Ngân hàng Chính sách xã hội có chức năng và nhiệm vụ ra sao? Làm cách nào để vay vốn từ ngân hàng chính sách xã hội? Theo dõi bài viết này để bạn có thể biết cách vay vốn từ ngân hàng chính sách xã hội nhé.
Ngân hàng Chính sách xã hội (tên tiếng Anh là Vietnam Bank for Social Policies, tên viết tắt: VBSP) là một tổ chức tín dụng thuộc Chính phủ Việt Nam, được thành lập để cho vay hộ nghèo, cho vay các đối tượng chính sách.
Năm 1193, Chính phủ thành lập Quỹ cho vay ưu đãi người nghèo trên cơ sở góp vốn từ 3 ngân hàng gồm: Ngân hàng Nhà nước (100 tỷ), ngân hàng ngoại thương (200 tỷ), ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (132 tỷ).
Năm 2002, Chính phủ thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) theo Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg, tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại, tổ chức lại ngân hàng phục vụ người nghèo, thực hiện mục tiêu quốc gia, cam kết xóa đói giảm nghèo trước cộng đồng quốc tế.
Ngân hàng chính sách xã hội thành lập nhằm thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo
Ngân hàng Chính sách xã hội hoạt động không vì mục đích lợi nhuận như hệ thống ngân hàng thương mại, do đó không phải đảm bảo tỷ lệ thanh toán và tỷ lệ dự trữ bắt buộc như các ngân hàng thương mại, được miễn thuế và các khoản phải nộp ngân sách, không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi như ngân hàng thông thường.
VBSP là cầu nối đưa chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ đến với những người dân nghèo và người thuộc diện chính sách, tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận được các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, có cơ hội vay vốn làm sinh kế, từ đó xóa đói giảm nghèo hiệu quả.
Về cơ cấu tổ chức, Ngân hàng chính sách hoạt động theo mô hình mạng lưới từ trung ương đến các tỉnh, thành phố, quận, huyện theo địa giới hành chính, tổ chức theo 3 cấp: Hội sở chính (Trung ương), chính nhánh (cấp tỉnh, thành phố), phòng giao dịch (cấp huyện, thị xã).
Sơ đồ hệ thống tổ chức của VBSP
Với cách tổ chức này, đảm bảo cán bộ có thể tiếp cận gần với người dân hơn, bên cạnh đó việc thực hiện chủ trương, chính sách cũng được dân chủ, công khai và minh bạch.
Ngân hàng Chính sách xã hội được thành lập với mục đích thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách, không hoạt động vì lợi nhuận.
Có thể nói đây là một trong những công cụ đòn bẩy kinh tế của Nhà nước nhằm giúp những hộ nghèo và đối tượng chính sách có điều kiện tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ưu đãi để giúp người dân phát triển sản xuất, tăng thu nhập, tạo việc làm, nâng cao đời sống để thoát nghèo.
VBSP góp phần thực hiện chính sách phát triển kinh tế đi đôi với xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, hướng tới mục tiêu dân giàu - nước mạnh, xã hội công bằng- dân chủ - văn minh.
Các nghiệp vụ của Ngân hàng Chính sách bao gồm: Huy động vốn,thanh toán, cho vay, ngân quỹ và được nhận vốn uỷ thác từ nhiều tổ chức để cho vay ưu đãi của chính quyền địa phương, các hiệp hội, các hội, các tổ chức kinh tế, chính trị - xã hội, tổ chức phi Chính phủ, những cá nhân trong và ngoài nước đầu tư phát triển kinh tế xã hội.
Về hệ thống bộ máy quản trị: VBSP bao gồm:
- Hội đồng quản trị tại Trung ương (gồm 63 Ban đại diện HĐQT cấp tỉnh, thành phố và hơn 660 Ban đại diện của HĐQT cấp quận, huyện. Đứng đầu là Chủ tịch Hội đồng quản trị - là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Ban đại diện HĐQT gồm các đại diện của HĐQT, có chức năng giám sát việc thực hiện của HĐQT trên địa bàn.
Sơ đồ hoạt động của hệ thống ngân hàng chính sách xã hội
- Bộ máy tác nghiệp: Đứng đầu điều hành hoạt động của hệ thống ngân hàng chính sách tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là Tổng Giám đốc, điều hành tại cấp quận, huyện và các Giám đốc phòng giao dịch.
Nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, chăm sóc khách hàng. NHCSXH triển khai ứng dụng VBSP SmartBanking. Khách hàng có tài khoản thanh toán tại ngân hàng đang sử dụng điện thoại thông minh có thể tải và cài đặt ứng dụng để sử dụng dịch vụ Mobile Banking của ngân hàng. Sử dụng ứng dụng VBSP SmartBanking, khách hàng có thể dùng để chuyển tiền, thanh toán và quét mã QR thanh toán. Thuận lợi thực hiện kiểm tra được thông tin về tài khoản, lịch sử thanh toán, tài khoản tiền gửi và vay.
Đầu tiên bạn cần phải hiểu rõ những chương trình cho vay đang được hệ thống ngân hàng triển khai và những chính sách, đối tượng cho vay, mục đích của khoản vay. Hiện nay, ngân hàng chính sách đã thực hiện nhiều chương trình cho vay theo chính sách với lãi suất ưu đãi tới hàng triệu hộ nghèo trên cả nước. Vốn tín dụng ưu đãi đã giúp 2,8 triệu hộ thoát nghèo, thu hút 3 triệu lao động có việc làm mới, xây dựng 4,5 triệu công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, giúp 3 triệu học sinh, sinh viên, 100 nghìn căn nhà cho hộ gia đình vượt lũ, hơn 500 nghìn căn nhà cho hộ nghèo và gia đình chính sách, gần 100 gia định chính sách được vay vốn đi xuất khẩu lao động… Kết quả về xóa đói giảm nghèo của Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.
Các chương trình vay vốn từ VBSP
Hiện nay Ngân hàng Chính sách đang thực hiện cho vay nhiều chương trình, trong đó có một số chương trình từ nguồn vốn Trung ương như sau:
Cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo (theo các chính sách, Nghị quyết) như: Cho vay đi làm việc ở nước ngoài đối với hộ nghèo người dân tộc thiểu số, lao động bị thu hồi đất, đẩy mạnh xuất khẩu lao động, hỗ trợ tạo việc làm
Cho vay đối với những học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đang theo học.
Cho vay mua, thuê mua nhà ở xã hội, vay xây dựng, cải tạo, sửa chữa nhà ở.
Cho vay hỗ trợ tạo việc làm, hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm đối với người lao động bị thu hồi đất, duy trì và mở rộng việc làm.
Cho vay hộ sản xuất kinh doanh, thương nhân hoạt động thương mại tại vùng gặp khó khăn, cho vay để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất.
Cho vay vốn trồng rừng sản xuất và phát triển chăn nuôi.
Cho vay theo các dự án phát triển nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.
Cho vay thanh niên xung phong ở miền Nam tham gia kháng chiến từ 1965-1975.
Cho vay đối với người có HIV, người sau cai nghiện ma túy, người bán dâm hoàn lương.
Chương trình cho vay của ngân VBSP rất đa dạng
Cho vay theo dự án IFAD và dự án RIDP tại Tuyên Quang (vay vốn của Quỹ quốc tế về phát triển nông nghiệp - IFAD)
Cho vay theo dự án phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ (vốn của Ngân hàng Tái thiết Đức - KfW)
Cho vay theo dự án phát triển ngành lâm nghiệp (vốn của Ngân hàng Thế giới - WB)
Những đối tượng thuộc phạm vi cho vay của VBSP
- Hộ gia đình nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo được Bộ Lao động thương binh và xã hội công bố.
- Học sinh, sinh viên gia đình hoàn cảnh khó khăn đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và học nghề.
- Các đối tượng chính sách theo các Nghị quyết, Quyết định cụ thể của Chính phủ.
- Cho vay theo chương trình 135 đối với các tổ chức kinh tế và hộ sản xuất, kinh doanh thuộc thuộc khu vực II, III miền núi, hải đảo.
Điều kiện để được vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội
- Người vay là hộ nghèo, người thuộc đối tượng chính sách, phải có địa chỉ cư trú hợp pháp, năm trong danh sách hộ nghèo được UBND cấp xã quyết định theo chuẩn nghèo, được Tổ tiết kiệm và vay vốn bình xét, lập danh sách và có xác nhận của UBND cấp xã.
- Người vay là các đối tượng chính sách theo quy định hiện hành của Nhà nước và trong Nghị định 78/2002/NĐ-CP.
Người dân khó khăn có thể liên hệ với Tổ tiết kiệm và vay vốn để được hỗ trợ
Quyết định 486/QĐ-TTg năm 2023 của Thủ tướng chính phủ về mức lãi suất cho vay ưu đãi tại Ngân hàng Chính sách xã hội như sau:
Số thứ tự |
Đối tượng cho vay |
Lãi suất |
I |
Hộ nghèo |
|
1 |
Cho vay hộ nghèo |
6,6%/năm |
II |
Hộ cận nghèo |
|
1 |
Cho vay hộ cận nghèo |
7,92%/năm |
III |
Hộ mới thoát nghèo |
|
1 |
Cho vay hộ mới thoát nghèo |
8,25%/năm |
IV |
Học sinh, sinh viên |
|
1 |
Cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn |
6,6%/năm |
V |
Các đối tượng cần vay vốn để giải quyết việc làm |
|
1 |
Cho vay người lao động là người DTTS đang sinh sống tại vùng có điều kiện KT - XH đặc biệt khó khăn, người khuyết tật |
3,96%/năm |
2 |
Cho vay cơ sở SXKD sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật |
3,96%/năm |
3 |
Cho vay cơ sở SXKD sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người DTTS |
3,96%/năm |
4 |
Cho vay cơ sở SXKD sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật và người DTTS |
3,96%/năm |
5 |
Cho vay các đối tượng khác |
7,92%/năm |
VI |
Các đối tượng đi lao động có thời hạn ở nước ngoài |
|
1 |
Cho vay người lao động thuộc hộ nghèo hoặc hộ DTTS tại huyện nghèo đi XKLĐ theo Quyết định số 27/2019/QĐ-TTg |
3,3%/năm |
2 |
Cho vay các đối tượng còn lại thuộc huyện nghèo đi XKLĐ theo Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg |
6,6%/năm |
3 |
Cho vay người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng |
6,6%/năm |
VII |
Các đối tượng khác theo quyết định của Chính phủ |
|
1 |
Cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn |
9,0%/năm |
2 |
Cho vay hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn |
9,0%/năm |
3 |
Cho vay thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn |
9,0%/năm |
4 |
Cho vay phát triển lâm nghiệp |
6,6%/năm |
5 |
Cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa |
9,0%/năm |
6 |
Cho vay hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở |
3%/năm |
7 |
Cho vay mua nhà trả chậm Đồng bằng sông Cửu Long |
3%/năm |
8 |
Cho vay hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt khu vực miền Trung |
3%/năm |
9 |
Cho vay nhà ở xã hội theo Nghị định số 100/2015/NĐ-CP của Chính phủ |
4,8%/năm |
10 |
Cho vay trồng rừng sản xuất và chăn nuôi theo Nghị định 75/2015/NĐ-CP của Chính phủ |
1,2%/năm |
11 |
Cho vay phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg |
3,3%/năm |
12 |
Cho vay dự án mở rộng tiếp cận tài chính cho người khuyết tật (dự án Nippon) |
6,6%/năm |
13 |
Cho vay đối với hộ gia đình và người nhiễm HIV, người sau cai nghiện ma túy… theo Quyết định số 29/2014/QĐ-TTg |
6,6%/năm |
14 |
Cho vay đối với thanh niên xung phong cơ sở miền Nam tham gia kháng chiến giai đoạn 1965 - 1975 theo Nghị định số 112/2017/NĐ-CP của Chính phủ |
6,6%/năm |
Xem thêm: Lãi suất ngân hàng nhà nước mới nhất
Trả nợ trực tiếp: Người vay nộp Sổ vay vốn do người vay lưu giữ và điền thông tin vào Bảng kê các loại tiền nộp (số lượng từng loại tiền), chuyển tiền mặt cho ngân hàng chính sách nơi thực hiện thủ tục để đề nghị trả nợ, trả lãi.
Trình tự thực hiện thanh toán khoản vay như sau:
Bước 1: Người vay đề nghị Ban quản lý Tổ Tiết kiệm và vay vốn thực hiện chuyển khoản để trả nợ gốc từ tài khoản tiền gửi.
Bước 2: Ban quản lý Tổ Tiết kiệm và vay vốn ghi số tiền người vay trả lãi vào bảng kê lãi phải thu, lãi thực thu, tiền gửi và thu nợ gốc tiền gửi, yêu cầu người trả nợ ký xác nhận.
Bước 3: Ngân hàng chính sách xã hội nơi thực hiện thủ tục: thực hiện giao dịch và trả lại phiếu giao dịch chuyển khoản về cho Ban quản lý Tổ Tiết kiệm và vay vốn để chuyển trả cho người vay.
Ngân hàng chính sách xã hội là công cụ quan trọng đưa nguồn vốn vay ưu đãi đến với người dân khó khăn. Qua thông tin Vclick chia sẻ ở trên, nếu bạn đang thuộc diện khó khăn, nằm trong nhóm đối tượng được hỗ trợ vay vốn thì đừng ngần ngại liên hệ với tổ Tiết kiệm và vay vốn tại địa phương để được tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi này nhé.