Có nên dùng lãi kép để tránh lạm phát lối sống không?

Tác giả : haind
|
Lượt xem : 16435
|
Chia sẻ bài viết

28/07/2023

Có nên dùng lãi kép để tránh lạm phát lối sống không?

Nội dung

Lạm phát lối sống (Lifestyle Creep) hay sống hoang phí đang là chủ đề được bàn luận sôi nổi trên báo và mạng xã hội. Sau khi một chuyên gia đưa ra mức sinh lời từ 30 triệu sau 30 năm và khuyên mọi người cân nhắc về việc nên mua iPhone 14 Promax hãy dùng số tiền đó tận dụng sức mạnh của lãi kép để sinh lời trong tương lai thì đã có những ý kiến trái chiều xuất hiện.

Lạm phát lối sống - cách chi tiêu hoang phí đáng báo động

Lạm phát lối sống - Lifestyle Creep là tình trạng chi tiêu ngày càng nhiều cho các mặt hàng và dịch vụ không thiết yếu khi thu nhập tăng. Điều này có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt tài chính và khó đạt được các mục tiêu tài chính dài hạn.

Khi thu nhập tăng, chúng ta có xu hướng tiêu nhiều hơn do chúng ta có thể mua những thứ mà chúng ta không thể mua trước đây, chẳng hạn như đổi nhà lớn hơn, xe đắt tiền hơn và đồ ăn ngon hơn. 

dùng lãi kép để tránh lạm phát lối sống

Nên biết tận dụng lãi kép để có tài chính khỏe mạnh

Một lý do khác khiến lạm phát lối sống có thể xảy ra là do chúng ta bị ảnh hưởng bởi người khác, đặc biệt là việc thường xuyên tiếp xúc với cuộc sống hào nhoáng trên Facebook, Instagram, Tiktok… sẽ khiến gia tăng chủ nghĩa tiêu dùng, khiến nhiều người cố gắng chi tiêu vượt quá khả năng dẫn đến lối sống lạm phát và bạn sẽ phải đối mặt với rủi ro tài chính.

Lạm phát lối sống gây bất lợi cho tài chính cá nhân, cản trở khả năng tiết kiệm và đầu tư cho tương lai, khó khăn cho việc đáp ứng các mục tiêu tài chính dài hạn như xây dựng quỹ khẩn cấp, tiết kiệm để nghỉ hưu hay độc lập tài chính, tự do tài chính.

Không chỉ giới trẻ mới mắc lỗi hoang phí, Taylor Sohns - một chuyên gia hoạch định tài chính đã bộc bạch về một lần mắc bẫy hoang phí của mình khi ông từng bỏ ra 700.000 USD mua một chiếc xe Maserati Gran Turismo để đi chơi cuối tuần. Ông đã thích chiếc xe này từ rất lâu và việc sở hữu nó khiến ông cảm thấy thành tựu.

Thế nhưng sau khi tính toán lại, ông thấy rằng nếu dành số tiền đó đầu tư vào quỹ hưu trí thì ông sẽ được nghỉ hưu sớm hơn 4,3 năm. Đây chính là lời cảnh tỉnh khiến ông phải đánh giá lại thói quen chi tiêu của mình.

dùng lãi kép để tránh lạm phát lối sống

Giới trẻ hiện nay được cho là chưa có kỹ năng quản lý tài chính

Tại Việt Nam, nhiều bạn trẻ cũng kể những câu chuyện vui nhưng khá “trái ngang” như: “Đi làm giờ không sợ khó sợ khổ mà sợ chơi với đồng nghiệp ăn sang, chơi sang. Văn phòng mình có một số bạn nữ mới ra trường lương tháng 8tr nhưng hôm nào cũng trà sữa và đặt đồ ăn ngoài mặc dù cty có phụ cấp cơm trưa.”

Hay: “Không sợ khó, không sợ khổ, chỉ sợ đồng nghiệp rủ uống trà sữa mỗi ngày”.

Nhiều bạn trẻ cho rằng không ủng hộ những bạn quá khắt khe với bản thân nhưng cũng không ủng hộ những bạn vung tay quá trán.

Lãi kép tránh lạm phát lối sống bằng cách nào?

Nếu không mua iPhone 14 Pro Max, đem 30 triệu để đầu tư sinh lời thông qua lãi kép sẽ thu về hơn 520 triệu đồng sau 30 năm. Đây là ý kiến gây bùng nổ tranh luận. Theo các chuyên gia tài chính, để ngăn lối sống hoang phí làm chệch hướng các mục tiêu tài chính, bạn có thể sử dụng công thức tính lãi kép để thấy rõ số tiền mình sẽ có trong tương lai nếu không phung phí.

dùng lãi kép để tránh lạm phát lối sống

Nên dùng 30 triệu mua iPhone 14 Pro Max hay tiết kiệm?

Trước khi xuống tiền cho một sản phẩm và dịch vụ, mỗi người nên áp dụng công thức tính lãi kép sau:

FV = PV x (1 + i)^n

(FV là số tiền bạn sẽ nhận được nếu không chi tiêu lần này mà chọn đầu tư. PV là giá trị số tiền ở hiện tại mà bạn dự định bỏ ra để mua sắm. i là lãi suất cố định, thường là khoảng từ 7% đến 10% mỗi năm. n là số năm đầu tư theo dự định, thường tính đến thời điểm nghỉ hưu).

Ví dụ: Bạn thấy nhiều đồng nghiệp trong sử dụng iPhone 14 Pro Max bởi vậy sau khi được tăng lương vào tháng này, bạn dự định dùng 30 triệu đồng để mua cho “bằng anh bằng em”.

dùng lãi kép để tránh lạm phát lối sống

Lãi suất kép khiến tiền của bạn “sinh sôi” ngày một nhanh

Thế nhưng nếu dùng số tiền trên để đầu tư sinh lời với lãi suất 10% một năm, sau 30 năm, bạn sẽ nhận hơn 520 triệu đồng. Với quy trình này, mỗi cá nhân có thể đánh giá liệu một hàng hóa hay dịch vụ bạn dùng hôm nay có đáng để hy sinh tiềm năng tăng trưởng tài chính trong dài hạn hay không.

Ngoài ra, để tránh lạm phát lối sống, chúng ta cần tư duy thận trọng về tài chính và rèn luyện sự kiềm chế trong chi tiêu. Tác giả cuốn sách “Cha giàu, cha nghèo” Robert Kiyosaki từng nói: “Người giàu mua tài sản, người trung lưu mua tiêu sản mà họ cho là tài sản, người nghèo chỉ toàn trả chi phí”. Hay đúc rút gọn lại là: Người giàu mua tài sản, người nghèo mua tiêu sản.

Ý kiến đồng thuận về việc tích lũy cho tương lai

Một ý kiến cho rằng: “Cần phải tích lũy phòng khi khó khăn chứ làm đồng nào ăn hết đồng đấy mặc dù hiện tại không phải đi vay mượn, nhưng khi khó khăn như: mất việc, dịch dã như Covid thì nhanh chết lắm”. Đây cũng là ý kiến được đông đảo người “like” bởi rất nhiều người đã trải qua thời kỳ nhẵn túi khi cả thành phố bị phong tỏa trong nhiều ngày.

Một bạn trẻ khác có thái độ lạc quan hài hước: ”Đúng, nên cuộc sống rất công bằng. Đều là dân đi làm văn phòng, có người khá giả lên và mua được nhà, có người làm bao nhiêu tiêu bấy nhiêu nên cả đời ở trọ. Không nên hiểu nhầm nhé, tui cũng khuyến khích mọi người tiêu tiền, kể cả vay cũng đc, để kích cầu kinh tế. Việc tiết kiệm gì gì đó cứ để tui làm cho”.

dùng lãi kép để tránh lạm phát lối sống

Lãi kép được coi là “kỳ quan thứ 8” và vô cùng quan trọng trong tài chính

“Hiện tại ngày hôm nay sự tiết kiệm của vài năm trước đã thấy phát huy tác dụng về cuộc sống lúc này làm ăn khó khăn toàn lấy tiền tiết kiệm ra bù vào chi phí cuộc sống ngày hôm nay, nếu vài năm trước có tiền mà xài hoang phí thì không biết lúc này xoay sở ra sao?” Đây chắc hẳn là ý kiến của một người biết tiết kiệm.

“Hưởng thụ cũng ở mức vừa phải , nên cân nhắc với mức thu nhập chứ ko phải làm đồng nào xào đồng đấy, rồi đến lúc cha mẹ, con cái bệnh tật chẳng giúp được gì ngoài nước mắt”.

“Các nhà lập kế hoạch thì cứ lập kế hoạch đi, còn việc vung tiền để thỏa mãn sở thích vung tiền là căn bệnh chung của những người chẳng bao giờ quan tâm đến 2 từ "kế hoạch" cả. Việc mua 1 chiếc điện thoại vượt quá nhu cầu và khả năng thanh toán của người mua đã nhằm nhò gì so với việc mua cả đống hàng hóa mà người mua chẳng bao giờ sử dụng đến chỉ vì họ thích mua thôi”. 

“Bài viết muốn chúng ta nhìn rõ về tác hại, cũng như mất cơ hội tích lũy tài sản trong tương lai vì thói quen chi tiêu quá mức cần thiết. Hướng đến các bạn trẻ chưa rõ ý thức về tài chính cá nhân. Còn bạn nào đã rõ rồi thì tự khắc sẽ hiểu.”

Ý kiến phản đối: Nên sống cho hiện tại

Để phản đối ý kiến không mua iPhone 14 Pro Max mà để dành tiền tích lũy cho tương lai, nhiều bạn đưa ra nhận định như sau: 

“Đi làm kiếm tiền để chi tiêu cho cuộc sống mà sao cứ phải nghĩ ngợi, đắn đo nhiều thế nhỉ? Cứ tiêu, miễn là không phải đi vay, đI trộm, đi cướp, đi lừa đảo để tiêu.”

dùng lãi kép để tránh lạm phát lối sống

Nên chi tiêu hay tiết kiệm là câu hỏi lớn

“Mua chiếc iPhone 14 Pro Max thì ngoài sử dụng thông thường các tính năng cơ bản của điện thoại hàng ngày, còn có thể sử dụng cho công việc, kiểm tra email, đặt hàng online, nếu đi chơi xa có thể thay máy ảnh, tiện lợi vô cùng. Ngoài ra, chiếc điện thoại có tác dụng của riêng nó chứ không phải cứ để tiền trong ngân hàng để hưởng lãi kép. Cầm lãi kép sau 30 năm để tiếc nuối về tuổi trẻ, "giá như" mua iPhone 14 Pro Max ngày xưa thì tốt biết bao?

Điều thứ 2, không phải ai cũng biết đầu tư, nhất là "đầu tư sinh lời với lãi suất 10% một năm". Nhiều người đầu tư không khéo nên mất hết và đến cái iPhone 14 Pro Max cũng chẳng còn”.

“Việc chúng ta ăn tiêu thế nào là quyền của chúng ta. Tất nhiên, đừng lãng phí. Việc ăn tiêu quá đà và không có một khoản tiết kiệm nào là việc không hay. Đừng YOLO mà đến lúc sau này phải hối tiếc vì đã không có một khoản tiết kiệm nào. Tuy nhiên, biết tiết kiệm nhưng cũng đừng "hà tiện" quá, cái gì cũng không dám mua. Cảm thấy đủ điều kiện để mua cái gì nhưng không dẫn đến mất cân bằng, hãy mạnh dạn mua. Trong cuộc sống, cảm thấy cân bằng là được rồi, đừng nghiêng quá về bên nào.”

“Nếu đi làm vất vả mà không được hưởng thụ đôi chút, suốt ngày chỉ tìm cách tiết kiệm thì rất tiếc bạn chỉ là nô lệ của đồng tiền mà thôi!”

dùng lãi kép để tránh lạm phát lối sống

Phải làm thế nào để cân bằng giữa chi tiêu và tiết kiệm?

“Xài tiền phung phí là không nên, nhưng tiết kiệm quá cũng không tốt cho bản thân và xã hội. Vì sao khi kinh tế suy yếu thì Chính Phủ các nước lại phải kích cầu tiêu dùng? Vì đơn giản anh bán rau tiết kiệm không mua thịt thì chị bán thịt không có tiền để mua cá, rồi anh bán cá không có tiền để mua quần áo, chị bán quần áo sẽ không có tiền uống cafe, rồi dẫn đến người trồng cafe lại thua lỗ,... Mình chi tiêu ngoài việc được thụ hưởng, còn giúp người khác có thu nhập, người khác có thu nhập họ lại tiếp tục chi tiêu để người khác nữa có thu nhập,... Sau một vòng tròn thì đó cũng là tạo thu nhập cho bản thân mình.

Vậy còn bạn, bạn đồng tình và phản bác với ý kiến nào do Vclick nêu ở trên?

Bảng tính trả góp

Số tiền trả mỗi tháng

7.334.399 đ

Ghi chú: Thông tin tính toán số tiền phải trả hàng tháng như trên chỉ mang tính chất tham khảo và có thể sai lệch nhỏ so với kết quả tính toán thực tế