GenZ - thế hệ thích tiêu xài hơn là tích lũy tài sản

Tác giả : haind
|
Lượt xem : 975
|
Chia sẻ bài viết

26/06/2023

GenZ - thế hệ thích tiêu xài hơn là tích lũy tài sản

Nội dung

GenZ là gì? Điểm đặc trưng của thế hệ Gen Z

Gen Z là từ viết tắt của Generation Z - hay còn gọi là Thế hệ Z, sinh vào giai đoạn từ năm 1995 đến 2012. Những bạn trẻ này được tiếp cận với công nghệ từ khi còn nhỏ và có tư duy nhanh nhạy với thời cuộc. Họ còn được gọi với rất nhiều cái tên khác như iGeneration, Gen Tech, Gen Wii, Homeland Generation, Net Gen, Digital Natives, Plurals và Zoomers.Cha mẹ của Gen Z thường là thế hệ X (sinh từ năm 1965 đến 1979).

Có thể hiểu đây là thế hệ các bạn trẻ trong độ tuổi trưởng thành khoảng thập niên thứ 2 của thế kỷ 21. Chiếm khoảng 2,6 tỷ người chiếm khoảng 1/3 dân số thế giới. Ở Việt Nam, GenZ chiếm khoảng 15 triệu người chiếm 25% lực lượng lao động của quốc gia và là thế hệ tiêu dùng của tương lai.

Một nghiên cứu từ Gartner - một công ty nghiên cứu toàn cầu về tài chính, tiếp thị, bán hàng, Gen Z được coi là thế hệ “sẵn sàng để chi tiêu” với sức mua mỗi năm khoảng 1 nghìn tỷ đô la trên toàn cầu.

GenZ dễ dàng đi vay hơn là tích lũy tài sản

GenZ - một thế hệ năng động và cá tính

Có thể nói Gen Z là thế hệ đang tạo nên xu hướng và những trào lưu mới nhất cả ngoài đời và trên mạng internet. Phần lớn những hot trend trên mạng và trong cuộc sống đều xuất phát từ nhóm này. Những người trẻ tuổi này cũng được biết đến là thế hệ cá tính mạnh, dũng cảm bứt phá ra khỏi vùng an toàn và khuôn mẫu, lựa chọn lối đi khác biệt với đám đông và thể hiện ý kiến của bản thân.

Một ví dụ vui nhưng khá đúng về GenZ thế này: Nếu bị sếp la rầy thì 7X sẽ nhận lỗi và 8X sẽ sửa lỗi và 9X sẽ bật sếp.

Không khó để nhận thấy, những mặt hàng tiêu dùng, thời trang cũng ảnh hưởng rất lớn bởi thế hệ GenZ. Ngay cả phong cách tiêu dùng, kỹ năng tài chính của thế hệ này cũng có sự khác biệt. Họ không còn tư tưởng “dè xẻn”, “tằn tiện” như thế hệ 6X, 7X, cũng không có tư tưởng lo xa như 8X.

Tiêu xài bao giờ cũng dễ dàng hơn tích lũy

Được sinh ra và lớn lên trong thời đại bao phủ bởi internet và công nghệ, việc mua sắm toàn cầu trở nên dễ dàng. Cũng chính vì thế mà thế hệ GenZ cũng là thế hệ mua sắm và tiêu xài nhiều nhất. Không hiếm thấy nhiều nhãn hàng sang trọng cũng chọn nhóm khách hàng này làm đối tượng mục tiêu để hướng đến chăm sóc.

Phần lớn những người sử dụng thẻ tín dụng để chi tiêu cũng là nhóm các bạn trẻ. Mua sắm bằng thẻ tín dụng - tức hình thức mua trước trả sau này khá tiện lợi, nhưng theo các chuyên gia tài chính thì điều này cũng khá nguy hiểm.

Nếu như chi tiêu bằng tiền mặt, bạn sẽ chỉ có thể tiêu tối đa trong số tiền mình kiếm được thì tiêu bằng thẻ lại là đi vay để tiêu và trả lại sau, dễ dẫn đến chi tiêu quá tay.

GenZ dễ dàng đi vay hơn là tích lũy tài sản

Genz thích tiêu dùng và hưởng thụ những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất

Hơn nữa, việc quẹt thẻ để thanh toán khiến bạn ít cảm thấy tiếc tiền hơn so với trả tiền mặt và nhìn số tiền còn lại đang ít ỏi dần.

Thế nhưng không phải GenZ nào cũng hoang phí. Rất nhiều bạn đã áp dụng sự nhạy bén với thời cuộc để tích lũy và đầu tư. Mặc dù khó khăn nhưng nhiều tấm gương thành công đến từ thế hệ trẻ năng động này.

Vì sao GenZ thích tiêu xài và hưởng thụ?

Gen Z gồm các bạn trẻ từ 28 tuổi trở về, đây là độ tuổi chưa chín chắn, còn dễ bốc đồng. Thế hệ đầu GenZ đã đi làm được vài năm và có một số kinh nghiệm cuộc sống, sự hiểu biết về tầm quan trọng của tiền đang lớn dần.

Cha mẹ của Gen Z hầu hết còn khá trẻ và đang trong độ tuổi lao động, đang công tác thế nên hầu hết các bạn vẫn chưa thoát được cái bóng của bố mẹ, có thể vẫn đang ở nhà bố mẹ, xin tiền bố mẹ để tiêu xài, học tập vì thế họ chưa hiểu được sự vất vả để làm ra đồng tiền nên chưa thấy tiếc, xót. Với các lứa tuổi mới lớn, vung tiền bao giờ cũng dễ dàng. Thậm chí là vay tiền online dẫn đến nợ để thỏa mãn nhu cầu của bản thân

Hiện nay, rất hiếm nhà trường dạy về kỹ năng tài chính và quản lý chi tiêu dẫn đến việc các bạn trẻ mải mê mua sắm những thứ không thực sự cần thiết cho cuộc sống. Họ dễ dàng xin bố mẹ vài chục triệu để mua 1 chiếc điện thoại đẹp cho bằng bạn bè, cũng có thể mua một đôi giày vài triệu, một chiếc áo vài triệu. 

GenZ dễ dàng đi vay hơn là tích lũy tài sản

Phần lớn cha mẹ của GenZ còn trẻ và hỗ trợ tài chính cho con

Theo một nghiên cứu về tâm lý, Gen Z thích mua sắm tại cửa hàng vì họ thích xem, giữ và dùng thử sản phẩm trước khi mua, muốn tham gia với các nhân viên của cửa hàng khi mua sắm. Vì vậy, để chinh phục được thế hệ trẻ, các doanh nghiệp cần cải thiện sự phục vụ kèm theo dịch vụ, quà tặng và không gian trưng bày mặt hàng của mình.

Một số nhà bán lẻ thành công với đối tượng khách hàng Gen Z bao gồm Urban Outfitters, Sunglass Hut, American Eagle, Forever 21 và H&M, UGG, Gamestop, The North Face, Amazon.

Chính điều này khiến không ít bạn rơi vào tình trạng túng thiếu, nợ nần, đi vay triền miên gối đầu từ tháng này qua tháng khác.

GenZ thờ ơ với tích lũy và đầu tư

Các bạn trẻ thế hệ Genz chưa có khái niệm tích lũy, chưa có nhiều người cảm thấy sự cần thiết của việc tích lũy cho tương lai, họ thích tận hưởng cuộc sống hiện tại hơn. Nếu làm việc trong môi trường văn phòng, chắc hẳn bạn sẽ quen thuộc với hình ảnh những bạn trẻ vào đầu tháng sẵn sàng uống những ly trà sữa hàng trăm ngàn nhưng chưa đến cuối tháng đã hết tiền phải vay tiền chi tiêu cầm chừng, đợi có lương thì trả nợ rồi lại tiếp tục vòng lặp.

GenZ dễ dàng đi vay hơn là tích lũy tài sản

Không bao giờ là muộn để GenZ học cách quản lý tài chính

Một số bạn trẻ khá lười chủ động nâng cao giá trị bản thân, nâng cao thu nhập. Thay vì dành thời gian học thêm một ngành nghề khác, một văn bằng khác hoặc làm thêm công việc thứ 2 để vừa trau dồi kiến thức, vừa có thêm thu nhập thì nhiều bạn chọn cày game, cay phim hay du lịch bất chấp.

Gen Z ngại đầu tư, ngại va vấp. Nếu hỏi về những hình thức đầu tư nào đang phổ biến nhất, hình thức nào phù hợp với bạn nhất thì có lẽ không nhiều bạn có câu trả lời. Việc tích lũy tiền có lẽ còn quá xa vời bởi cuộc sống có quá nhiều thứ hấp dẫn cần chi tiêu.

Trên mạng xã hội hiện chia thành 2 trường phái: Một là “Đời người chỉ sống 1 lần” hoặc “Tuổi trẻ chẳng 2 lần thắm lại” ám chỉ những bạn sống hết mình cho hiện tại, không cần nghĩ đến tương lai. Trường phái thứ 2 là những bạn có tư duy tài chính, chăm chỉ tích lũy, chuẩn bị cho tương lai ngay từ tuổi đôi mươi.

Về khẩu chiến thì vẫn chưa ngã ngũ, thế nhưng xét về tương lai, trường phái nào sẽ có nền tảng vững chắc và thành công hơn thì có lẽ không cần phải bàn cãi. Để phát triển, GenZ cần nhìn thẳng vào thực tế, xem xét những khuyết điểm của bản thân để “bốc thuốc đúng bệnh”.

Học cách quản lý tài chính, tích lũy và đầu tư cho tương lai không bao giờ là muộn. Các bạn trẻ có thể bắt đầu ngay từ hôm nay bằng cách chi tiêu khôn ngoan hơn, lên kế hoạch sử dụng tiền kiếm được một cách hợp lý, có phương án tích lũy rõ ràng và đầu tư cho tương lai.

Nếu bạn cần một nguồn vốn để đầu tư, có thể tạo nhu cầu vay tại Vclick - đội ngũ tư vấn sẽ giúp bạn tìm kiếm những sản phẩm tín dụng phù hợp từ những đơn vị cho vay uy tín và ưu đãi.

 

Bảng tính trả góp

Số tiền trả mỗi tháng

7.334.399 đ

Ghi chú: Thông tin tính toán số tiền phải trả hàng tháng như trên chỉ mang tính chất tham khảo và có thể sai lệch nhỏ so với kết quả tính toán thực tế