App vay tiền online lừa đảo hay tín dụng đen đã bị triệt phá sẽ được Vclick cập nhật mới nhất để mọi người có ý định vay trực tuyến phòng tránh. Mặc dù liên tục đổi tên để tiếp tục cho vay lãi nặng nhưng các app tín dụng đen, cho vay online lừa đảo trên mạng liên tiếp bị công an bắt và triệt phá. Chúng tôi sẽ cập nhật các app vay tiền online bị bắt do lừa đảo, núp bóng tín dụng đen, không còn hoạt động tính đến nay.
App tín dụng đen là ứng dụng cho vay tiền trực tuyến với lãi suất cao vượt quá mức lãi suất cho vay tối đa do Nhà nước quy định. Theo quy định tại Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015, lãi suất cho vay theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm.
Các app cho vay nặng lãi thường hoạt động dưới hình thức "tín dụng đen". Chúng thường nhắm đến những người có nhu cầu vay tiền gấp, khó tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng. Các app này thường có thủ tục vay đơn giản, giải ngân nhanh chóng, nhưng lãi suất lại rất cao, có thể lên tới hàng trăm, thậm chí hàng nghìn phần trăm.
App cho vay lừa đảo là ứng dụng di động hoặc nền tảng cho vay tiền trực tuyến với mục đích chiếm đoạt tài sản của người vay. Người có nhu cầu sử dụng để vay tiền một cách không minh bạch, không rõ ràng, và thậm chí là có thể bao gồm các hoạt động lừa đảo.. Các app này thường sử dụng các chiêu trò lừa đảo tinh vi để dụ dỗ người vay, chẳng hạn như:
Các app cho vay lừa đảo thường có những điểm chung dưới đây.
Dấu hiệu nhận biết đầu tiên là công ty chủ quản của app cho vay thường không rõ ràng, mạo danh các đơn vị cho vay trực tuyến. Rất nhiều công ty do cá nhân người nước ngoài cầm đầu và thường xuyên thay đổi tên, ẩn thông tin để tránh sự theo dõi của các cơ quan chức năng.
App cho vay tiền online lừa đảo tràn lan xuất hiện
Chúng tiếp cận với những người có nhu cầu vay nhưng không đủ điều kiện vay ở ngân hàng hoặc các tổ chức uy tín, mạo danh nhân viên của công ty tài chính có tiếng tăm để hỗ trợ người vay hoặc gửi đường link website/app giả mạo để người vay nhập số tài khoản, mật khẩu vào.
Thông thường, những app này niêm yết lãi suất không quá 20%/năm - có vẻ rất hợp lý, hợp pháp. Tuy nhiên, khi ký hợp đồng vay, khách hàng thường bất ngờ với số tiền phải trả cao gấp vài lần so với quảng cáo bởi cách tính lãi theo dư nợ ban đầu rất bất lợi cho người vay, các khoản phí dịch vụ, phí tư vấn, phí sử dụng app, phí duyệt hồ sơ, phí phạt do trả quá hạn hoặc trả trước hạn… dẫn tới tiền lãi thực tế có thể tới vài nghìn phần trăm.
Khi tạo khoản vay trên app, người vay buộc phải cấp phép cho app truy cập danh bạ, ảnh và các thông tin cá nhân trên điện thoại, khách hàng còn phải cung cấp thông tin người nhà, đồng nghiệp để làm người tham chiếu
Khi khách hàng chậm trả hoặc không còn khả năng thanh toán, chúng sẽ dùng nhiều thủ đoạn như: Tung thông tin cá nhân lên mạng để bôi xấu, gọi điện đe dọa người thân, đồng nghiệp của người vay, cắt ghép ảnh con nợ ghép hình đồi trụy…
Nhiều người là nạn nhân khi sập bẫy app tín dụng đen
Mặc dù khoản vay ghi nhận đúng số tiền nhưng số tiền thực tế nhận được lại ít hơn do đã bị trừ các khoản phí. Đây là hình thức rất phổ biến. Khách hàng vẫn phải trả lãi cho khoản phí này mặc dù không nhận được tiền.
Các app vay online lừa đảo bị bắt có các điểm chung như sau:
Nạn nhân bị giới thiệu vay quay vòng các app lừa đảo cùng hệ thống
Đây là nhóm app thuộc Công ty tư vấn tài chính Gofingo Việt Nam do Maksim Zubkov (41 tuổi, quốc tịch Nga) cầm đầu. Ngoài Gofingo, chúng còn điều hành 5 công ty cho vay khác là Công ty TNHH Phúc Lộc Thọ, Công ty Infobot, Công ty Infinity, Công ty Solution Lab, Công ty Bảo Tín Kim Long - đều cho vay lãi nặng từ 183%/năm đến 2.555%/năm.
Ngày 26/6/2023, Maksim Zubkov và đồng phạm bị bắt để điều tra về hành vi cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự.
Cập nhật danh sách các app cho vay lừa đảo mới nhất
Tháng 6/2023, Aigars Plivčs (quốc tịch Latvia) cùng đồng phạm đã bị bắt vì điều hành đường dây cho vay lãi nặng thông qua hai trang web vay findo và tamo.vn. Hai website này do Tập đoàn Sun Finace (trụ sở tại Latvia) thiết lập thông qua 3 pháp nhân là Công ty Fincap VN, Sofi Solutions, Digital Credit để cho vay online tại Việt Nam.
Mức lãi suất cho vay của các app/web này thấp nhất là 401,5%/năm, cao nhất là 1.379,7%/năm - tức là gấp từ 20 lần đến 68 lần mức lãi suất cao nhất được pháp luật cho phép.
Công ty Digital Credit, Sofi Solutions cùng thuộc hệ thống điều hành, núp bóng tư vấn tài chính, cầm độ để cho vay lãi nặng.
Nhóm app này do Công ty Golden lập ra, nhân viên công ty là Đàm Chí Hào, Châu Khả Nghi thực hiện các công đoạn cho vay và nhắc nợ đến hạn.
Nguyễn Mạnh Hải - giám đốc Công ty thu hồi nợ Tiếng Nói Hay (chủ công ty là người Trung Quốc) cùng 2 nhân viên là Vũ Ngọc Minh Khánh và Nguyễn Thị Thùy Vân cùng điều hành việc thu nợ trễ hạn bằng cách nhắn tin cho người thân của “con nợ” để đe dọa và uy hiếm tinh thần.
Cho đến nay, nhóm này đã bị bắt, bởi vậy, việc các app này biến mất khỏi thị trường cho vay là điều dễ hiểu.
Nhóm app này thuộc Công ty Bamboo tại quận Ninh Kiều (TP Cần Thơ) chủ quản, do Trần Thị Thanh Hương điều hành, thực hiện đòi nợ đối với khách vay nợ. Với tội danh cho vay nặng lãi, đòi nợ kiểu khủng bố, những nhóm này đã bị triệt phá vào tháng 5 năm 2023.
Nhân viên của những app này là Nguyễn Thị Cẩm Hồng (Tây Ninh) phụ trách việc nhắn tin đòi nợ, gọi điện chửi bới, đe dọa, xúc phạm những khách hàng chậm trả nợ
Cảnh giác với những chiêu trò lừa đảo cho vay nóng online
Đây là những app cho vay do người Trung Quốc làm chủ. Trần Tân Tiến (Bình Thạnh) là nhân viên phụ trách việc đòi nợ. Tiến thường dùng số điện thoại để nhắn tin hăm dọa, nếu khách không trả tiền sẽ lấy hình ảnh trên Zalo để ghép và tung cho người thân, bạn bè của họ để hạ nhục.
Nhóm app do trưởng nhóm Nguyễn Vạng Trung (Bình Thạnh) cùng nhân viên là Nguyễn Thanh Tùng Quận 7) phụ trách đòi nợ dưới sự điều hành của một người đàn ông Trung Quốc. Thủ đoạn chủ yếu là gọi điện, nhắn tin đe dọa với mục đích đòi nợ.
Những app này thuộc đường dây cho vay nặng lãi 20.000 tỷ bị công an triệt phá vào cuối tháng 12 năm 2023. Với thủ đoạn tinh vi, phức tạp cùng sự cấu kết với người Trung Quốc, những app này đã cho vay nặng lãi, cưỡng đoạt tài sản, vận chuyển trái phép hàng hóa và tiền tệ qua biên giới. Chúng mở nhiều công ty “ma” để cho vay nặng lãi với lãi suất lên đến 2.346%/năm cho hơn 1 triệu người trên toàn quốc, đồng thời liên kết dữ liệu người vay tại trang web https://xxxxxx.com đặt tại sever của Alibaba Cloud Singapore.
Rất nhiều app cho vay trực tuyến lừa đảo do người nước ngoài cầm đầu
Nhóm app bị công an triệt phá vào cuối năm 2022 với hành vi cho vay nặng lãi, thu phí cao. Khi khách hàng không có khả năng chi trả, chúng giới thiệu khách vay quay vòng tại 34 app khác nhau.
Điển hình như một khách hàng ban đầu chỉ vay 8 triệu nhưng sau một thời gian đã trả đến 50 triệu vẫn còn nợ hơn 140 triệu. Khi không còn khả năng chi trả, chúng gọi điện cho khách hàng và người thân để đe dọa, uy hiếp buộc trả tiền thay, thậm chí còn ghép ảnh khách hàng thành ảnh thờ để gây áp lực.
Ứng dụng có điều kiện vay rất đơn giản, thậm chí không cần xác minh khả năng tài chính của khách hàng, bởi vậy nhiều khách hàng có tài chính không khả quan “liều mình” vay tại đây. Thế nhưng lãi suất không được công khai rõ ràng, nhiều khách hàng ngã ngửa khi biết lãi suất phải trả thực tế lên tới 200 - 300%.
Những app này đã bị điều tra và bắt giữ vào ngày 27/5/2022 do hành vi cho vay nặng lãi, sử dụng nhiều số điện thoại khác nhau để đòi nợ, đe dọa, chửi bới, cắt ghép hình ảnh khách hàng và người thân trong danh bạ để đăng lên mạng xã hội nhằm bôi nhọ danh dự, gây sức ép để thu tiền.
Khách hàng và người thân bị khủng bố, đe dọa trả nợ
Đây là app vay nóng với lãi “cắt cổ” mà người vay cần phải để ý và né tránh. Không chỉ mức lãi suất cao bất thường, ngay cả hợp đồng cho vay cũng không minh bạch khiến nhiều khách hàng nợ chồng chất, không còn khả năng chi trả.
Sau khi nhận nhiều đơn tố cáo, công an các tỉnh, thành phố đã điều tra và triệt phá đường dây cho vay nặng lãi quy mô lớn, xuyên quốc gia với tổng tiền vay hơn 1.800 tỷ đồng, lãi suất 2.090%/năm. Nhóm cầm đầu đường dây này đã bị bắt vào tháng 7/2022 với 159.000 nạn nhân trên toàn quốc.
Cashwagon đã bị công an bắt vào năm 2020 do cho vay vượt quá mức lãi suất do pháp luật quy định. Thậm chí khi khách hàng thanh toán muộn, nhân viên của app này làm phiền người vay và người thân của họ bằng những tin nhắn, cuộc gọi và thường xuyên đe dọa gây ra tổn thương tinh thần lớn.
Trên đây là những app vay tiền lừa đảo, nặng lãi đã bị công an bắt tính đến nay được chúng tôi tổng hợp lại. Để đảm bảo an toàn cho chính mình, người đi vay cần phải nghiên cứu và tìm hiểu kỹ đơn vị cho vay, đặc biệt phải đọc và làm rõ mọi điều khoản trong hợp đồng cũng như có phương án trả nợ đúng hạn để không phải chịu phí phạt, lãi phạt.
Vclick là đơn vị trung gian kết nối nhu cầu vay cá nhân, vay tiêu dùng đến những công ty tài chính minh bạch, uy tín và hợp pháp. Hãy truy cập website của chúng tôi và tìm khoản vay an toàn cho mình nhé!