Tổ chức tín dụng phi ngân hàng (NBFC) là gì? So sánh NBFC và ngân hàng

Tác giả : haind
|
Lượt xem : 1701
|
Chia sẻ bài viết

08/12/2023

Tổ chức tín dụng phi ngân hàng (NBFC) là gì? So sánh NBFC và ngân hàng

Nội dung

Tổ chức tín dụng phi ngân hàng và tổ chức tài chính phi ngân hàng được thành lập chủ yếu để cung cấp tín dụng của những khu vực nghèo của xã hội, khác với các ngân hàng được Chính phủ uỷ quyền để nhận tiền gửi và cấp tín dụng cho công chúng? Vậy các tổ chức tín dụng phi ngân hàng là gì? Nguyên tắc hoạt động và điều kiện thành lập ra sao? Cùng tìm hiểu ngay dưới bài viết nhé.

Tổ chức tín dụng phi ngân hàng (NBFC) là gì?

Giới thiệu về tổ chức tài chính phi ngân hàng

Công ty tài chính phi ngân hàng (non-banking financial company - NBFC) là một loạt tổ chức tài chính không phải ngân hàng, nhưng thực hiện các hoạt động tài chính tương tự như ngân hàng và không cần phải có giấy phép ngân hàng để thực hiện những hoạt động này.

NBFC không có quyền phát hành séc hoặc một số nghiệp vụ đặc trưng của ngân hàng nhưng các NBFC có cung cấp các dịch vụ tài chính như cho vay, thu thập tiền gửi, đầu tư và một số dịch vụ khác.

Tại Việt Nam, NBFC bao gồm các công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và một số tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác (tham khảo thêm tại Luật Các Tổ chức Tín dụng 2010).

Tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Nguyên tắc hoạt động

Các NFBC tại Việt Nam hoạt động theo các hình thức:

  • Công ty cổ phần - với các cổ đông là tổ chức và các cá nhân khác góp vốn theo quy định;
  • Công ty TNHH MTV do một NHTM (Ngân hàng Thương mại) Việt Nam là chủ sở hữu;
  • Công ty TNHH hai thành viên trở lên do hai hoặc nhiều NHTM góp vốn thành lập. Hoặc NHTM và doanh nghiệp Việt Nam góp vốn cùng thành lập. Trong trường hợp này phải đảm bảo NHTM sở hữu tối thiểu 30% vốn điều lệ của NFBC.
  • Công ty TNHH hai thành viên trở lên thành lập nhờ vốn góp liên doanh giữa một doanh nghiệp hoặc NHTM tại Việt Nam và một tổ chức tài chính nước ngoài khác. 
  • Công ty TNHH hai thành viên trở lên được thành lập từ 100% vốn nước ngoài hoặc công ty TNHH MTV do một tổ chức tài chính nước ngoài làm chủ sở hữu.

Tổ chức tín dụng phi ngân hàng

- Thời gian hoạt động của tổ chức NBFC:

Tối đa không quá 50 năm, được ghi rõ trong giấy phép hoạt động.

Trình tự, thủ tục và hồ sơ đề nghị thay đổi thời gian hoạt động của NBFC sẽ được thực hiện theo quy định của NHNN (Ngân hàng Nhà nước).

- Vốn điều lệ của NBFC:

Tỷ lệ vốn góp của các thành viên, tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của cổ đông  trong công ty NBFC được thực hiện trong quy định trong Thông tư 15/VBHN-NHNN có quy định rõ về việc cấp giấy phép, tổ chức và hoạt động của công ty NBFC.

- Về lãi suất, phí  hoạt động: 

Công ty NBFC có quyền ấn định nhưng phải niêm yết công khai mức lãi suất huy động vốn, phí dịch vụ trong hoạt động kinh doanh. Khách hàng của NBFC có thể thỏa thuận về lãi suất và phí cấp tín dụng. NHNN có quyền quy định cơ chế xác định phí, lãi suất trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng

- Về phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu doanh nghiệp, tín phiếu, kỳ phiếu:

NBFC được phép phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu doanh nghiệp, tín phiếu, kỳ phiếu để huy động vốn.

- Về quy định nội bộ:

Công ty NBFC phải xây dựng và ban hành các quy định nội bộ với các hoạt động nghiệp vụ của tổ chức, đảm bảo có cơ chế kiểm soát, kiểm toán nội bộ tốt, quản lý được rủi ro gắn với từng nghiệp vụ kinh doanh và các phương án xử lý nếu có trường hợp bất ngờ phát sinh.

Đặc điểm của tín dụng phi ngân hàng

Đặc điểm của NBFC:

  • Cho vay và tài trợ: NBFC có thể cung cấp các sản phẩm cho vay tương tự như ngân hàng, bao gồm vay cá nhân, vay mua nhà, vay ô tô, và các dạng tín dụng khác.
  • Thu thập tiền gửi: Một số công ty tín dụng phi ngân hàng có thể thu thập tiền gửi từ công chúng, tuy nhiên, họ không được phép mở tài khoản tiết kiệm như ngân hàng.
  • Đầu tư và quản lý quỹ: Các NBFC có thể tham gia vào các hoạt động đầu tư và quản lý quỹ.
  • Dịch vụ tài chính chuyên nghiệp: Tổ chức tín dụng phi ngân hàng có cung cấp dịch vụ tài chính chuyên nghiệp như quản lý tài sản, chứng khoán, và các dịch vụ tư vấn tài chính.

Ngoài ra, NBFC không phải ngân hàng nên không có quyền phát hành séc hoặc tham gia các hoạt động như một ngân hàng truyền thống.

Tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Điều kiện thành lập

- Về vốn điều lệ:

Với công ty tài chính thì vốn điều lệ của NBFC phải là 500 tỷ đồng;

Với công ty cho thuê tài chính thì vốn điều lệ của NBFC phải là 150 tỷ đồng

- Về điều kiện chung trong tổ chức tín dụng phi ngân hàng:

Có vốn điều lệ, mức tối thiểu là bằng với mức vốn pháp định;

Có bản điều lệ công ty phù hợp với quy định của pháp luật;

Thành viên Ban kiểm soát, điều hành và quản lý phải có đủ các tiêu chuẩn giống như quy định của Luật Các Tổ chức tín dụng 2017;

Có đề án thành lập, phương án kinh doanh có tính khả thi, không phát sinh ảnh hưởng đến sự ổn định và an toàn của hệ thống NBFC, không tạo ra sự độc quyền hay hạn chế trong cạnh tranh hoặc có hoạt động cạnh tranh không lành mạnh.

Tổ chức tín dụng phi ngân hàng

- Về điều kiện chủ sở hữu, thành viên sáng lập của tổ chức tín dụng phi ngân hàng:

  • Thành viên sáng lập không phải là cổ đông chiến lược, cổ đông sáng lập, chủ sở hữu, thành viên sáng lập của tổ chức tín dụng khác đã thành lập và đang hoạt động tại Việt Nam. 
  • Trong quá trình góp vốn không được sử dụng vốn huy động, vốn vay của tổ chức cá nhân khác.
  • Giấy phép được xem xét cấp trong trường hợp kinh doanh có lãi trong 03 (ba) năm tài chính liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép.
  • Thực hiện các nghĩa vụ về thuế và bảo hiểm xã hội đầy đủ theo đúng quy định của pháp luật.
  • Vốn chủ sở hữu tối thiểu phải từ 1,000 tỷ đồng (một ngàn tỷ đồng), tổng tài sản tối thiểu 2,000 tỷ đồng (hai ngàn tỷ đồng) trong 03 năm tài chính liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép.
  • Nếu tổ chức tài chính NBFC có giấy phép thành lập và hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, bảo hiểm thì cần phải đảm bảo phần vốn góp theo đúng quy định pháp luật liên quan.

Sản phẩm tài chính mà tổ chức phi ngân hàng cung cấp

Một số sản phẩm tài chính được cung cấp bởi các NBFC gồm:

  • Vay cá nhân:

Cung cấp các sản phẩm vay cá nhân cho cá nhân và gia đình như vay tiêu dùng, vay mua nhà, vay mua xe…

  • Vay doanh nghiệp và thương mại:

Tổ chức tín dụng phi ngân hàng cũng cung cấp các dịch vụ vay với doanh nghiệp và các hoạt động thương mại như vay doanh nghiệp, vay mua sắm cho doanh nghiệp, và tài trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME).

  • Thu thập tiền gửi:

Một số NBFC có thể thu thập tiền gửi từ công chúng, mặc dù họ không được phép mở tài khoản tiết kiệm.

Tổ chức tín dụng phi ngân hàng

  • Dịch vụ tư vấn tài chính:

Cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính, bao gồm quản lý tài sản, quản lý danh mục đầu tư, và tư vấn tài chính cá nhân.

  • Tái cấu trúc nợ và quản lý tài chính:

Các tổ chức tín dụng phi ngân hàng cũng cung cấp dịch vụ quản lý nợ, tái cấu trúc nợ, và các giải pháp khác liên quan đến quản lý tài chính cá nhân và doanh nghiệp.

  • Bảo hiểm:

Một số NBFC có thể cung cấp dịch vụ bảo hiểm như bảo hiểm ô tô, bảo hiểm nhân thọ, và các sản phẩm bảo hiểm khác.

  • Chứng khoán và quản lý quỹ:

NBFC hoàn toàn có thể tham gia vào các hoạt động chứng khoán và quản lý quỹ đầu tư.

  • Dịch vụ thanh toán và chuyển khoản tiền:

Dù không phải là ngân hàng nhưng NBFC vẫn có thể thực hiện nghiệp vụ, giúp khách hàng thanh toán và chuyển khoản tiền.

  • Sản phẩm tài chính cao cấp:

Một số công ty NBFC có chính sách riêng, cung cấp các sản phẩm tài chính cao cấp như quỹ đầu tư đặc quyền và dịch vụ tài chính dành cho khách hàng cao cấp.

So sánh các NBFC và ngân hàng

Tiêu chí

NBFC

Ngân hàng

Định nghĩa

NBFC là tổ chức tài chính chuyên cung cấp các dịch vụ ngân hàng mà không cần thiết phải có giấy phép hoạt động ngân hàng 

Ngân hàng là tổ chức trung gian tài chính, nhận uỷ quyền từ Chính phủ, nhằm cung cấp các dịch vụ ngân hàng đến công chúng, có giấy phép hoạt động ngân hàng

Đạo luật đăng ký

Đạo luật công ty Ấn Độ 1956

Đạo luật điều chỉnh ngân hàng 1949

Tiền gửi

Không được chấp nhận tiền gửi 

Được chấp nhận tiền gửi

Nhận đầu tư nước ngoài

Có thể nhận đến 100% vốn đầu tư nước ngoài

Không được quá 74% vốn đầu tư nước ngoài với ngân hàng tư nhân

Hệ thống thanh toán và quyết toán

Nằm ngoài hệ thống thanh toán và quyết toán

Là một phần không thể thiếu của chu kỳ thanh toán

Duy trì tỷ lệ dự trữ bắt buộc

Không

Có, phải duy trì tỷ lệ dự trữ như CRR hay SLR

Bảo hiểm tiền gửi

Không có sẵn

Có sẵn - cơ sở bảo hiểm thuộc Tổng công ty bảo hiểm tiền gửi và bảo lãnh tín dụng (DICGC)

Tạo tín dụng

Không tạo tín dụng

Có tạo tín dụng

Dịch vụ giao dịch

Không cung cấp

Được cung cấp (cung cấp cơ sở thấu chi, vấn đề kiểm tra du lịch, chuyển tiền…)

Các yếu tố cần cân nhắc khi vay vốn từ NBFC

Độ tuổi

Khi vay vốn từ các tổ chức tài chính phi ngân hàng NBFC thì họ sẽ yêu cầu khách hàng phải trong độ tuổi lao động, thấp nhất từ 18 tuổi và cao nhất là 55 tuổi đối với nữ, và 60 tuổi đối với nam. Vì sao lại quy định về độ tuổi này? Vì nếu như khách hàng còn khả năng lao động thì họ còn có thể tạo ra thu nhập, đảm bảo việc trả nợ khoản vay cho các tổ chức NBFC. Nếu như họ đã không còn khả năng lao động hoặc trong độ tuổi không còn lao động được nữa thì thu nhập không được đảm bảo, vì vậy, việc hoàn trả khoản vay cũng có tỷ lệ thấp hơn, tăng cao rủi ro tín dụng cho các công ty tín dụng phi ngân hàng. Do đó, yếu tố cân nhắc khi vay vốn đầu tiên đó là độ tuổi.

Tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thu nhập hàng tháng

Thu nhập hàng tháng cũng là một yếu tố cân nhắc khi vay vốn tại tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Những khách hàng có chứng minh thu nhập hàng tháng sẽ được vay với lãi suất ưu đãi hơn, vì họ chứng minh được khả năng trả nợ khoản vay của mình với tổ chức NBFC. Ngược lại, những khách hàng không có thu nhập hàng tháng hoặc không chứng minh được thu nhập hàng tháng thì khả năng duyệt vay sẽ thấp hơn, do họ có khả năng không thể trả được nợ vay, làm rủi ro tăng cao với các tổ chức tín dụng phi ngân hàng.

Tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Lịch sử tín dụng

Các công ty NBFC thường sử dụng lịch sử tín dụng để đánh giá rủi ro và quyết định họ có nên cấp vốn cho khách hàng hay không. Do lịch sử tín dụng tốt sẽ đi kèm với khả năng vay vốn tốt. Các tổ chức tín dụng phi ngân hàng sẽ kiểm tra xem bạn đã giữ vững việc thanh toán nợ trong quá khứ hay không để đánh giá khả năng trả nợ hiện tại và tương lai. 

Lịch sử tín dụng của bạn có thể ảnh hưởng đến mức lãi suất mà tổ chức tín dụng phi ngân hàng đưa ra cho bạn. Người có lịch sử tín dụng tốt thường có khả năng đàm phán lãi suất thấp hơn. Đồng thời, ảnh hưởng đến hạn mức vay cũng như các điều kiện vay vốn như thời hạn trả nợ, số tiền trả trước, phí phát sinh… Việc duy trì lịch sử tín dụng tốt giúp các NBFC mở ra nhiều cơ hội vay vốn với điều kiện tốt hơn cho bạn.

Tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thời hạn vay

Thời hạn vay có ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của khoản vay từ các tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Thời hạn vay ảnh hưởng trực tiếp đến số tiền bạn phải trả hàng tháng. Thông thường, nếu bạn chọn thời hạn vay ngắn hạn, mức trả hàng tháng sẽ cao hơn so với thời hạn vay dài hạn. 

Thời hạn vay cũng ảnh hưởng đến tổng số tiền bạn sẽ phải trả trong thời gian vay. Mặc dù lãi suất có thể giảm khi thời hạn vay tăng, nhưng tổng chi phí trả nợ có thể tăng do số lần tính lãi suất. Nó có thể tăng rủi ro tài chính vì mức trả hàng tháng cao hơn. Nếu tình hình tài chính của bạn không ổn định, việc chọn thời hạn vay lâu hơn có thể giúp giảm áp lực tài chính hàng tháng. 

Tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Giấy tờ, thủ tục vay vốn

Nếu thủ tục vay vốn quá phức tạp, yêu cầu quá nhiều giấy tờ thì sẽ không thu hút được các khách hàng. Vì vậy ngày nay, các tổ chức tín dụng phi ngân hàng cạnh tranh nhau trong việc áp dụng triển khai công nghệ trong quy trình vay vốn của khách hàng, giúp đẩy nhanh quá trình duyệt vay hơn mà vẫn chính xác. Vì vậy, nếu tổ chức tín dụng phi ngân hàng nào có thủ tục vay vốn càng đơn giản, tiện lợi sẽ càng tạo dựng được tệp khách hàng lớn hơn.

Tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Các loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng tại Việt Nam

Tổ chức tín dụng phi ngân hàng tại Việt Nam bao gồm các công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và một số tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác.

Công ty tài chính là Công ty tài chính là một loại doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính (không nhất thiết phải là ngân hàng) và có thể cung cấp nhiều dịch vụ và sản phẩm tài chính khác nhau như cho vay, tư vấn đầu tư, quản lý tài chính… Các công ty này có thể là công ty bảo hiểm, công ty quản lý tài sản…

Tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Công ty cho thuê tài chính là loại hình công ty tài chính nhưng có hoạt động chính là cho thuê tài chính theo quy định tại Luật Các Tổ chức Tín dụng 2010. Mục đích chính là giúp khách hàng có thể sử dụng tài sản mà họ cần nhưng không nhất thiết phải mua chúng, nhờ vậy, họ duy trì được tính linh hoạt tài chính và giảm tải gánh nặng tài chính trên bảng cân đối kế toán.

Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến tổ chức tín dụng phi ngân hàng hay các công ty tài chính phi ngân hàng mà Vclick muốn truyền tải đến cho các bạn. Hi vọng các thông tin trên có ích trong trường hợp các bạn đang cần hiểu thêm về các tổ chức tín dụng này.

Bảng tính trả góp

Số tiền trả mỗi tháng

7.334.399 đ

Ghi chú: Thông tin tính toán số tiền phải trả hàng tháng như trên chỉ mang tính chất tham khảo và có thể sai lệch nhỏ so với kết quả tính toán thực tế