Khoản vay trả góp ảnh hưởng đến tín dụng cá nhân như thế nào?

Tác giả : haind
|
Lượt xem : 506
|
Chia sẻ bài viết

12/09/2023

Khoản vay trả góp ảnh hưởng đến tín dụng cá nhân như thế nào?

Nội dung

Khoản vay trả góp giúp bạn dễ dàng thực hiện các kế hoạch trong mua sắm của mình. Trong bài viết này, những thông tin về khoản vay trả góp, tác động của nó đến tín dụng cá nhân và các mẹo quản lý khoản vay trả góp sẽ được chúng tôi đề cập trong bài viết dưới đây. Cùng tìm hiểu nhé!

Hiểu về các khoản vay trả góp

Khoản vay trả góp ảnh hưởng đến tín dụng cá nhân như thế nào

Trả góp để mua nhà, mua bất động sản

Vay trả góp được hiểu đơn giản là một hình thức vay tín dụng thông thường mà người vay sẽ cần phải trả một khoản tiền nợ và tiền lãi được quy định trong các kỳ trả với mức trả đều như nhau. 

Đây là một khoản vay tín dụng mà bạn cần phải hoàn trả trong một khoảng thời gian nhất định có thể bao gồm cả tiền lãi hoặc không. 

Nói cách khác, vay trả góp theo tháng tại ngân hàng, bạn sẽ không cần trả hết một lần toàn bộ khoản vay mà số tiền sẽ được chia nhỏ theo các tháng để trả cả gốc và lãi (nếu có).

Bằng hình thức này nợ gốc và lãi suất vay trả góp sẽ được giảm dần qua các kỳ thanh toán để giúp khách hàng có cho mình một kế hoạch trả nợ tốt hơn. Ngân hàng cũng có thể giảm thiểu về rủi ro trong cho vay tín dụng. Vay trả góp được thực hiện theo hai hình thức vay thế chấp và vay tín chấp. Nếu khách hàng đang cần vay từ 10 - 70 triệu nhanh chóng thì nên sử dụng hình thức vay trả góp tín chấp. Còn nếu muốn vay để phục vụ cho những nhu cầu lớn hơn như mua nhà, sửa nhà, du học,… với khoản tiền lớn và thời gian dài hạn thì có thể vay trả góp thế chấp.

Khoản vay trả góp ảnh hưởng đến tín dụng cá nhân như thế nào

Lãi suất 0% cho các khoản vay trả góp tiêu dùng được nhiều ngân hàng áp dụng

Khách hàng vay trả góp sẽ áp dụng hai cách tính lãi suất hàng tháng như sau:

Lãi suất sẽ được tính theo dư nợ gốc: Nghĩa là mức lãi suất sẽ không thay đổi hàng tháng và sẽ được tính bằng tỷ lệ % của số nợ gốc ban đầu. Mỗi tháng khách hàng sẽ phải trả góp một khoản bằng nhau cho đến khi hết kỳ tất toán.

Công thức:

  • Lãi suất tháng = Lãi suất năm/12 
  • Tiền lãi hàng tháng = Số tiền nợ gốc x Lãi suất tháng
  • Tổng phải trả hàng tháng = Tiền gốc/12 tháng + tiền lãi hàng tháng

Lãi suất được tính theo dư nợ giảm dần hay còn gọi là dư nợ thực tế: Mỗi tháng, người vay sẽ phải trích ra một khoản tiền gốc để thực hiện trả góp dần. Cách tính này thì số lãi cần phải trả sẽ giảm dần qua từng tháng, nó sẽ được tính dựa trên số dư nợ thực tế mà khách hàng đã trả một phần gốc vào kỳ trả trước.

Công thức tính:

  • Số tiền gốc cần trả hàng tháng = tổng tiền đã vay/ tổng số tháng vay
  • Tiền lãi = (số dư thực tế × số ngày duy trì thực tế × lãi suất) / 365

Còn với khoản vay trả góp thế chấp thì ngân hàng thường sẽ áp dụng tính lãi theo dư nợ giảm dần nhưng sẽ thả nổi mà không cố định. Cụ thể, các ngân hàng sẽ đưa ra mức lãi suất ban đầu cố định trong 1 khoảng thời gian (có thể là 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng, 24 tháng. Sau đó mức lãi suất sẽ thay đổi dựa trên mức lãi suất thường kỳ của ngân hàng đó và biên độ tăng lên.

Thông thường, người vay cần phải trả nợ định kỳ hàng tháng vào một ngày đã được thỏa thuận từ đầu. Cũng có ngân hàng áp dụng thu theo từng quý. Với hình thức vay trả góp thì khách hàng sẽ có thời hạn vay từ 3 tháng đến 35 năm.

Tác động của khoản vay trả góp đối với tín dụng cá nhân

Khoản vay trả góp ảnh hưởng đến tín dụng cá nhân như thế nào

Điểm tín dụng càng cao càng dễ vay với số tiền lớn

Trên thực tế, điểm tín dụng và các khoản vay trả góp có tác động qua lại lẫn nhau. Điểm tín dụng càng cao thì khi vay khách hàng có thể vay được nhiều hơn với chi phí tiết kiệm hơn.

Còn khi khách hàng vay trả góp, việc hoàn trả khoản vay đúng hạn hay không cũng tác động tích cực hoặc tiêu cực đến điểm tín dụng.

Điểm tín dụng sẽ được tích lũy dựa trên các yếu tố như sau:

  • Lịch sử thanh toán 
  • Số tiền còn nợ
  • Thời gian mở tín dụng
  • Loại tín dụng
  • Tín dụng mới

Trong đó, hai yếu tố tác động mạnh nhất là lịch sử thanh toán và số tiền còn nợ.

Điểm tín dụng sẽ không cố định mà sẽ dao động trong suốt cả quá trình khách hàng thực hiện khoản vay trả góp nên nó có thể tăng hoặc giảm tại các thời điểm khác nhau

Với lịch sử thanh toán, nó là một yếu tố quan trọng hàng đầu và chiếm tỉ lệ cao nhất trong các yếu tố tạo nên điểm tín dụng. Nó là một con số phản ánh về việc thanh toán nợ vay có đúng hạn không. Nếu được thanh toán đúng hạn và nhanh chóng thì đây là một lợi thế của người vay trong điểm tín dụng.

Nếu bạn là một khách hàng có điểm tín dụng cao thì tỉ lệ cho vay và mức giới hạn tín dụng mà ngân hàng cấp cho bạn sẽ cao hơn.

Khoản vay trả góp ảnh hưởng đến tín dụng cá nhân như thế nào

Để mình luôn giữ được điểm tín dụng tốt và ngân hàng xét duyệt nhanh chóng thì hãy thanh toán đúng hạn các khoản trả góp

Việc vay trả góp cũng giúp cho cá nhân của bạn quản lý và tính toán chi tiêu hợp lý hơn. Hàng tháng sẽ phải dành một khoản cố định để chi trả thay vì việc tiêu tiền không kiểm soát. Đồng thời, bạn cũng có được món đồ hay đạt được mục đích về chi tiêu của mình mà không cần phải đợi thời gian dài mới tích lũy được. Nó tạo nên một lịch trình trả góp cụ thể, có mục tiêu và giúp bạn hạn chế những chi tiêu không cần thiết để tập trung và mục đích rõ ràng hơn.

Mẹo quản lý khoản vay trả góp và duy trì tín dụng tốt

Khoản vay trả góp ảnh hưởng đến tín dụng cá nhân như thế nào

Bạn có thể áp dụng nguyên tắc 70-20-10 trong việc chi tiêu tài chính cá nhân

Để đảm bảo lịch sử tín dụng tốt khi bạn đang vay trả góp thì bạn nên thanh toán khoản vay một cách nhanh chóng và đúng hạn nhất.

Việc này sẽ được bắt đầu từ việc bạn cần phải cân nhắc giữa khả năng tài chính của mình và số tiền cũng như thời hạn cần phải trả để giảm tối đa áp lực khi thanh toán mà không có đủ khả năng.

Hãy chủ động ghi chú lại tất cả các thông tin về khoản trả góp của mình, bao gồm: ngày cần thanh toán, số tiền cần thanh toán và đặt nhắc nhở trước 3-5 ngày trước hạn thanh toán.

Hãy chủ động theo dõi các thông báo được gửi từ tin nhắn hoặc email của ngân hàng về khoản thanh toán đến hạn của bạn.

Nên chủ động thanh toán 3 ngày trước khi ngày đến hạn thanh toán để tiền đảm bảo đủ thời gian để xử lý, hạn chế trục trặc xảy ra.

Khi có nợ, bạn cũng nên chủ động lập kế hoạch để việc trả nợ được diễn ra nhanh chóng, ổn định. Bạn có thể trả nợ với quy tắc 70-20-10 (70% thu nhập để chi tiêu, 20 % để trả nợ và 10% để tiết kiệm) để tập trung tốt vào mục tiêu tài chính là trả được nợ của mình.

Bạn cũng nên theo dõi báo cáo và tra cứu về điểm tín dụng thường xuyên để xem mình đang ở mức điểm an toàn hay là rơi vào tình trạng nợ xấu,…

Hãy là một người chi tiêu thông minh và làm chủ được các khoản tín dụng của mình để chủ động hơn trong tài chính. Và với những thông tin trên về khoản vay trả góp và tác động đến điểm tín dụng cá nhân, hy vọng bạn đọc sẽ có cho mình những cập nhật kiến thức hữu ích cho mình trong nhu cầu tìm hiểu về vấn đề này.

Bảng tính trả góp

Số tiền trả mỗi tháng

7.334.399 đ

Ghi chú: Thông tin tính toán số tiền phải trả hàng tháng như trên chỉ mang tính chất tham khảo và có thể sai lệch nhỏ so với kết quả tính toán thực tế