Đang nợ thì có vay tiền thêm nữa được không?

Tác giả : haind
|
Lượt xem : 585
|
Chia sẻ bài viết

26/06/2023

Đang nợ thì có vay tiền thêm nữa được không?

Nội dung

Nếu bạn đang nợ tiền ngân hàng hay một tổ chức tài chính mà vẫn cần vay thêm thì liệu có được không và phải vay ở đâu? Cùng Vclick tìm hiểu về cách vay tiền khi đang mắc một khoản nợ nhé.

Những thói quen xấu khiến bạn mắc nợ

Các chuyên gia đã chỉ ra có rất nhiều thói quen tai hại khiến bạn dễ rơi vào tình cảnh nợ nần chồng chất, có thể điểm mặt một số thói quen xấu sau:

  • Chi tiêu cảm tính, mua sắm mà không suy nghĩ thấu đáo
  • Mua sắm để cải thiện tâm trạng, mua sắm vô tội vạ
  • Tiêu tiền bằng thẻ tín dụng
  • Không đặt ra ngân sách cho việc chi tiêu
  • Mua sắm lẻ tẻ, tiện đâu mua đấy
  • Vứt bỏ đồ ăn thừa thường xuyên
  • Chấp nhận việc luôn mắc nợ
  • Mua cà phê mỗi sáng thay vì tự pha
  • Vui chơi và ăn uống như thể không có ngày mai
  • Mua quần áo, phụ kiện không phù hợp với những gì đã có

 Những thói quen khiến bạn rơi vào cảnh nợ nần

Một số thói quen xấu khiến bạn dễ mắc nợ

Nếu bạn đang mắc những thói quen trên, ngay từ bây giờ hãy từ bỏ những thói quen xấu và lên kế hoạch chi tiêu, tiết kiệm, học cách đầu tư để đạt mục tiêu tài chính.

Các yếu tố phụ thuộc

Để không rơi vào tình cảnh nợ nần, bạn cần lưu ý đến các yếu tố sau:

Luôn tìm cách tăng thu nhập - đây là cách tốt nhất để bạn luôn có một khoản tiền phòng thân. Khi vật giá ngày một gia tăng, nhu cầu ngày một nhiều hơn thì chỉ tiết kiệm thôi là không đủ. Hãy tìm mọi cách để tăng nguồn thu như: Tìm việc làm thêm, tìm cách đầu tư…

Luôn chú ý đến lãi suất và điều kiện vay của nợ cũ và nợ mới: Nếu lãi suất hiện tại thấp hơn mức lãi suất của khoản vay cũ thì bạn có thể vay một khoản nợ mới để đáo hạn nợ cũ, như vậy bạn sẽ được hưởng mức lãi suất thấp hơn đáng kể.

Hạn mức mới được cấp: Hạn mức cấp thẻ tín dụng liên quan đến thu nhập của bạn. Nếu bạn có thói quen tiêu tiền bằng thẻ tín dụng thì hãy chú ý đến hạn mức để không bị chi tiêu quá đà.

Điểm tín dụng và tài sản thế chấp: Điểm tín dụng rất quan trọng, nó quyết định việc bạn có thể vay tiền online tiếp theo không và hưởng mức lãi suất bao nhiêu. Thế nên hãy chú ý trả các khoản nợ đúng hạn, tránh làm mất điểm tín dụng.

Đang nợ thì vay tiền ở đâu được?

Nhiều người thắc mắc: Nếu đang nợ thì có vay tiền thêm nữa được không? Có thể vay ngân hàng hay vay trả góp để giải quyết những khó khăn tài chính trước mắt không? Thì Vclick xin được trả lời như sau: Nếu bạn đang nợ, thì nợ được chia thành 5 nhóm:

- Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn);

- Nhóm 2 (Nợ cần chú ý);

- Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn);

- Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ);

- Nhóm 5 (Nợ có khả năng không thu hồi được).

Các nhóm 3, 4, 5 bị xem là nợ xấu, bị đánh giá là khó thu hồi hoặc không có khả năng thu hồi. Chính vì thế hầu hết các ngân hàng sẽ không duyệt các khoản vay cho các đối tượng đã có lịch sử nợ xấu. Thế nhưng nếu đã được xóa lịch sử nợ xấu thì bạn vẫn có thể vay tiền tại ngân hàng.

Đangcónợthìvaythêmởđâuđược 

Nếu bạn đang nợ xấu thì rất khó để vay vốn ngân hàng

Việc xóa nợ xấu thực hiện như sau: Nghiêm túc trả nợ cả gốc và lãi để ngân hàng cập nhật thông tin điểm tín dụng trên hệ thống CIC. Nếu khoản vay dưới 10 triệu đồng thì nợ xấu sẽ được xóa ngay và người vay có thể vay tiền tại các ngân hàng hoặc công ty tài chính.

Đối với khoản vay trên 10 triệu, người vay phải đợi 5 năm sau khi thông tin xóa nợ được cập nhật lên hệ thống mới có thể vay vốn ngân hàng như thường.

Nếu bạn đang có khoản nợ vay tín chấp và đang trong quá trình trả nợ đều đặn, không phát sinh nợ quá hạn. Thì như vậy bạn rất dễ vay tiền thêm từ các tổ chức tài chính khác. 

Nếu bạn vẫn chưa được xóa nợ xấu và không thể vay ngân hàng thì bạn có thể vay tiền trên Vclick hoặc vay tiền online trên web tài chính. Việc làm hồ sơ và duyệt khoản vay khá đơn giản, bạn chỉ cần giấy tờ tùy thân và sim điện thoại chính chủ, tài khoản ngân hàng chính chủ là có thể được duyệt khoản vay trong ngày.

Các bước giúp bạn thoát khỏi nợ

- Từ bỏ thói quen mua sắm bằng thẻ tín dụng. Hãy học cách chi tiêu trong khoản thu nhập của bạn. Đây là cách kiểm soát chi tiêu cơ bản nhất.

- Áp dụng phương pháp chia nhỏ thu nhập: Hãy chia thu nhập của bạn thành nhiều khoản: Khoản chi cố định, chi cho các hoạt động tinh thần, khoản để phát triển bản thân, khoản tiết kiệm, khoản dùng cho đầu tư.

- Lập ngân sách từ khoản thu nhập của bạn và theo dõi sát sao các khoản chi hàng tháng.

- Lập danh sách nợ, ưu tiên trả khoản nào trước, khoản nào sau. Việc quyết định chiến lược trả nợ phụ thuộc vào thu nhập hàng tháng của bạn và số nợ hiện tại, lãi suất đang được áp dụng.

- Nâng cao giá trị bản thân, tăng thu nhập: Bạn có thể học hỏi thêm, tìm việc làm thêm hay học cách đầu tư để tăng giá trị bản thân và có thêm thu nhập.

- Tránh các khoản chi tiêu không cần thiết: Hãy chỉ tiêu tiền vào những thứ bạn thực sự cần, không nên mua bán theo cảm tính hay chi tiêu vào những khoản không cần thiết.

Gộp nợ bằng 1 khoản vay tiền mặt có lãi suất thấp hơn

Nếu bạn đang có nhiều khoản nợ lẻ tẻ hoặc các khoản vay tiền lãi suất cao thì việc tìm một nơi có lãi suất thấp hơn, vay một số tiền lớn để trả tất cả các khoản nợ cũng là một cách giảm nợ, thoát nợ hiệu quả.

Thay vì bạn nợ nần ở nhiều nơi, khó kiểm soát thì khi áp dụng cách gộp nợ bằng một khoản vay sẽ giúp bạn dễ dàng kiểm soát nợ cũng như lên kế hoạch trả nợ cụ thể.

VayonlinetrênVclickđểgộpnợ

Nên vay một khoản nợ lãi thấp để trả cho nhiều khoản nợ lãi cao

Lời khuyên khi vay tiền từ chuyên gia

Bất kể bạn đã mắc nợ hay chưa từng rơi vào cảnh nợ nần thì những lời khuyên sau đây từ chuyên gia tài chính sẽ giúp ích cho bạn:

Tạo kế hoạch chi tiêu để kiểm soát tài chính của mình. Hãy ghi chép lại các khoản chi và đánh giá lại vào mỗi cuối tháng, cắt giảm dần những khoản chi không cần thiết.

Tạo ngân sách và bám sát ngân sách chi tiêu. Hãy sử dụng tiền để làm cho cuộc sống của bạn tốt đẹp hơn thay vì chi trả cho những thú vui đơn thuần.

Không lạm dụng thẻ tín dụng. Thẻ tín dụng dễ tạo ra bẫy chi tiêu do có thể tiêu trước trả sau. Hơn nữa, nếu bạn đang nợ thẻ tín dụng thì hãy giải quyết chúng càng sớm càng tốt.

Luôn có một quỹ khẩn cấp để dùng trong những trường hợp như: thất nghiệp đột ngột, ốm đau bệnh tật…

Nếu bạn có nhiều khoản nợ, hãy lên kế hoạch trả nợ theo cách hợp lý: Ưu tiên trả các khoản nợ có lãi suất cao trước hoặc ưu tiên trả các khoản nợ nhỏ, lặt vặt trước. Việc quyết định chiến lược trả nợ phụ thuộc vào tình hình nợ thực tế của bạn.

Hy vọng những thông tin trên đây của Vclick có thể giúp bạn giải quyết được các khoản nợ và tránh rơi vào vòng nợ tiếp theo. Nếu bạn đang nợ và gặp khó khăn thì vẫn có thể vay tiền được, miễn là thu nhập của bạn đảm bảo khả năng trả nợ trong tương lai.

Bảng tính trả góp

Số tiền trả mỗi tháng

7.334.399 đ

Ghi chú: Thông tin tính toán số tiền phải trả hàng tháng như trên chỉ mang tính chất tham khảo và có thể sai lệch nhỏ so với kết quả tính toán thực tế