạn và chuyển tiền sang các tài khoản khác.

e. Lừa đảo cho vay ngắn hạn

Cách thức này xuất hiện từ khá lâu nhưng cho đến nay vẫn nhiều người sập bẫy, chủ yếu do ham lãi suất cao. Kẻ gian thường chủ động liên hệ với nạn nhân, kể về nhu cầu cần vay tiền trong thời gian ngắn để đáo nợ ngân hàng và hứa sẽ trả lãi cao.

Sau đó, chúng sẽ trả lãi đúng như đã hứa khoảng từ 1 đến 2 lần nhằm tạo lòng tin, sau đó vay thêm tiền và bùng hẳn. Những kẻ này thường vay nợ cùng lúc nhiều người nên một khi sự việc vỡ lở sẽ có rất nhiều nạn nhân.

f. Lừa cho vay lãi suất 0%

HÌnh thức lừa đảo này khá tinh vi, nhắm vào những người đang cần vay tiền gấp. Trên VTV1 đã từng đưa tin cảnh báo về chiêu lừa đảo này như sau:

Nạn nhân có nhu cầu vay tiền, một đối tượng lừa đảo tự xưng là nhân viên ngân hàng tiếp cận và quảng cáo có thể giúp vay nhanh 50 triệu với lãi suất 0%, thủ tục đơn giản, chỉ cần bỏ ra 1 triệu mua khoản phí bảo hiểm.

Sau đó kẻ lừa đảo gửi cho nạn nhân 1  phong bì chuyển phát nhanh bên trong có hợp đồng vay vốn và thẻ tín dụng để tạo lòng tin, nạn nhân khá yên tâm nên đã chuyển 1 triệu để mua bảo hiểm. Thế nhưng lúc ra ATM rút tiền không được, ra ngân hàng kiểm tra thì phát hiện hợp đồng và thẻ tín dụng là giả.

Cảnh báo lừa đảo khi đăng kí vay online

Chiêu lừa đảo cho vay lãi suất 0% khiến nhiều người khó khăn mắc bẫy

Chiêu lừa cho vay lãi suất 0% còn xuất hiện tràn lan dưới dạng các ứng dụng cho vay tiền online. Sau khi người dân hoàn thành thủ tục cho vay miễn lãi, họ chỉ nhận được khoảng 60% đến 70%, lý do được bên cho vay đưa ra là do yêu cầu của hệ thống, do trừ phí dịch vụ…

g. Giảo mạo bên cho vay, yêu cầu nộp phí hồ sơ

Kẻ lừa đảo nắm được thông tin bạn muốn vay tiền. Sau đó tự giới thiệu ở công ty nào đó uy tín, ngỏ lời bạn muốn vay sẽ đăng kí thông tin qua một website, ứng dụng giả mạo giống như công ty ban đầu họ giới thiệu. Khi hồ sơ đã hoàn tất, chúng bày ra chiêu trò nói rằng hồ sơ của bạn thiếu 1 chút điều kiện để được phê duyệt vay. Hoặc sẽ tự ý thay đổi 1 thông tin nào đó mà bạn đã đăng kí để vờ như do sai nên bạn không nhận được tiền. Và bắt đầu đưa con mồi vào bẫy: bạn phải chuyển trước một khoản tiền để sửa hồ sơ, mở đóng băng khoản vay. Và nếu như bạn nghe theo mà chuyển tiền, sau đó chúng sẽ lặng lẽ biến mất. Để lại con mồi bơ vơ vì mất tiền, lại chẳng nhận được bất cứ khoản vay nào cả.

3. Bảo vệ bản thân tránh xa lừa đảo cho vay

Trong thời đại 4.0 như hiện nay thì tội phạm công nghệ cao, phạm tội ngày càng tinh vi. Người dân cũng cần tự mình nâng cao nhận thức và ý thức phòng chống lừa đảo. Đọc ngay 27 mẹo vay tiền online sẽ giúp bạn tránh được lừa đảo trực tuyến hiệu quả

  • Liên tục đọc báo, xem thời sự để cập nhật các hình thức lừa đảo mới
  • Chủ động bảo vệ thông tin cá nhân của mình và người thân
  • Không truy cập vào các đường link lạ (dạng đuôi bất thường)
  • Tuyệt đối không cung cấp mã OTP cho người khác
  • Không để lòng tham che mờ nhận thức, nắm rõ quy định của pháp luật về mức lãi cho vay, không tin vào những lời mời mọc cho vay với lãi 0% hoặc hứa trả lãi cao.
  • Chỉ vào những trang website, ứng dụng của ngân hàng, công ty tài chính uy tín.

4. Vai trò của công nghệ trong việc chống lừa đảo

Công nghệ hiện đại giúp ích cho con người nhưng cũng khiến tội phạm công nghệ cao lợi dụng để trục lợi. Mạng internet và các hoạt động kinh doanh trên không gian mạng phát triển mạnh mẽ cũng khiến cho tội phạm công nghệ cao ngày càng phát triển và thủ đoạn tinh vi hơn.

Bên cạnh việc liên tục khuyến cáo người dân nâng cao tinh thần cảnh giác thì chính các cơ quan chức năng và ngân hàng, tổ chức tín dụng cũng phải áp dụng công nghệ để bảo vệ mình và khách hàng.

Như áp dụng các dịch vụ cấp chứng nhận tin cậy về an toàn thông tin (ATTT) cho các đối tượng trên không gian mạng, gồm có: Tín nhiệm tổ chức, tín nhiệm web, tín nhiệm thiết bị, tín nhiệm hệ thống. 

Cảnh báo lừa đảo khi đăng kí vay online

Công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc phòng chống lừa đảo

Người dân khi có nghi ngờ, có thể tra cứu những thông tin chính xác của một tổ chức để chủ động xác nhận website, số điện thoại đang liên hệ với họ là thật hay mạo danh, từ đó giảm thiểu, ngăn ngừa các cuộc tấn công lừa đảo. 

Một giải pháp từ công nghệ cũng được nhiều ngân hàng và tổ chức tín dụng thường xuyên áp dụng là dùng phương pháp xác minh nhiều lớp, bảo mật nhiều lớp: Quét giấy tờ, phân biệt ảnh thật và ảnh ghép, ảnh không hợp lệ, yêu cầu quay video, chụp ảnh quay nhiều hướng để xác thực khuôn mặt phù hợp với ảnh trên giấy tờ…

5. Lời khuyên vay tiền online một cách an toàn trong năm 2023

Để tránh rơi vào bẫy lừa đảo vay tiền online, bạn cần đề cao cảnh giác trước các hình thức quảng cáo cho vay quá dễ dàng hoặc lãi suất thấp đến phi lý - đây là điều thường gặp ở những app vay tiền lừa đảo. Khi đăng ký khoản vay, app sẽ dẫn dụ người vay đến các app khác thông qua các đường link lạ.

Để tránh bị lừa, người dân cần tìm hiểu kỹ xem app/web vay tiền có chính thống không, có được phát triển bởi các đơn vị có đăng ký kinh doanh rõ ràng không, hoặc đến tận phòng giao dịch của các ngân hàng, tổ chức tín dụng để được hướng dẫn vay vốn đúng quy định.

Đừng tiếc thời gian cho việc đọc kỹ hợp đồng. Bạn cần phải đọc và nắm rõ mọi điều khoản của hợp đồng như: Lãi suất (được tính theo tháng hay năm), thời hạn cho vay, phương thức tính lãi, quy định về các khoản phí cho vay, quyền và trách nhiệm của các bên khi thực hiện hợp đồng, hình thức trả nợ, cách tính phí phạt trả chậm…

Tuyệt đối không thực hiện bất cứ yêu cầu chuyển tiền để chứng minh tài chính và khi phát hiện dấu hiệu bất thường cần thông báo cho người dân và công an để được hỗ trợ giải quyết kịp thời.

Hy vọng top 6 kiểu lừa đảo vay tiền online được Vclick liệt kê ở trên có thể giúp các bạn nhận diện và phòng tránh. Khi có nhu cầu vay tiền TPFico, Mcredit, Tima, SHBFinance... hãy truy cập ngay Vclick để tạo khoản vay. Thủ tục đơn giản, chỉ cần CMND hoặc CCCD bạn có thể vay tới 80 triệu với mức lãi suất 1,5%/tháng, giải ngân nhanh chóng, an toàn, không thu bất kỳ khoản phí nào khác.

 >> Xem thêm: Các app vay tiền online bị bắt do lừa đảo

Bảng tính trả góp

Số tiền trả mỗi tháng

7.334.399 đ

Ghi chú: Thông tin tính toán số tiền phải trả hàng tháng như trên chỉ mang tính chất tham khảo và có thể sai lệch nhỏ so với kết quả tính toán thực tế