Hết tiền khi lương chưa kịp về thì phải làm sao

Tác giả : haind
|
Lượt xem : 722
|
Chia sẻ bài viết

28/04/2023

Hết tiền khi lương chưa kịp về thì phải làm sao

Nội dung

 

Việc chưa hết tháng đã cạn tiền hay chưa lĩnh lương đã sạch ví là tình trạng rất phổ biến không chỉ ở các bạn trẻ mà còn gặp ở nhiều lứa tuổi. Hãy “bỏ túi” ngay giải pháp tốt nhất cho những tình huống khó khăn này nhé.

Hết tiền nhanh vì đâu?

Từ các bạn sinh viên cho đến những người đã đi làm, dù là nhân viên văn phòng hay công nhân, thậm chí cả những người có gia đình đều có thể gặp tình huống này.

Việc hết tiền vào cuối tháng khá phổ biến bởi cuộc sống có quá nhiều khoản chi tiêu trong khi thu nhập khó theo kịp. Có thể điểm qua một số lý do khiến bạn cạn ví khi chưa hết tháng sau đây:

Hết tiền khi lương chưa kịp về thì phải làm sao

Hết tiền thì phải làm sao?

Chi tiêu thiếu kiểm soát

Đây là lý do phổ biến nhất khiến bạn cháy túi trước khi lương về. Việc tiêu tiền không kiểm soát sẽ khiến bạn không biết tiền của mình chạy đi đâu. Với mức thu nhập hàng tháng, bạn sẽ phải trừ đi các khoản chi tiêu cố định, số còn lại dư ra là nằm trong khoảng được phép chi tiêu. Thế nhưng chỉ cần một vài lần vung tay là bạn có thể tiêu sạch số tiền đáng ra phải dùng trong một tháng.

Dễ thấy nhất là mua sắm quần áo, giày dép quá đà khi thấy chương trình giảm giá, được mời đám cưới liên tiếp, đi du lịch đột xuất cùng bạn bè… Đằng sau những phút vui ngắn ngủi là nỗi buồn khi phải đối mặt với số dư tài khoản thấp thảm hại.

Tiêu tiền để chiều chuộng bản thân

Nếu thu nhập của bạn chưa cao thì hãy bớt những khoản chi tiêu không cần thiết. Hãy tự rà soát lại chi tiêu xem bạn có đang chiều chuộng bản thân quá mức không và tìm cách cắt giảm những khoản chi này.

Ví dụ: Thay vì gọi xe dịch vụ đi làm hàng ngày, bạn có thể tự đi, thay vì ăn ngoài quán, bạn có thể mang cơm đi, thay vì gọi ly cà phê 50k bạn có thể tự pha ở nhà và mang đi…

Có quá nhiều khoản chi không tên

Đây cũng là tình huống thường gặp ở nhiều lứa tuổi, ngay cả những người đã có gia đình. Bạn có thể phải tiêu rất nhiều khoản không nằm trong kế hoạch nhưng lại không thể từ chối như: Đi đám cưới, đám tang, đi tiệc thôi nôi, sửa xe… Những khoản chi này không nằm trong dự chi hàng tháng nhưng nó lại xuất hiện thậm chí quá nhiều, cùng lúc khiến bạn cháy túi.

Hết tiền khi lương chưa kịp về thì phải làm sao

Vung tiền vào những thứ không cần thiết khiến bạn nhanh hết tiền

Ăn nhậu quá nhiều

Thường xuyên ăn nhậu, tụ tập cùng bạn bè cũng là lý do khiến bạn nhẵn ví. Hãy kiểm soát việc tụ tập ăn nhậu, giới hạn nhiều nhất là mấy lần mỗi tháng, mỗi lần ngân sách là bao nhiêu. Cần biết nói lời từ chối để bảo vệ cho túi tiền và sức khỏe của mình.

Những cách giải quyết khi sạch ví

Nếu bạn thường xuyên rơi vào tình trạng sạch ví, thiếu trước hụt sau, vừa lĩnh lương đã đem tiền đi trả nợ thì hãy lưu ngay lại những giải pháp sau và thực hiện thật nghiêm túc:

- Thường xuyên ghi chép lại chi tiêu vào sổ Kakeibo hoặc app chi tiêu. Việc ghi chép này đòi hỏi bạn phải trung thực với bản thân và ghi lại từ những khoản nhỏ nhặt nhất. Định kỳ mỗi tuần, mỗi tháng hãy xem xét lại các khoản chi và đánh giá xem khoản nào chi tiêu hợp lý, khoản nào chưa hợp lý và có biện pháp tiết giảm.

Hết tiền khi lương chưa kịp về thì phải làm sao

Hãy chi tiêu khôn ngoan để tránh hết tiền mỗi cuối tháng

- Cắt giảm những chi tiêu không cần thiết là cách nhanh nhất để bạn dôi ra một khoản tiền. Thay vì mỗi ngày uống 1 ly cà phê/trà sữa 50k, bạn có thể tự pha uống chỉ mất 15 - 20k, như vậy mỗi tháng bạn đã để ra khoảng 1 triệu. Nếu 1 tháng bạn ăn nhậu 4 lần, mỗi lần hết 500k thì giảm xuống còn 2 lần, bạn sẽ để ra 1 triệu. Nếu tủ quần áo của bạn đã rất “khủng” rồi thì hãy tìm cách mix đồ theo phong cách mới thay vì đi mua đồ mới.

- Tiếp theo, hãy học cách tiết kiệm từ thu nhập hiện tại của bạn. Theo các chuyên gia tài chính, mỗi người nên có phương án tiết kiệm tối thiểu 1/3 thu nhập để đảm bảo có một khoản dự phòng rủi ro khi có biến cố đột xuất xảy đến như: Tai nạn, bệnh tật, mất việc làm…

- Nếu tiết kiệm mà không có mục tiêu thì bạn sẽ nhanh cảm thấy chán. Hãy đặt ra mục tiêu trước mắt là có một khoản dự phòng giúp bạn sống tối thiểu 6 tháng trong trường hợp bị mất việc. Khi đã có khoản tiền này, hãy bắt đầu tiết kiệm để đầu tư, tiết kiệm để tự do tài chính, thậm chí nghỉ hưu sớm…

Hết tiền khi lương chưa kịp về thì phải làm sao

Tiết kiệm là giải pháp khiến bạn không bao giờ hết tiền

- Chỉ tiết kiệm thôi chưa đủ, bạn phải chọn kênh đầu tư để tiền đẻ ra tiền. Tuy nhiên, không phải phương pháp đầu tư nào cũng có thể sinh lời như mong muốn của bạn. Hãy chọn một hình thức đầu tư nào bạn am hiểu nhất, cảm thấy tự tin nhất. Cách đơn giản nhất dành cho người có khẩu vị rủi ro thấp là gửi tiền của bạn vào ngân hàng để lấy lãi, sau đó hết kỳ hạn lại nhập lãi vào gốc và gửi kỳ hạn tiếp, bạn sẽ ngạc nhiên với sức mạnh mà lãi kép mang lại.

Ngoài ra, bạn có thể học cách đầu tư cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ, bất động sản,... miễn là bạn có đủ kiến thức cần thiết.

Vclick - Giải pháp an toàn, nhanh gọn khi hết tiền

Bất kỳ ai cũng có lúc gặp khó khăn bất chợt mà không thể vay mượn người thân, bạn bè vì nhiều lý do. Vì thế, vay tiền từ những tổ chức tài chính, hợp pháp, uy tín là giải pháp tốt nhất để giải quyết khó khăn lúc này.

Khi bạn cần một khoản tiền cấp thiết, hãy truy cập ngay Vclick - sàn tín dụng uy tín nhất Việt Nam và tạo một khoản vay. Hạn mức tối đa khách hàng có thể vay là 80 triệu với kỳ hạn tối đa 36 tháng.

Hết tiền khi lương chưa kịp về thì phải làm sao

Vclick- giải pháp tài chính nhanh gọn, an toàn

Các đối tác của Vclick là những đơn vị uy tín như: TPFico, SHBFinance, Mcredit, Tima… Khi bạn nhập thông tin và tạo nhu cầu vay trên website, Vclick sẽ kết nối bạn đến đối tác uy tín có điều kiện phù hợp giúp khoản vay của bạn được giải ngân nhanh chóng.

Công nghệ eKYC của Vclick sẽ xác thực giấy tờ của bạn nhanh chóng và chính xác, giúp đơn vị cho vay thuận lợi duyệt hồ sơ vay và giải ngân đến khách hàng. Đăng ký vay tại Vclick hoàn toàn không mất phí, bạn chỉ phải trả đúng mức lãi suất theo hợp đồng tín dụng và đúng quy định của pháp luật.

 

Bảng tính trả góp

Số tiền trả mỗi tháng

7.334.399 đ

Ghi chú: Thông tin tính toán số tiền phải trả hàng tháng như trên chỉ mang tính chất tham khảo và có thể sai lệch nhỏ so với kết quả tính toán thực tế

Tags