Đối với những người có ý định vay tiền ngân hàng, ngoài việc lựa chọn hình thức vay vốn phù hợp thì họ cũng rất quan tâm đến lãi suất vay phải trả. Vậy lãi suất vay ngân hàng là gì? Cách tính lãi suất như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Hình thức vay phổ biến nhất hiện nay là vay tín chấp và vay thế chấp. Tùy thuộc vào từng ngân hàng, hình thức vay,... mà có những mức lãi suất khác nhau; thông thường lãi suất vay sẽ dao động từ 6 - 25%/năm.
Vay tín chấp ngân hàng là hình thức cho vay không cần thế chấp tài sản mà thay vào đó ngân hàng sẽ dựa vào độ uy tín và thu nhập của người vay để quyết định hạn mức và thời gian vay. Vay tín chấp phù hợp với những cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng, phục vụ nhu cầu sinh hoạt như du lịch, cưới hỏi,... Thông thường, lãi suất vay tín chấp thường cao hơn so với lãi suất vay thế chấp.
Lãi suất vay tín chấp thường cố định trong khoảng thời gian vay vốn, mức lãi suất vay thường được tính trên số dư nợ giảm dần. Lãi suất vay ngân hàng theo hình thức này thường có ưu đãi khoảng 10 -16% (đối với năm đầu tiên), sau khi hết ưu đãi các ngân hàng sẽ áp dụng mức lãi suất từ 16 - 25%/năm.
Ngân hàng | Lãi suất (%/năm) | Thời hạn vay | Hạn mức vay tối đa |
---|---|---|---|
Vietcombank (VCB) | 10,8 - 15,6% | 5 năm | 1 tỷ |
Vietinbank | 9,6% | 5 năm | 300 triệu |
Agribank | 13 - 17% | 5 năm | 500 triệu |
MB Bank | 9 - 20% | 5 năm | 800 triệu |
VPBank | 14 - 20% | 5 năm | 500 triệu |
Techcombank | 9,8 - 18% | 5 năm | 400 triệu |
BIDV | 9 - 11,9% | 5 năm | 500 triệu |
Sacombank | từ 9,6% | 5 năm | 500 triệu |
TP Bank | từ 8,7% | 3 năm | 300 triệu |
VIB | từ 16% | 5 năm | 600 triệu |
Bảng lãi suất vay tín chấp của một số ngân hàng năm 2024
Vay thế chấp là hình thức cho vay cần có tài sản bảo đảm, trong đó người vay phải còn quyền sở hữu tài sản. Tài sản bảo đảm có thể là đất đai, nhà cửa,...
Đối với hình thức vay này, mức lãi suất sẽ cố định trong khoảng thời gian đầu, sau đó sẽ thả nổi theo lãi suất thị trường. Lãi suất vay thế chấp ngân hàng dao động từ 10 - 16%/năm, phù hợp với các gói vay trả góp nhà cửa, xe hơi,...cùng với những khoản vay lớn nên các ngân hàng thường triển khai những ưu đãi lớn như lãi suất thấp (khoảng 6 - 8,3%/năm).
Ngân hàng | Lãi suất (%/năm) | Thời hạn vay | Hạn mức vay tối đa |
---|---|---|---|
Vietcombank (VCB) | 7,7 - 11,1% | 15 năm | 10 tỷ |
Vietinbank | 6 - 8% | 20 năm | 80% nhu cầu vốn |
Agribank | 6 - 11% | 15 năm | 85% nhu cầu vốn |
MB Bank | 6,8 - 7,9% | 20 năm | 80% nhu cầu vốn |
VPBank | từ 7,9% | 25 năm | tùy gói vay |
Techcombank | 7,49% | 25 năm | 90% nhu cầu vốn |
BIDV | từ 6,2% | 30 năm | 100% nhu cầu vốn |
Sacombank | 7,5 - 8,5% | 25 năm | 100% nhu cầu vốn |
TP Bank | 6,8 - 8,9% | 30 năm | 80 - 100% nhu cầu vốn |
VIB | 9,1 - 11,4% | 30 năm | 75 - 100% nhu cầu vốn |
Bảng lãi suất vay thế chấp của một số ngân hàng năm 2022
Tính lãi suất vay ngân hàng (ảnh minh họa)
Cách tính lãi suất vay ngân hàng luôn được khách hàng quan tâm khi chọn các gói vay của ngân hàng. Việc hiểu và nắm rõ cách tính lãi suất giúp khách hàng xác định được gói vay phù hợp với nhu cầu và khả năng chi trả của bản thân. Dưới đây là một số cách tính lãi suất vay ngân hàng mà bạn có thể tham khảo:
Hiện nay, lãi suất vay ngân hàng thường được tính theo 2 cách, cụ thể:
Cách tính lãi suất này dựa vào số tiền thực tế còn nợ sau khi trừ đi số tiền gốc mà người vay đã trả trong những tháng trước đó. Theo đó, số tiền lãi mà bạn phải trả cũng giảm dần và số dư nợ cũng giảm dần.
Công thức tính lãi suất vay ngân hàng theo số dư nợ giảm dần:
Tiền gốc phải trả hàng tháng = Số tiền vay/Số tháng vay
Tiền lãi tháng đầu tiên = Số tiền vay x Lãi suất vay theo tháng
Tiền lãi trả cho các tháng tiếp theo = Số tiền gốc còn lại x Lãi suất vay
Ví dụ: Anh X vay ngân hàng 150 triệu đồng có mức lãi suất 10%/năm trong thời hạn 6 tháng. Lãi suất được tính theo số dư nợ giảm dần, số tiền hàng tháng được tính như sau:
- Tiền gốc phải trả hàng tháng = 150.000.000 / 6 = 25.000.000
- Tiền lãi tháng đầu tiên = (150.000.000 x 10%) / 12 = 1.250.000
- Tiền lãi tháng thứ 2 = (150.000.000 - 25.000.000) x 10% / 12 = 1.041.666,67
- Tiền lãi tháng thứ 3 = (150.000.000 - 25.000.000 - 25.000.000) x 10% / 12 = 833.333,33
- Tiền lãi tháng thứ 4 = (150.000.000 - 25.000.000 - 25.000.000 - 25.000.000) x 10% / 12 = 625.000
- Tiền lãi tháng thứ 5 = (150.000.000 - 25.000.000 - 25.000.000 - 25.000.000 - 25.000.000) x 10% / 12 = 416.666,67
- Tiền lãi tháng thứ 6 = (150.000.000 - 25.000.000 - 25.000.000 - 25.000.000 - 25.000.000 - 25.000.000) x 10% / 12 = 208.333,333
Lãi suất của cách này được tính dựa trên số dư nợ gốc không đổi mỗi tháng, nghĩa là tiền lãi vẫn giữ nguyên đến cuối kỳ dù tiền gốc có thay đổi.
Công thức tính lãi suất vay ngân hàng theo số dư nợ ban đầu:
Lãi suất hàng tháng = Lãi suất năm/12
Tiền lãi phải trả hàng tháng = Số tiền gốc x Lãi suất tháng
Tổng số tiền phải trả hàng tháng = Số tiền gốc/Thời gian vay + Tiền lãi trả hàng tháng
Ví dụ: Anh X vay ngân hàng 100 triệu đồng, thời hạn 1 năm, lãi suất 12%/năm.
- Lãi suất hàng tháng = 100.000.000 x 12% / 12 = 1.000.000
- Số tiền anh X phải trả hàng tháng = 100.000.000 / 12 + 1.000.000 = 9.333.333,33
- Vậy sau 1 năm anh X phải trả ngân hàng số tiền là 112.000.000
Cách tính lãi suất vay thứ hai mà chúng tôi muốn nhắc đến chính là tải app tính lãi suất ngân hàng. Cách tính này không cần bạn phải tính toán mà hệ thống sẽ tính giúp bạn. Bạn chỉ cần tải app về thiết di động và nhập số tiền vay, hình thức vay và lãi suất; hệ thống sẽ giúp bạn tính toán và trả về kết quả ước tính số tiền lãi bạn phải trả trong khoảng thời gian vay vốn.
Ngoài 2 cách trên, bạn còn có thể sử dụng công cụ tính toán lãi vay trên website của ngân hàng. Cách tính này đơn giản và nhanh chóng hơn so với 2 cách trên. Khi sử dụng công cụ này bạn chỉ cần nhập số tiền vay, thời hạn vay và hình thức vay tương ứng. Ngay sau đó hệ thống sẽ gửi kết quả ước tính số tiền lãi bạn phải trả trong khoảng thời gian vay.
Trên đây là những thông tin tổng hợp về lãi suất vay ngân hàng và cách tính lãi vay. Hy vọng những thông tin này có thể giúp bạn có ý định vay vốn hiểu rõ về các lãi suất cũng như cách tính lãi suất, từ đó chọn được hình thức vay phù hợp với nhu cầu và khả năng thanh toán của mình.