Thất nghiệp là gì? Cách giải quyết khó khăn khi bạn thất nghiệp

Tác giả : haind
|
Lượt xem : 504
|
Chia sẻ bài viết

26/04/2023

Thất nghiệp là gì? Cách giải quyết khó khăn khi bạn thất nghiệp

Nội dung

 

Thất nghiệp là gì mà nó đang là vấn đề nóng hổi cần giải quyết ở nhiều nơi trên thế giới. Đối với một quốc gia, tỷ lệ thất nghiệp ở mức vừa phải là tốt, nhưng với cá nhân thì không ai muốn mình thất nghiệp.

Thất nghiệp là gì? Có mấy loại thất nghiệp?

Có khá nhiều quan niệm về thất nghiệp, ở mỗi quốc gia, mỗi vùng người ta lại có quan niệm về thất nghiệp có sự khác biệt. Theo tổ chức Lao động quốc tế (ILO) quy định và cũng khá tương đồng với quan niệm của Việt Nam về thất nghiệp như sau:

Thất nghiệp là tình trạng một số người trong lực lượng lao động muốn làm việc nhưng không thể tìm được việc làm ở mức lương thịnh hành.

Như vậy, phải khi một người muốn tìm việc nhưng không thể tìm được việc với mức lương phổ biến thì mới được coi là thất nghiệp. Một người không có nhu cầu đi làm, không cần đi làm thì sẽ không xếp vào lực lượng thất nghiệp hay những người ngoài độ tuổi lao động cũng không được coi là thất nghiệp. Để đánh giá một người có thất nghiệp hay không phải xét cả 2 yếu tố là độ tuổi và nhu cầu của người đó.

Ví dụ: Một cụ bà 80 tuổi sẽ không bao giờ bị xếp vào hàng ngũ thất nghiệp do đã qua tuổi lao động từ rất lâu rồi. Hay một bạn trẻ gia đình có sẵn điều kiện kinh tế nên không cần đi làm thì cũng không bị coi là thất nghiệp.

Thất nghiệp là gì?

Ai cũng từng phải đối mặt với thất nghiệp ít nhất một lần

Vậy có những loại thất nghiệp nào? Chắc hẳn thông tin này sẽ khiến bạn ngạc nhiên bởi “Thất nghiệp” cũng được chia ra làm nhiều loại:

Nếu chia theo nguồn gốc thất nghiệp có thể chia thành 3 loại:

  • Thất nghiệp tự nguyện: Đây là dạng thất nghiệp tạm thời do người lao động xin thôi việc hoặc vì một việc cá nhân nào đó (sinh con xong phải chăm con nhỏ, chuyển chỗ ở quá xa khó khăn khi đi làm…).
  • Thất nghiệp không tự nguyện: Là mặc dù người lao động chấp nhận mức lương hiện tại nhưng vẫn không được làm việc. Thất nghiệp này có thể do kinh tế suy thoái, công ty phá sản, cung lao động lớn hơn cầu…
  • Ngoài ra, còn có một dạng thất nghiệp trá hình, tức là người lao động được sử dụng dưới khả năng, lỗi này thường do người sử dụng lao động không nắm bắt và khai thác hết thời gian của người lao động.

Xét theo nguyên nhân thất nghiệp có thể phân chia thành 4 loại:

  • Thất nghiệp tạm thời: Do người lao động chỉ bị thất nghiệp trong thời gian ngắn do chuyển từ nơi này sang nơi làm việc khác, do phụ nữ nghỉ sinh con, sinh viên tìm việc sau khi học xong…
  • Thất nghiệp có tính cơ cấu: Nguyên nhân này do mất cân đối giữa cung và cầu lao động, thường chỉ xảy ra ở một ngành nghề nào đó khi mức đào tạo ra vượt quá nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp. Thời nay, chúng ta thường nghe nhắc đến vấn đề “thừa thầy thiếu thợ” dẫn đến nhiều sinh viên sau khi học xong không xin được việc trong khi các khu công nghiệp, một số ngành nghề khác lại thiếu lao động trầm trọng.
  • Thất nghiệp do thiếu cầu: Loại thất nghiệp này do suy giảm tổng cầu lao động, có thể do suy thoái kinh tế dẫn đến nhiều công ty phá sản hàng loạt, nhiều khu công nghiệp đóng cửa.
  • Thất nghiệp do yếu tố ngoài thị trường: Loại này xảy ra khi tiền lương được ấn định cao hơn mức cân bằng thực tế của thị trường lao động do Nhà nước muốn áp dụng mức lương tối thiểu để đảm bảo cuộc sống của người dân.Thế nhưng điều này cũng có thể dẫn đến một bộ phận mất việc làm hoặc khó tìm việc làm.

Làn sóng mất việc, sa thải 2023 trên toàn thế giới

Sau đại dịch Covid-19, mặc dù một số ngành nghề sản xuất và kinh doanh đã hoạt động trở lại nhưng chúng ta vẫn chứng kiến một làn sóng sa thải chưa từng có, đặc biệt là ở các khu công nghiệp.

Có những nhà máy phải cắt giảm nhân sự do đơn hàng suy giảm trầm trọng hoặc có nhà máy phải đóng cửa hoàn toàn do phá sản khiến nhiều người rơi vào tình cảnh mất việc làm, phải mưu sinh, kiếm sống bằng nhiều công việc khác nhau. 

Thất nghiệp là gì?

Làn sóng thất nghiệp diễn ra ở mọi nơi, mọi ngành nghề

Làn sóng mất việc, sa thải lan đến mọi ngành nghề, từ các nhà máy chuyên sản xuất đến ngành công nghệ thông tin. Năm 2023, cả thế giới đang chứng kiến làn sóng sa thải mạnh mẽ chưa từng có.

Từ những “ông lớn” như Amazon, Facebook, Google… đều liên tục thông báo cắt giảm hàng ngàn lao động. Thế nhưng, kết cục của thất nghiệp không phải là vĩnh viễn, sau một thời gian nào đó, họ sẽ trở lại làm việc, có thể ở địa điểm khác hoặc ngành nghề khác.

Tại Việt Nam, khu công nghiệp lớn tại Biên Hòa, Bình Dương, Bắc Ninh… từ đủ các ngành da giày, may mặc, sản xuất gỗ…

Những công ty lớn trong ngành công nghệ do tuyển dụng nhiều trong thời gian đại dịch, hiện đã sa thải với số lượng chưa từng có.

Một số doanh nghiệp sa thải nhân viên do nghiên cứu ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào làm việc. Có thể nói chat GPT đã góp phần rất lớn vào tình trạng thất nghiệp hiện nay.

Những khó khăn khi thất nghiệp

Chán nản, tự ti, stress vì thất nghiệp

Nếu một buổi sáng, bỗng nhiên bạn nhận được email hoặc quyết định cho thôi việc thì đó đúng là một ngày tồi tệ, nhiều người rơi vào bóng tối của sự chán nản, cảm thấy những gì mình đã làm không được công nhận, danh dự bị hạ thấp trong mắt đồng nghiệp và đối tác.

Càng người ở chức vụ cao bị thất nghiệp sẽ càng cảm thấy nặng nề. Nếu không sớm ổn định lại tâm lý, họ sẽ dễ bị sa vào stress, trầm cảm và khó có thể tìm được việc có chức vụ tương tự về sau.

Tổn thương lòng tự trọng

Vấn đề này có thể xuất hiện ở cả người chủ động nghỉ việc và người bị sa thải. Họ cảm thấy lòng tự trọng bị tổn thương do đã cống hiến, đã hết sức cố gắng nhưng không được thừa nhận như ý muốn.

Khó khăn về tài chính

Thất nghiệp đồng nghĩa với việc bạn mất đi một nguồn thu nhập nên sẽ ảnh hưởng tới tài chính. Đặc biệt, nếu đó là công việc duy nhất của bạn thì điều này lại càng tồi tệ khi bạn bị mất đi nguồn thu nhập duy nhất.

Nếu trong quá trình làm việc, bạn không có đủ nguồn tài chính tích lũy thì giai đoạn thất nghiệp sẽ cực kỳ khó khăn. Xa nữa, khi đang cần tiền và không còn việc làm, việc làm hồ sơ vay vốn ngân hàng cũng sẽ khó khăn hơn. Do bạn đã mất đi nguồn thu nhập ổn định hàng tháng.

Mất cân bằng trong cuộc sống, cảm thấy mình vô dụng

Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Nếu không được đóng góp sức lực, trí tuệ cho xã hội, không mang lại thu nhập, phải lệ thuộc tài chính sẽ tạo thành sự đè nén trong lòng.

Thất nghiệp là gì?

Thất nghiệp dễ gây ra những cảm xúc tiêu cực

Khi kéo dài tình trạng này, họ sẽ dễ bị mất kiểm soát tinh thần, dễ cọc tính, có cái nhìn tiêu cực với những người và cuộc sống xung quanh. Khát khao cống hiến, khát khao được thừa nhận - đây là 2 yếu tố quan trọng khiến họ dễ rơi vào bẫy của các công ty đa cấp, những khóa học làm giàu bất chính.

Giải pháp đối mặt với thất nghiệp

Vậy cần làm gì khi không may rơi vào tình trạng thất nghiệp? Bạn có thể tham khảo một số giải pháp sau đây:

Nhìn lại nguyên nhân thất nghiệp

“Tiên trách kỷ, hậu trách nhân” - Lời nói của cổ nhân vẫn có thể áp dụng vào thời nay. Trước tiên, bạn cần nhìn nhận lại mình thất nghiệp do đã kỳ vọng quá cao vào mức lương, công việc hay do năng lực chưa đủ, do gần nơi bạn sống không có công việc phù hợp…

Khi đã xác định được nguyên nhân, bạn sẽ dễ dàng tìm ra giải pháp để xóa tan vấn đề.

Cố gắng lạc quan, tinh thần tích cực

Cảm xúc tiêu cực, biến bản thân thành “lò thuốc súng” chực nổ sẽ chỉ khiến người thân, bạn bè rời xa bạn, sự căng thẳng, mệt mỏi vì vậy ngày càng lớn dần. 

Hãy nhớ rằng “Giận dữ là bản năng, kiềm chế là bản lĩnh”. Bạn cần kiềm chế cảm xúc tiêu cực, luôn suy nghĩ lạc quan, nghĩ tốt về mọi việc, mọi người rồi nguồn năng lượng tốt sẽ thu hút mọi mối quan hệ đến với bạn.

Hầu hết những công việc tốt đều đến cùng những mối quan hệ và các mối quan hệ sẽ giúp ích cho sự suôn sẻ, phát triển của công việc.

Tìm kiếm sự giúp đỡ

Hãy bỏ sự tự cao sang một bên, nếu bạn đã từng làm mọi cách mà không có một công việc thì đừng ngại tìm kiếm sự giúp đỡ từ người thân, bạn bè hoặc những công ty môi giới việc làm. Thế nhưng cần phải tỉnh táo để tránh rơi vào những bẫy việc nhẹ lương cao.

Nói không với những lời quảng cáo công việc nhẹ với mức lương phi lý hay những nơi thu phí đào tạo, yêu cầu phải mua hàng của công ty…

Tiếp cận những công việc mới

Hãy tìm kiếm công việc trên các trang tuyển dụng và tích cực nộp hồ sơ, tham gia phỏng vấn. Cho dù kết quả có trúng tuyển hay không, bạn hãy coi đây là sự tập dượt để kết quả lần sau tốt hơn.

Ngoài ra, bạn cũng nên thử sức ở công việc mới hoặc bắt đầu với một công việc ở vị trí thấp hơn. Một người từng làm quản lý chứng tỏ đã được thừa nhận về năng lực, nếu phải bắt đầu từ mức nhân viên thì con đường và khả năng quay lại cấp quản lý cũng ngắn hơn rất nhiều.

Thất nghiệp là gì?

Đừng ngại thử sức với lĩnh vực mới, vị trí công việc mới

Cân đối ngân sách chi tiêu

Nếu chưa tìm được việc làm, hồi phục lại thu nhập vốn có, việc quan trọng nhất là phải thắt chặt chi tiêu, chỉ tiêu những gì tối thiểu, không lãng phí vào những thứ không cần thiết. Thay vì thường xuyên ăn tiệm, bạn có thể nấu ăn tại nhà, từ chối những buổi tiệc tùng, không mua sắm bừa bãi…

Hãy tiết kiệm ngay cả khi bạn đang có một khoản tiền dự phòng bởi bạn sẽ không bao giờ biết chắc được khi nào bạn mới có việc làm với thu nhập như cũ.

Làm mới bản thân, học thêm kỹ năng mới

Hãy coi thất nghiệp là một cơ hội giúp bạn refresh bản thân. Có thể bạn sẽ ngạc nhiên khi phát hiện ra mình có khả năng nấu ăn, mát tay trồng trọt, thử làm youtuber ở nhiều lĩnh vực như review cuộc sống, review món ăn, chia sẻ kinh nghiệm hoặc sáng tạo những nội dung thú vị, hữu ích…

Nếu có điều kiện, hãy theo một khóa học để nâng cao chuyên môn của mình. Khi trang bị thêm cho bộ CV một tấm chứng chỉ mới, một bằng tốt nghiệp mới, chắc chắn cơ hội của bạn sẽ tăng lên đáng kể.

Chọn Vclick là trợ thủ tài chính

Gặp khó khăn về tài chính khi thất nghiệp cực kỳ phổ biến. Thế nhưng không phải lúc nào bạn cũng có thể vay mượn người thân, bạn bè nhưng cuộc sống thì vẫn tiếp diễn, vẫn còn nhiều khoản phải chi tiêu.

Những lúc này, Vclick có thể giúp bạn kết nối nhu cầu vay vốn với những đối tác cho vay lớn và uy tín nhất tại Việt Nam. Hãy truy cập ngay Vclick và đăng ký khoản vay, số điện thoại đang sử dụng để nhận được tư vấn và kết nối với sản phẩm cho vay đáp ứng nhu cầu và điều kiện của bạn.

Vclick có thể giúp bạn tìm một tổ chức cho vay tiền uy tín để trả góp một phương tiện đi làm, mua một chiếc máy tính để làm việc, trả góp cho một khóa học… Vclick sẽ giúp bạn xóa tan nỗi lo thất nghiệp và quay trở lại “lợi hại hơn xưa”.

 

Bảng tính trả góp

Số tiền trả mỗi tháng

7.334.399 đ

Ghi chú: Thông tin tính toán số tiền phải trả hàng tháng như trên chỉ mang tính chất tham khảo và có thể sai lệch nhỏ so với kết quả tính toán thực tế