Lập kế hoạch kinh doanh khi có nguồn vốn hạn hẹp

Tác giả : haind
|
Lượt xem : 1827
|
Chia sẻ bài viết

04/05/2024

Lập kế hoạch kinh doanh khi có nguồn vốn hạn hẹp

Nội dung

Cách lập kế hoạch kinh doanh khi có nguồn vốn hạn hẹp - Đây là bước quan trọng nhưng không hề đơn giản bởi để bắt đầu kinh doanh từ nguồn vốn nhỏ là lựa chọn không dễ dàng.

Để từng bước lên kế hoạch khởi nghiệp kinh doanh với số vốn nhỏ, trước tiên bạn cần tự đặt ra những câu hỏi về khả năng của bản thân như: Mình có kiến thức về lĩnh vực gì? Mình say mê, yêu thích lĩnh vực kinh doanh nào, số tiền mình đang có là bao nhiêu, cần bao nhiêu vốn và đi vay thêm bao nhiêu, vay ở đâu… Câu hỏi đặt ra càng chi tiết thì những thông tin bạn thu về lại càng có giá trị.

Lập kế hoạch kinh doanh

Kế hoạch kinh doanh cần ngắn gọn, súc tích, đi thẳng vào chủ đề. Đặc biệt là khi bạn muốn dùng bản kế hoạch kinh doanh để kêu gọi người khác hùn vốn đầu tư cùng thì bước này lại càng quan trọng. Hãy viết sao cho các đối tượng bạn hướng đến có thể hiểu được ngay cả khi kiến thức về lĩnh vực kinh doanh không chuyên sâu bằng bạn nhưng vẫn hiểu và cảm nhận được tính khả thi của kế hoạch hay đóng góp, xây dựng thêm để kế hoạch hoàn thiện hơn.

Lập kế hoạch kinh doanh khi có nguồn vốn hạn hẹp

Lập kế hoạch kinh doanh chi tiết hết mức có thể

Kế hoạch kinh doanh sẽ bao gồm: Tóm tắt dự án, cơ hội thành công, kế hoạch vận hành, nguồn lực, tài chính, cách chào bán và giới thiệu sản phẩm, thời điểm gia nhập thị trường, các phương án quản trị rủi ro…

Tiến hành nghiên cứu thị trường

Sau khi đã có kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh, bạn cần nghiên cứu tình hình thị trường thực tế xem có đúng như dự tính hay không và tìm cơ hội thành công từ kẽ nhỏ thị trường. 

Ví dụ: Bạn muốn khởi nghiệp kinh doanh quần áo với số vốn ban đầu là 200 triệu. Vậy trước tiên bạn sẽ nghiên cứu xem mình có hiểu biết về loại hình quần áo dành cho nữ hay nam, cho người lớn hay trẻ em, có những nguồn hàng bán buôn tốt nào để khai thác, thực tế các cửa hàng, shop quần áo cùng lĩnh vực ở nơi mình định mở đang kinh doanh ra sao…

Đăng ký kinh doanh nếu xác định lâu dài

Nếu sau một thời gian nghiên cứu và “chạy thử”, bạn thấy tiềm năng thu lợi nhuận lâu dài thì hãy đăng ký kinh doanh. Việc đăng ký kinh doanh sẽ giúp bạn nâng cao uy tín của mình.Việc đăng ký kinh doanh theo hình thức hộ kinh doanh cá thể đơn giản, chỉ cần chuẩn bị hồ sơ và nộp lên UBND cấp huyện, tình, thời gian chờ giải quyết hồ sơ và cấp giấy phép từ 3 đến 5 ngày làm việc.

Đối với xin giấy phép thành lập công ty, bạn sẽ xin giấy phép tại Sở Kế hoạch và đầu tư, thời gian đợi từ 3 đến 5 ngày làm việc. Nếu công ty có yếu tố nước ngoài thì có thể phải đợi từ 18 đến 30 ngày.

Lập kế hoạch huy động thêm vốn

Luôn cần có phương án huy động vốn. Hãy chuẩn bị thêm ít nhất 2 phương án huy động vốn như: Vay vốn ngân hàng (cần tài sản thế chấp gì, lấy từ đâu, lãi suất thế nào, thời gian trả trong bao lâu…), vay người thân, kêu gọi đầu tư… Bạn cũng có thể chọn cách vay từ những tổ chức tín dụng, tuy nhiên hãy đảm bảo rằng mình chọn đúng đơn vị có uy tín tốt và đảm bảo an toàn cho khoản vay cung như thông tin khách hàng.

Lập kế hoạch kinh doanh khi có nguồn vốn hạn hẹp

Bạn có thể tìm phương án gia tăng nguồn vốn kinh doanh

Xây dựng kế hoạch tiếp thị sản phẩm

Sản phẩm được tiếp thị đến đúng đối tượng sẽ giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi, tức là bạn sẽ sử dụng hiệu quả nhất nguồn tiền bỏ ra, thu về lượng đơn hàng cao nhất.

Với thời đại 4.0 như hiện nay, bạn càng phủ sóng rộng rãi trên nhiều phương tiện, mạng xã hội, nền tảng mua bán online, tận dụng những tính năng miễn phí để tiếp cận khách hàng.

Ví dụ: Ngoài lập một website chính, bạn cần lập thêm Fanpage, kênh Youtube, Tik Tok, Instagram, Zalo… mở gian hàng trên Shopee, Lazada, Sendo… Nếu cần có thể chạy quảng cáo trên Facebook, Google… 

Với số vốn nhỏ thì hãy tận dụng những kênh miễn phí để tăng cơ hội tiếp cận khách hàng.

Nghiên cứu các rủi ro trong quá trình kinh doanh

Quản trị rủi ro luôn là bước không thể thiếu trong mọi kế hoạch kinh doanh. Bất cứ hoạt động nào cũng luôn tiềm ẩn rủi ro, quan trọng nhất là phải dự đoán trước và có ngay biện pháp khắc phục để hạn chế rủi ro xuống tối thiểu.

a, Lường trước rủi ro tài chính

Rủi ro về tài chính luôn tiềm ẩn và gây sụt giảm lợi nhuận, thậm chí thua lỗ. Rủi ro tài chính có thể phát sinh do thị trường làm giảm giá tài chính, khả năng kiểm soát nợ, kiểm soát dòng tiền, thay đổi tỷ giá hối đoái…

Rủi ro về tỷ giá rất thường gặp nếu bạn kinh doanh xuyên quốc gia. Giả sử khi Nhân dân tệ tăng so với tiền Việt thì những mặt hàng bạn nhập từ Trung Quốc về sẽ trở nên đắt đỏ hơn nhưng sẽ có lợi nếu bạn bán hàng cho đối tác phía Trung Quốc và thanh toán bằng Nhân dân tệ.

b, Nhận định những rủi ro thị trường

Thị trường luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, thua lỗ, nguyên nhân có thể đến từ phía khách quan như: Bỗng dưng một loại sản phẩm nào đó bị bóc phốt khiến khách hàng đồng loạt quay lưng hay người đại diện quảng cáo cho sản phẩm bị tẩy chay làm ảnh hưởng đến sản phẩm…

Lập kế hoạch kinh doanh khi có nguồn vốn hạn hẹp

Quản trị rủi ro là phần không thể thiếu trong kế hoạch kinh doanh

Khi kinh doanh, bạn luôn phải lường trước, dự đoán những rủi ro có thể xảy đến và có phương án cho từng trường hợp.

c, Những rủi ro trong hoạt động

Rủi ro trong kinh doanh là những thiệt hại mà bạn có thể hoặc không lường trước được. Có nhiều yếu tố dẫn đến rủi ro như: kế hoạch chưa tối ưu, phương thức, hình thức kinh doanh chưa phù hợp, nhân sự trục trặc và rủi ro thiên tai... Những yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và tăng trưởng kinh tế của doanh nghiệp

Phổ biến nhất là rủi ro về chiến lược (bỏ lỡ cơ hội kinh doanh, doanh số thấp…), rủi ro vật lý (hỏa hoạn, thiên tai, trộm cắp…), rủi ro về luật (liên quan đến pháp lý, kiện tụng…), rủi ro về công nghệ (bị tấn công mạng, mất dữ liệu…), rủi ro về con người…

Bạn cần phải có cách quản lý rủi ro và biện pháp khắc phục cho từng trường hợp cụ thể để hạn chế hết mức những thiệt hại mà rủi ro có thể gây ra.

Chọn thời điểm vào thị trường

Thời điểm gia nhập thị trường rất quan trọng, có thể giúp bạn rút ngắn quãng đường đến thành công. Hãy nghiên cứu và chọn điều kiện thị trường thích hợp.

Ví dụ: Nếu bạn mở cửa hàng quần áo với số vốn nhỏ thì nên chọn thời điểm mùa hè bởi quần áo mùa hè thường có giá rẻ hơn, khách hàng cũng có xu hướng mua sắm nhiều hơn so với quần áo mùa đông.

Đừng ngại tham khảo lời khuyên từ người đi trước

Kinh nghiệm của người đi trước được đánh đổi bằng nhiều thời gian, công sức và tiền bạc. Nếu học hỏi được, bạn sẽ loại bỏ được những khả năng không tốt và tập trung nguồn lực để thử sức với những phương án hiệu quả hơn.

Lập kế hoạch kinh doanh khi có nguồn vốn hạn hẹp

Tham khảo kinh nghiệm từ người khác sẽ giúp ích cho kế hoạch kinh doanh của bạn

Dám thất bại và đứng lên làm lại

Một người dám thất bại là một người có khả năng đi đến thành công cao nhất. Nếu bạn không dám bắt tay làm thực hiện, không dám chấp nhận rủi ro thì sẽ khó có thể tiến xa được.

Nếu bạn đang cần gấp một khoản tiền bổ sung cho nguồn vốn kinh doanh, có thể tạo khoản vay tại Vclick và tham khảo các phương án phù hợp. Với sàn tín dụng Vclick, bạn có thể vay với hạn mức 80 triệu, thời gian vay 36 tháng, thủ tục dễ dàng, duyệt vay nhanh chóng hoàn toàn online.

 

Bảng tính trả góp

Số tiền trả mỗi tháng

7.334.399 đ

Ghi chú: Thông tin tính toán số tiền phải trả hàng tháng như trên chỉ mang tính chất tham khảo và có thể sai lệch nhỏ so với kết quả tính toán thực tế

Tags