Microfinance, microcredit, microloan: Định nghĩa, lịch sử hoạt động

Tác giả : haind
|
Lượt xem : 2101
|
Chia sẻ bài viết

19/09/2023

Microfinance, microcredit, microloan: Định nghĩa, lịch sử hoạt động

Nội dung

Tài chính vi mô Microfinance gồm tín dụng vi mô và bảo hiểm vi mô được ra đời để phục vụ những đối tượng khách hàng có mức thu nhập thấp đến trung bình. Vậy Microfinance có đặc điểm nổi bật gì? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết sau.

Microfinance là gì?

Microfinance là thuật ngữ tiếng Anh nói về hoạt động tài chính vi mô được áp dụng rộng rãi hiện nay, nhất là trong ngành ngân hàng. 

Microfinance, microcredit, microloan: Định nghĩa, lịch sử hoạt động 

Microfinance cung cấp các khoản vay nhỏ

Cụ thể, Microfinance là những dịch vụ ngân hàng cung cấp những khoản vay nhỏ, hợp lý với lãi suất phù hợp cho đối tượng khách hàng có thu nhập thấp không có điều kiện tiếp cận với những khoản vay truyền thống khác.

Trong bối cảnh tỷ lệ nghèo và thất nghiệp trở thành mối lo ngại ở các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là tại các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Các tổ chức tài chính vi mô (MFI – Microfinance Institution) ra đời với nhiệm vụ cung cấp các khoản vay nhỏ cho khách hàng đang gặp vấn đề khó khăn về tài chính. 

Mục đích chính của các khoản vay là phục vụ nhu cầu giảm nghèo, tránh để ảnh hưởng tới nền kinh tế quốc gia. Thúc đẩy nền kinh tế phát triển không bị lao dốc quá đà, nhất là trong những thời kỳ khủng hoảng kinh tế.

Microfinance thường bao gồm việc cung cấp các khoản vay nhỏ, tiết kiệm, bảo hiểm và các dịch vụ tài chính khác cho người cần vay không có tài sản đảm bảo hoặc lịch sử tín dụng tốt. 

Các tổ chức microfinance hoạt động như: ngân hàng microfinance, hợp tác xã tín dụng, và các tổ chức phi lợi nhuận… Các tổ chức này hoạt động với tiêu chí chú trọng đến việc đảm bảo tính bền vững của các dự án tài chính và phát triển cộng đồng.

Mục đích hình thành Microfinance

Các tổ chức tài chính Microfinance được hình thành với mục tiêu là giúp những người nghèo, có thu nhập thấp, thu nhập không ổn định, thất nghiệp…. có cơ hội thay đổi cuộc sống. 

Microfinance, microcredit, microloan: Định nghĩa, lịch sử hoạt động 

Microfinance hoạt động với mục đích giúp người khó khăn vay vốn

  • Tạo cơ hội kinh doanh để giảm nghèo: microfinance giảm nghèo bằng cách cung cấp các khoản vay nhỏ và dịch vụ tài chính khác giúp những người gặp khó khăn về kinh tế có thể khởi nghiệp, kinh doanh nhỏ và cải thiện đời sống.
  • Phát triển cộng đồng: microfinance góp phần phát triển cộng đồng bằng việc cung cấp vốn cho các dự án cộng đồng như xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội, giáo dục, y tế cơ bản. Hỗ trợ tăng quyền lợi của phụ nữ, tạo nên sự ổn định và phát triển bền vững cho các gia đình.
  • Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa: microfinance huy động nguồn lực từ các tổ chức lớn mạnh và mang tới cho doanh nghiệp đang gặp khó khăn cơ hội tiếp cận tín dụng để cải thiện sản xuất, kinh doanh.
  • Tạo ra tính bền vững: microfinance giúp mở rộng cơ hội tiếp cận tài chính cho khách hàng không có tài sản đảm bảo hoặc lịch sử tín dụng tốt giúp họ có cơ hội vay tốn từ những tổ chức uy tín, minh bạch, tránh xa tín dụng đen. Từ đó khách hàng thuộc đối tượng này tránh được nợ nần quá mức và dần cải thiện và xây được lịch sử tín dụng tích cực hơn.

Mô hình hoạt động của microfinance

Microfinance, microcredit, microloan: Định nghĩa, lịch sử hoạt động 

Microfinance hoạt động với 4 mục tiêu chính

Các tổ chức tài chính vi mô hỗ tợ thực hiện một số hoạt động tài chính như: tài khoản tiết kiệm, cho vay khởi nghiệp, giáo dục nguyên tắc đầu tư…theo đúng mục đích là giúp người vay có thể sử dụng khoản vay một cách hiệu quả để thành công thoát khỏi giai đoạn khó khăn:

  • Xác định khách hàng tiềm năng: Là cộng đồng ở những khu vực có nhu cầu cao về dịch vụ tài chính có nhiều người thu nhập thấp, tự kinh doanh và không có điều kiện tiếp cận các khoản vay từ ngân hàng. Thông qua các kênh như chi nhánh, điểm giao dịch di động hoặc hợp tác với các tổ chức địa phương như hợp tác xã để tiếp cận khách hàng
  • Đánh giá và xác định nhu cầu tài chính: Tổ chức Microfinance sẽ thực hiện đánh giá về nhu cầu tài chính của khách hàng để xác định loại hình sản phẩm và dịch vụ phù hợp cũng như thời hạn và số tiền giải ngân tương ứng.
  • Xét duyệt và cấp vốn: Khách hàng nộp đơn xin vay và sẽ tuân thủ quy trình xét duyệt của tổ chức Microfinance dựa trên khả năng trả nợ và lịch sử tín dụng. Sau khi khoản vay được chấp thuận, khách hàng sẽ được cấp khoản vay. Các khoản vốn vay thường nhỏ, trong thời gian ngắn hạn và có lãi suất thấp hơn so với các nguồn cho vay phi chính thống.
  • Quản lý và tiếp tục hỗ trợ phát triển: Tổ chức Microfinance sẽ quản lý và theo dõi khoản nợ của khách hàng để đảm bảo họ trả đúng hạn. Ngoài ra còn cung cấp dịch vụ hỗ trợ đào tạo quản lý tài chính và kế hoạch kinh doanh để giúp thúc đẩy phát triển kinh doanh của khách hàng. 

Microfinance hoạt động dưới nhiều mô hình: hợp tác xã tín dụng, ngân hàng Microfinance hoặc các tổ chức phi lợi nhuận tùy theo vùng địa lý và mục tiêu khách hàng hướng tới.

Microcredit là gì?

Microcredit là một hình thức tài chính vi mô phổ biến, trong tiếng anh được gọi là Microleding, cung cấp khoản vay cực kỳ nhỏ cho cá nhân để giúp người vay tự kinh doanh. 

Microfinance, microcredit, microloan: Định nghĩa, lịch sử hoạt động 

Microcredit là mô hình cho cá nhân vay tự kinh doanh

Điều kiện cho vay là khách hàng có thu nhập thấp, chủ yếu tới từ các nước kém phát triển. Những người được cung cấp dịch vụ tín dụng Microcredit có thể đang phải sống trong hệ thống trao đổi hàng hóa mà không thực sự dùng tiền tệ.

Microcredit trong xã hội hiện đại được cho là phát sinh dựa trên mô hình Ngân hàng Grameen, do nhà kinh tế học Muhammad Yunus phát triển vào năm 1976. Nguồn gốc của mô hình này khi một nhóm phụ nữ vay 27 USD để hỗ trợ cho công việc kinh doanh của các thành viên trong nhóm và họ đã thành công tiếp tục duy trì công việc của mình.

Cấu trúc của các thỏa thuận tín dụng Microcredit khác với các khoản vay ngân hàng thông thường ở chỗ có thể không yêu cầu bất kỳ văn bản thỏa thuận nào. Trong một vài trường hợp, tín dụng vi mô thực hiện thỏa thuận đảm bảo với một vài thành viên trong nhóm người vay nợ có trách nhiệm đốc thúc hoàn thành khoản nợ và họ sẽ nhận ưu đãi khoản vay lớn hơn.

Microloan là gì?

Microloan là thuật ngữ chỉ các khoản vay tiền nhanh dành cho các doanh nghiệp nhỏ và được ngân hàng phát triển cộng đồng cấp vốn.

Microfinance, microcredit, microloan: Định nghĩa, lịch sử hoạt động 

Microloan là dịch vụ cho vay những khoản vốn nhỏ

Những khoản vay nhỏ sẽ phù hợp với khách hàng có nhu cầu tài chính cá nhân ở các nước đang phát triển.

Đặc điểm của microloan:

  • Phù hợp với khách hàng có thu nhập trung bình.
  • Không yêu cầu chứng minh tài chính hoặc có tài sản thế chấp.
  • Thủ tục đơn giản: khách hàng trên 18 tuổi có CCCD hoặc CMND chính chủ
  • Giải ngân khoản vay nhanh chóng: Sau khi hoàn thành thủ tục và được kiểm duyệt hồ sơ khoản vay sẽ được giải ngân vào tài khoản của khách hàng.
  • Hạn mức không cao từ vài triệu đến vài chục triệu, thời gian vay không kéo dài.
  • Mục đích: Phục vụ nhu cầu vay tiêu dùng của cá nhân và hộ gia đình…

Các khoản vay nhỏ đang phát triển và được ưa chuộng là vì việc vay để tiêu dùng, hay mua trước trả sau để được hưởng ưu đãi ngày càng trở nên phổ biến và khách hàng không muốn hoàn thành quá nhiều thủ tục cũng như mất thời gian đi lại giao dịch.

Mối quan hệ giữa Fintech và Microfinance

Trong thời đại công nghệ 4.0, Công nghệ tài chính Fintech và Microfinance có sự tương tác mạnh mẽ, hỗ trợ lẫn nhau để cung cấp dịch vụ tài chính hiện đại và tiện lợi với các đối tượng khách hàng đang gặp khó khăn về tài chính và thuộc diện có thu nhập trung bình không đủ điều kiện tiếp cận với nguồn vốn vay từ các ngân hàng truyền thống.

 Microfinance, microcredit, microloan: Định nghĩa, lịch sử hoạt động

Fintech và Microfinance có mối quan hệ chặt chẽ với nhau

Sau đây là mối quan hệ mật thiết giữa Fintech và Microfinance:

- Cung cấp dịch vụ tài chính kỹ thuật số: Fintech chủ yếu là ứng dụng công nghệ để cải thiện và đổi mới các dịch vụ tài chính. Các công ty Fintech phát triển ứng dụng trên nền tảng di động, nền tảng trực tuyến và các giải pháp kỹ thuật số khác để cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tài chính. Các tổ chức Microfinance có thể sử dụng Fintech để cung cấp các dịch vụ tài chính trực tuyến, giúp tiết kiệm thời gian và tăng tính tiện lợi cho khách hàng.

- Tiếp cận khách hàng mới: Fintech giúp các tổ chức Microfinance tiếp cận các đối tượng khách hàng mới mà trước đây không dễ dàng đạt được, như các nhóm dân cư ở khu vực xa xôi hoặc khách hàng ở các quốc gia đang phát triển. Các ứng dụng và dịch vụ trực tuyến của Fintech có thể cung cấp tiếp cận tài chính cho những người không có ngân hàng hoặc không tiếp cận ngân hàng truyền thống.

- Quản lý tín dụng và dữ liệu: Fintech cung cấp các công cụ phân tích dữ liệu và đánh giá rủi ro tín dụng mạnh mẽ. Microfinance có thể sử dụng các công nghệ này để cải thiện quá trình xét duyệt khoản vay và quản lý rủi ro, giúp tối ưu hóa việc cấp vốn và đảm bảo tính bền vững của các dự án tài chính.

- Cung cấp các sản phẩm tài chính mới: Fintech thường đưa ra các sản phẩm tài chính sáng tạo như: ví điện tử, các nền tảng cho vay tiền online, hoặc các sản phẩm bảo hiểm trực tuyến. Microfinance có thể hợp tác với các công ty Fintech để cung cấp những sản phẩm này cho khách hàng của họ, cung cấp thêm các tùy chọn tài chính.

- Giảm chi phí và tăng tính hiệu quả: Fintech có thể giúp Microfinance cắt giảm chi phí hoạt động, đặc biệt là qua việc tự động hóa quy trình và tăng cường hiệu suất.

Fintech và Microfinance có thể hỗ trợ lẫn nhau trong việc mở rộng tiếp cận tài chính và cung cấp các dịch vụ tài chính cho những người nghèo và không có tiếp cận dễ dàng đến các dịch vụ tài chính truyền thống. Sự kết hợp giữa công nghệ tài chính và mô hình Microfinance có thể tạo ra các giải pháp tài chính mới và tăng cường tính tiện lợi và tính hiệu quả trong việc cung cấp dịch vụ tài chính cho các khách hàng cần thiết.

Bảng tính trả góp

Số tiền trả mỗi tháng

7.334.399 đ

Ghi chú: Thông tin tính toán số tiền phải trả hàng tháng như trên chỉ mang tính chất tham khảo và có thể sai lệch nhỏ so với kết quả tính toán thực tế