Hiện nay, thị trường cho vay tiêu dùng vô cùng đa dạng từ vay trả góp, vay mua sắm, vay tiền mặt… nhằm đáp ứng nhu cầu của tập khách hàng ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, không phải việc vay vốn nào cũng có thể diễn ra thuận lợi, hình thức vay tiêu dùng cũng ẩn chứa nhiều rủi ro về tín dụng. Vì vậy, bài viết sẽ giúp các bạn đang có nhu cầu vay tiêu dùng biết được một số sai lầm cần tránh khi vay tiêu dùng, nhất là dịp cuối năm, khi có nhiều kỳ nghỉ lễ và sale ưu đãi, nhu cầu vay tiêu dùng càng gia tăng.
Việc đầu tiên cần tránh khi vay tiêu dùng đó là không tìm hiểu kỹ về đơn vị cho vay. Nhiều người do có nhu cầu vay tiền gấp, hoặc không tự tin vào hồ sơ tài chính của mình nên quyết định chọn những nơi cho vay không cần xét duyệt gắt gao, đây có thể là nguyên nhân bạn chọn trúng tổ chức tín dụng đen, khiến bạn gặp phải rất nhiều rủi ro và rắc rối trong tương lai.
Nên chọn các đơn vị cho vay, công ty tài chính tín dụng uy tín thông qua việc tìm hiểu một số thông tin như:
Bạn nên dành thời gian để tìm kiếm và nghiên cứu về đơn vị cho vay trước khi quyết định vay, để đảm bảo quyền lợi cá nhân cũng như an toàn tài chính cho bản thân bạn.
Hợp đồng vay là một bằng chứng và căn cứ vô cùng quan trọng trong trường hợp có tranh chấp phát sinh và cần có sự can thiệp của pháp luật. Vì vậy, việc cần tránh khi vay tiêu dùng thứ hai đó là “đừng ký vào bất cứ giấy tờ nào mà bạn không hiểu rõ về chúng”. Một khi đã ký tên cá nhân thì có nghĩa là bạn đã đồng ý với các điều khoản trong hợp đồng và cam kết thực hiện đúng những gì ghi trên hợp đồng. Vì vậy, nếu không hiểu rõ nội dung của hợp đồng thì tốt nhất bạn hãy hỏi lại đơn vị cho vay và đề nghị họ giải thích cho kỹ càng. Nếu như bạn hay quên hoặc cần về nhà suy nghĩ và ngâm cứu lại các điều khoản trong hợp đồng thì bạn nên ghi âm cuộc nói chuyện lại, đề phòng bạn tiếp tục hiểu sai.
Các nội dung cần lưu ý trên hợp đồng:
Cẩn thận hơn, bạn có thể yêu cầu bên cho vay cung cấp bản sao hợp đồng vay cho bạn để lưu trữ phòng những trường hợp bất trắc xảy ra.
Sai lầm thứ ba cần tránh khi vay tiêu dùng đó là vay vượt mức khả năng trả nợ của bản thân. Khi bạn đã vay nhiều hơn khả năng trả nợ của mình thì bạn đang đặt chính mình vào một món nợ quá sức, ảnh hưởng rất nhiều đến cả tài chính và vấn đề sức khỏe tâm sinh lý của bản thân.
Bạn rất dễ rơi vào tình trạng nợ nần, lâm vào tình trạng căng thẳng, lo âu quá độ khi chịu áp lực trả nợ. Hơn nữa, bạn còn rất dễ khiến khoản nợ tăng giá trị lên do không đủ khả năng để thanh toán nợ đúng hạn. Từ đó, khiến hồ sơ tín dụng của bạn xấu đi, điểm tín dụng cũng giảm, điểm uy tín cá nhân giảm, như vậy, bạn rất khó để sử dụng các dịch vụ tài chính trong tương lai mà không gặp trở ngại nào, các đơn vị cho vay sẽ không đủ tin tưởng để trao vốn cho bạn, vì căn bản bạn không biết kiểm soát nguồn tài chính của mình thì không có gì đảm bảo việc bạn có thể thanh toán khoản nợ đúng hẹn cho họ.
Như vậy, khi vay tiêu dùng chỉ nên vay vừa sức với khả năng chi trả của bản thân để đảm bảo bạn hoàn thành việc tất toán khoản nợ đúng hạn.
Sai lầm tiếp theo cần tránh khi vay tiêu dùng đó là không kiểm tra trước điểm tín dụng và tình trạng nợ của mình. Điểm tín dụng là căn cứ để các tổ chức tài chính, đơn vị vay xem xét khoản vay của bạn liệu có được chấp thuận hay không. Điểm tín dụng càng cao thì nghĩa là bạn là người uy tín, luôn vay và trả đúng hạn, là một khách hàng tiềm năng, còn điểm tín dụng càng thấp tức là uy tín của bạn không cao, bạn có khả năng không trả nợ, hoặc trả nợ không đúng hạn, cần xem xét thêm các khía cạnh khác nữa.
Ngoài ra, điểm tín dụng cao thì bạn còn được tổ chức tài chính áp lãi suất một cách ưu đãi hơn những người có điểm tín dụng thấp. Khi bạn có điểm tín dụng cao, bạn hoàn toàn có thể đàm phán với tổ chức tín dụng về một mức vay lãi suất hấp dẫn. Nhưng nếu bạn có điểm tín dụng thấp, thậm chí bị xếp trong nhóm nợ xấu thì có khả năng hồ sơ vay của bạn sẽ bị từ chối. Việc bạn cần làm để được vay đó là cải thiện điểm tín dụng của mình, nếu như còn khoản nợ nào thì nên trả đầy đủ
Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ khi tiến hành vay tiêu dùng tưởng chừng là một việc đơn giản nhưng lại hay thiếu sót nhất. Các bạn hãy nhớ rằng khi không cung cấp đầy đủ các giấy tờ quan trọng trong hồ sơ xin vay thì rất có thể bạn sẽ không được duyệt vay. Tuỳ thuộc vào gói vay mà tổ chức tín dụng sẽ quy định các loại giấy tờ cụ thể, bạn muốn được duyệt vay thì nên cung cấp hết các loại giấy tờ này, hoặc liên hệ với nhân viên tư vấn để biết cách làm.
Trong hồ sơ vay cũng cần phải khai báo thông tin rõ ràng, chính xác, khách hàng thường mắc một lỗi chung là khai sai địa chỉ tạm trú, cần phải khai đúng. Các giấy tờ về hợp đồng lao động, bảng lương cũng cần phải cung cấp một cách thành thật, hiện nay các tổ chức tín dụng đã áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến để phát hiện ra các hồ sơ giả mạo trong quá trình thẩm định hồ sơ. Vì vậy, nên thành thật trong khai báo và cung cấp hồ sơ vay để không bị đánh rớt hồ sơ và đánh mất niềm tin từ đơn vị cho vay.
Sai lầm tiếp theo rất nên tránh vay tiêu dùng đó là không lên kế hoạch trả nợ cụ thể. Để có thể giải quyết khoản nợ sớm thì bạn cần có một kế hoạch trả nợ tỉ mỉ và hoàn toàn tuân thủ theo kế hoạch đã đặt ra.
Chẳng hạn như nên chi tiêu như thế nào, tiết kiệm như thế nào, có nên vay tiền từ bạn bè gia đình để trả nợ hay không, có nên trả nợ lãi suất cao trước hay không… Lên kế hoạch trả nợ sẽ giúp bạn tiết kiệm được chi phí lãi suất, giảm bớt số tiền bạn phải trả trong tương lai khi bạn luôn trả nợ đúng hạn, từ đó cũng giúp cải thiện điểm tín dụng của bạn. Khi bạn có một kế hoạch trả nợ, bạn có thể quản lý tốt hơn nguồn thu nhập của mình và giảm đi áp lực tài chính. Việc lên kế hoạch trả nợ cũng giúp bạn hình thành thói quen quản lý tài chính tích cực, cũng tác động tích cực đến các khía cạnh khác trong cuộc sống, đặc biệt là giúp bạn tâm lý thoải mái hơn khi nợ luôn được trong tầm kiểm soát.
Việc phô trương khi vay tiêu dùng thể hiện sự lệch lạc giữa thu nhập và chi tiêu, có thể mang lại nhiều tác hại và rủi ro tài chính. Phô trương khi vay tiêu dùng có thể dẫn đến việc tích tụ nợ một cách không kiểm soát. Nếu chi tiêu vượt quá khả năng tài chính và thu nhập của bạn, bạn có thể rơi vào tình trạng nợ tích tụ, gây áp lực tài chính và khả năng trả nợ giảm sút.
Nợ nhiều và không khả năng trả nợ có thể tạo ra stress và áp lực tâm lý. Việc phải đối mặt với tình trạng tài chính khó khăn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần và chất lượng cuộc sống. Nếu một phần lớn thu nhập của bạn được dùng để trả nợ, bạn có thể đánh mất khả năng đầu tư vào cơ hội tài chính lâu dài, như mua nhà, đầu tư vào chứng khoán, hay tiết kiệm cho tương lai. Vì vậy, chỉ nên vay tiêu dùng khi thực sự cần thiết và có nhu cầu, không nên chỉ vay để phô trương.
Điều cuối cùng cần tránh khi vay tiêu dùng đó là nên tìm hiểu kỹ về lãi suất cho vay trước khi tiến hành vay vốn tại các đơn vị cho vay. Nếu không tìm hiểu kỹ về lãi suất vay thì có thể mang lại nhiều tác hại và rủi ro tài chính. Nếu bạn không nghiên cứu kỹ về lãi suất, có thể bạn sẽ ký hợp đồng vay với mức lãi suất cao hơn so với các tùy chọn khác. Điều này làm tăng chi phí vay và ảnh hưởng đến khả năng quản lý tài chính cá nhân. Lãi suất cao có thể làm giảm khả năng của bạn trong việc trả nợ. Nếu bạn không tính toán kỹ lưỡng và lên kế hoạch trả nợ, có thể bạn sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ tích tụ.
Nếu không hiểu rõ về cách lãi suất được tính toán và thay đổi theo thời gian, bạn có thể đối mặt với rủi ro nợ đa tầng. Điều này có thể làm cho số tiền nợ tăng lên nhanh chóng, gây khó khăn trong việc trả nợ. Lãi suất cao và khả năng trả nợ kém có thể làm giảm điểm tín dụng của bạn. Điều này ảnh hưởng đến khả năng của bạn trong việc đạt được các khoản vay khác hoặc các dịch vụ tài chính với điều kiện tốt hơn.
Tóm lại, không nghiên cứu về lãi suất có thể dẫn đến việc bạn trả nhiều tiền hơn so với cần thiết, thậm chí có thể làm mất đi cơ hội để tiết kiệm và đầu tư một cách hiệu quả.
Như vậy, trên đây là 8 điều cần tránh khi vay tiêu dùng giúp bạn tránh gặp phải rủi ro tài chính khi vay tiền. Người vay tiêu dùng cần cân nhắc thật lỹ các rủi ro trước khi vay để có thể tận dụng triệt để hiệu quả của khoản vay và tránh được những tình huống nan giải trong quá trình xét duyệt hồ sơ và sau giải ngân khoản vay.