Vay trả góp là vay thế chấp hay vay tín chấp?

Tác giả : haind
|
Lượt xem : 1922
|
Chia sẻ bài viết

19/06/2023

Vay trả góp là vay thế chấp hay vay tín chấp?

Nội dung

Định nghĩa vay trả góp

Vay trả góp là một phương thức vay tiền mà người vay sẽ phải trả một số tiền nợ gốc và lãi định kỳ như nhau. Số tiền lãi được tính trên số dư nợ gốc và thời hạn thực tế của kỳ hạn trả nợ. Vay trả góp có nhiều lợi ích như không cần phải thế chấp tài sản, được duyệt cho vay nhanh chóng, có thể lựa chọn thời gian trả nợ linh hoạt.

Vay trả góp khá quen thuộc với nhiều người. Hiện nay, bạn có thể vay mua nhà trả góp trong nhiều năm, vay mua xe trả góp hàng tháng, thậm chí mua điện thoại, tivi hay nhiều vật dụng cũng có thể trả góp được. Vậy vay trả góp là hình thức vay thế chấp hay tín chấp? Vclick sẽ đưa đến các bạn câu trả lời.

Vay trả góp thế chấp

Vay thế chấp (Equity loan) là hình thức vay tiền và thế chấp tài sản để đảm bảo cho khoản vay. Tài sản dùng để thế chấp phải thuộc sở hữu của người đi vay.

Hầu hết các tài sản được dùng để thế chấp gồm có: Quyền sử dụng đất, xe máy, ô tô… Khi được ngân hàng chấp nhận hồ sơ vay vốn thì tài sản thế chấp vẫn thuộc quyền sở hữu của người vay nhưng giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đó thì ngân hàng sẽ giữ lại.

Vay trả góp là vay thế chấp hay vay tín chấp?

Khoản vay thế chấp dùng các tài sản có giá trị để đảm bảo

Đặc điểm của hình thức vay thế chấp gồm:

- Tài sản được dùng thế chấp vẫn thuộc sở hữu của người đi vay, bên cho vay chỉ giữ giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản.

- Tài sản đảm bảo đa dạng, có thể là sổ đỏ, sổ hồng, ô tô, máy móc, thiết bị… đều có thể đem thế chấp để đăng ký vay.

- Thời gian vay linh hoạt có thể kéo dài lên đến 25 năm giúp giảm áp lực trả nợ cho người đi vay.

- Lãi vay đối với hình thức vay thế chấp thường thấp hơn lãi vay tín chấp. Trong khi vay tín chấp bạn phải chấp nhận mức lãi suất vay trên 10%/năm (có thể cao hơn nếu lãi suất huy động tăng lên) thì lãi suất vay thế chấp trung bình chỉ khoảng 7%/năm.

- Hạn mức cho vay lên đến 70%, thậm chí 100% giá trị của tài sản đảm bảo. Khi cần số vốn lớn, lãi rẻ để kinh doanh đầu tư lâu dài, nhiều người sẽ chọn hình thức vay này.

Ngoài tài sản đảm bảo sẽ được ngân hàng, công ty tài chính kiểm định và định giá theo một số tiêu chí nhất định.

Vay trả góp tín chấp

Vay tín chấp là hình thức vay tiền mà không cần cầm cố, thế chấp tài sản để đảm bảo cho khoản vay, cũng không cần bất cứ ai đứng ra bảo lãnh. Khách hàng có thể vay tiền dựa trên uy tín của bản thân bằng các loại giấy tờ chứng minh năng lực trả nợ.

Vay trả góp là vay thế chấp hay vay tín chấp?

Các khoản vay tín chấp có thể trả góp theo kỳ hạn đăng ký vay

Do nhu cầu vay tín chấp ngày càng tăng nên các ngân hàng, công ty tài chính, tổ chức tín dụng đã cung cấp rất nhiều gói vay tiêu dùng, vay tín chấp, như một số gói vay sau:

  • Vay theo lương (có thể nhận lương tiền mặt hoặc lương chuyển khoản)
  • Vay bằng thẻ CMND, hộ chiếu, thẻ CCCD
  • Vay theo giấy tờ đăng ký xe ô tô
  • Vay tín chấp theo giấy tờ đăng ký xe máy (cà vẹt xe)
  • Vay tín chấp theo sim/số điện thoại
  • Vay theo hóa đơn điện nước
  • Vay theo hợp đồng bảo hiểm nhân thọ (từ 15 triệu, đã đóng từ 1 năm trở lên)
  • Vay tín chấp kinh doanh

Khách hàng vay theo hình thức nào sẽ cần cung cấp cho các đơn vị vay loại giấy tờ tín chấp tương ứng với gói vay để đảm bảo khả năng trả nợ, đây cũng là giấy tờ chứng minh được sự uy tín của người vay để được hỗ trợ cho vay.

Xem thêm: Vay tín chấp 15 triệu SHB Finance

So sánh vay trả góp thế chấp và vay trả góp tín chấp 

Để hiểu được vay trả góp là vay thế chấp hay tín chấp bạn hãy so sánh 2 cách vay như sau:

Vay trả góp là vay thế chấp hay vay tín chấp?

Các khoản vay đều có thể trả góp hàng tháng

Tiêu chí

Vay thế chấp

Vay tín chấp

Đặc điểm

Dùng tài sản có giá trị để bảo đảm cho khoản vay

Tài sản thế chấp phải thuộc quyền sở hữu của người đứng tên trên hợp đồng vay

Giá trị tài sản đảm bảo được thẩm định, định giá bởi bên cho vay

Vay tiền không cần đảm bảo bằng tài sản.

Chỉ dựa trên sự uy tín và chứng minh năng lực trả nợ của người đi vay.

Tài sản thế chấp cần có

Sổ đỏ, sổ hồng, đăng ký xe ô tô, xe máy…

Không cần tài sản đảm bảo

Lãi suất

Lãi hợp lý, dễ chịu, phù hợp với vay lâu dài

Lãi tương đối cao, phù hợp với vay trong thời gian ngắn

Hạn mức cho vay

70-100% giá trị tài sản đảm bảo

Thấp hơn, tùy từng gói vay

Thời gian xét duyệt

Lâu hơn do phải kiểm định giấy tờ, tài sản…

Thời gian xét duyệt nhanh, thường giải ngân trong ngày

Thủ tục đăng ký

Phức tạp, cần đến trực tiếp ngân hàng, công ty tài chính

Đơn giản, có thể vay online

Vay trả góp là hình thức vay nào: Thế chấp hay tín chấp?

Như vậy, theo cách lý giải ở trên, vay trả góp có thể là vay thế chấp hoặc vay tín chấp tùy thuộc bạn vay bao lâu và có cần tài sản đảm bảo cho khoản vay đó không.

Trường hợp trả góp có thế chấp

Trường hợp bạn vay một khoản tiền lớn để mua nhà, mua xe ô tô… bạn sẽ cần số tiền rất lớn và trả dần trong nhiều năm. Do đó, ngân hàng hoặc công ty tài chính sẽ yêu cầu bạn thế chấp tài sản như giấy tờ nhà, đăng ký xe, hợp đồng mua bán (trường hợp nhà chưa được cấp sổ)… để đảm bảo bạn sẽ trả nợ đúng hạn.

Vay trả góp là vay thế chấp hay vay tín chấp?

Vay trả góp có tài sản đảm bảo được gọi là vay thế chấp

Hàng tháng, bạn sẽ phải trả một khoản tiền bao gồm một phần tiền gốc và lãi cho dư nợ còn lại. Như vậy đây là hình thức vay trả góp có thế chấp, có tài sản đảm bảo.

Trường hợp vay trả góp tín chấp

Cách vay này dùng khi bạn vay chi tiêu qua thẻ tín dụng, mua trả góp tài sản giá trị không quá lớn như điện thoại, máy vi tính, xe điện, xe máy… Khi làm thủ tục vay, phía công ty tài chính sẽ chỉ yêu cầu bạn xuất trình những giấy tờ chứng minh thông tin cá nhân, thu nhập hàng tháng để đảm bảo khả năng trả nợ.

Mỗi tháng, bạn cũng sẽ trả góp số tiền bao gồm một phần tiền gốc và tiền lãi, phần lãi này có thể tính theo dư nợ còn lại cũng có thể theo dư nợ ban đầu tùy theo bên cho vay quy định.

Hy vọng câu trả lời của Vclick có thể giúp bạn phân biệt được 2 hình thức vay thế chấp và tín chấp, biết được khi nào là vay trả góp thế chấp, lúc nào là vay trả góp tín chấp.

Bảng tính trả góp

Số tiền trả mỗi tháng

7.334.399 đ

Ghi chú: Thông tin tính toán số tiền phải trả hàng tháng như trên chỉ mang tính chất tham khảo và có thể sai lệch nhỏ so với kết quả tính toán thực tế