Ưu và nhược điểm của việc mở nhiều tài khoản ngân hàng

Tác giả : haind
|
Lượt xem : 424
|
Chia sẻ bài viết

02/08/2023

Ưu và nhược điểm của việc mở nhiều tài khoản ngân hàng

Nội dung

Mở nhiều tài khoản ngân hàng đang là xu hướng của mọi người phục vụ cho nhiều mục đích, tận dụng những ưu đãi. Với sự phát triển của công nghệ thông minh và hiện đại, việc mở tài khoản ngân hàng trở nên dễ dàng và nhanh chóng, chỉ cần tải app ngân hàng về điện thoại và đăng ký trong vài bước. Cũng chính vì thế mà rất nhiều người đã sở hữu nhiều tài khoản ở các ngân hàng khác nhau. Hãy tìm hiểu ưu và nhược điểm của việc có nhiều tài khoản thanh toán ở blog này.

Mở nhiều tài khoản ngân hàng có lợi ích gì?

Ưu điểm đầu tiên khi có nhiều tài khoản, bạn sẽ dễ dàng theo dõi các loại giao dịch khác nhau, tách biệt các mục tiêu tài chính khác nhau. Giả sử một tài khoản cho tiền lương, một tài khoản cho chi tiêu hàng ngày, một tài khoản cho tiết kiệm dài hạn, một tài khoản cho tiết kiệm ngắn hạn… Với cách này, bạn sẽ dễ dàng theo dõi số dư của mình và đảm bảo rằng bạn đang tiết kiệm đủ tiền cho mục tiêu.

Lợi ích thứ hai là bạn không bị phụ thuộc vào một ngân hàng duy nhất, có thể tận dụng các ưu đãi của các ngân hàng khác nhau sao cho có lợi nhất. 

mở nhiều tài khoản ngân hàng 

Có nhiều tài khoản giúp tận dụng ưu đãi của các ngân hàng khác nhau

Ví dụ: Ngân hàng cung cấp lãi tiết kiệm online cao sẽ được ưu tiên để gửi tiền tiết kiệm, ngân hàng có nhiều ưu đãi khi quẹt thẻ mua sắm được dùng cho chi tiêu, giao dịch online hoặc quẹt thẻ, ngân hàng miễn phí rút tiền hoặc có ATM gần bạn nhất được dùng để thuận tiện cho việc rút tiền mặt…

Đặc biệt với những người có tần suất sử dụng ATM cao thì việc có nhiều tài khoản ngân hàng là điều vô cùng thuận lợi, bạn có thể rút tiền tại ATM gần nhất mà không cần phải đi quá xa.

Dễ dàng quản lý tiền của bạn: Nếu bạn có nhiều tài khoản ngân hàng, bạn có thể dễ dàng quản lý tiền của mình bằng cách sử dụng các dịch vụ ngân hàng trực tuyến hoặc ứng dụng di động. Bạn có thể xem số dư của mình, thực hiện các giao dịch và chuyển tiền giữa các tài khoản một cách dễ dàng.

 mở nhiều tài khoản ngân hàng

Có thể quản lý tài khoản ngân hàng ngay trên điện thoại

Mở tài khoản ở các ngân hàng khác nhau cũng giúp bạn chủ động nhận tiền từ người khác chuyển tới trong cùng ngân hàng. Điều này thuận lợi cho việc kiểm tra, truy soát các giao dịch khi việc chuyển và nhận tiền gặp rắc rối, thời gian nhận tiền cũng nhanh hơn.

Tuy việc mở nhiều tài khoản ngân hàng rất đơn giản nhưng bạn nên cân nhắc kỹ các lợi ích và rủi ro. Nếu bạn cho rằng việc mở nhiều tài khoản ngân hàng có thể giúp bạn quản lý tiền của mình tốt hơn và tiết kiệm tiền, thì đây là một lựa chọn tốt. Tuy nhiên, nếu bạn không chắc chắn, thì bạn nên tham khảo ý kiến của một chuyên gia tài chính hoặc cân nhắc những mặt hạn chế dưới đây.

Lý do mở nhiều tài khoản ngân hàng chưa chắc đã tốt?

 

Mặc dù việc sở hữu nhiều tài khoản ngân hàng đem lại nhiều tiện ích, nhưng cũng cần lưu ý rằng việc mở nhiều tài khoản ngân hàng có thể gây ra một số rắc rối, chẳng hạn như:

Khó theo dõi số dư, tổng tài sản: Nếu bạn có nhiều tài khoản ngân hàng, có thể khó theo dõi số dư của bạn. Điều này có thể dẫn đến các khoản chi ngoài ý muốn và nợ.

mở nhiều tài khoản ngân hàng 

Bạn sẽ phải tốn nhiều chi phí để duy trì nhiều tài khoản

Nhiều ngân hàng yêu cầu duy trì số dư trung bình/tối thiểu trong mỗi tài khoản, đô đó bạn sẽ mất một khoản tiền kha khá cho việc duy trì số dư của các tài khoản khác nhau.

Phí cao hơn: Một số ngân hàng có thể tính phí cho việc sử dụng nhiều tài khoản ngân hàng. Điều này là do các ngân hàng cần chi phí để quản lý nhiều tài khoản. 

Ví dụ: Mỗi ngân hàng cần duy trì số dư tối thiểu là 50.000 VNĐ như vậy khi có 10 tài khoản là bạn mất 500.000 VNĐ cho việc duy trì số dư. Ngoài ra, mỗi tháng bạn sẽ phải đóng phí quản lý tài khoản, giả sử mỗi tài khoản mất phí 11.000 VNĐ thì 10 tài khoản là 110.000 VNĐ. Thêm nữa, bạn sẽ phải đóng phí năm, với 10 tài khoản thì phí thường niên có thể lên tới cả triệu đồng.

Khó khăn trong việc quản lý và giám sát tất cả mọi tài khoản của mình, đặc biệt là khó khăn trong việc quản lý các giao dịch dẫn đến nhầm lẫn, mất tiền.

Bạn cũng không thể sử dụng tiền của mình một cách tối ưu khi có quá nhiều tài khoản ngân hàng do tiền của bạn bị chia nhỏ ra.

mở nhiều tài khoản ngân hàng 

Cần có biện pháp giám sát khi có nhiều tài khoản ngân hàng

Có thể khó bảo mật tiền của bạn: Nếu bạn có nhiều tài khoản ngân hàng, có thể khó bảo mật tiền của bạn. Điều này là do bạn có nhiều tài khoản cần bảo mật và nhiều cơ hội bị mất tiền hơn.

Do đó, nếu bạn mở nhiều tài khoản thì cần tính toán để sử dụng tối ưu, tài khoản nào không còn nhu cầu sử dụng nữa thì cần có phương án thích hợp.

Lưu ý khi mở nhiều tài khoản ngân hàng

Vì nhiều lý do như nhu cầu hoặc thói quen nên nhiều người mở nhiều tài khoản của các ngân hàng khác nhau nhưng sau đó họ lại không có nhu cầu sử dụng nữa.

Với tài khoản không sử dụng, bạn vẫn có thể bị trừ tiền tùy loại tài khoản. Đối với tài khoản thanh toán quốc tế, các loại phí thường niên, phí duy trì và quản lý tài khoản, phí SMS Banking, dịch vụ internet banking... vẫn được tính bình thường ngay cả khi bạn không sử dụng thẻ. 

 mở nhiều tài khoản ngân hàng

Cần lưu ý để không bị lộ thông tin

Việc mở nhiều tài khoản ngân hàng nhưng không sử dụng có thể mang đến nhiều rắc rối, rủi ro như vẫn phải đóng các khoản phí theo đúng quy định kể cả khi không sử dụng, thậm chí, có thể bị tính phí phạt đối với tài khoản tín dụng nếu không thanh toán phí dịch vụ. 

Ngoài ra, do không sử dụng thường xuyên, bạn có thể bỏ quên thẻ ATM, lộ thông tin tài khoản do bất cẩn, không quản lý thường xuyên,... do đó thông tin tài khoản có nguy cơ bị lộ, hay bị đánh cắp thông tin cá nhân.

Bởi vậy nếu không sử dụng tài khoản ngân hàng nào nữa thì bạn nên hủy hoặc khóa tài khoản để tránh các ảnh hưởng tiêu cực và những rủi ro không đáng có.

Qua thông tin Vclick chia sẻ ở trên, liệu bạn nhận thấy mình có nên sở hữu nhiều tài khoản không? Nên mở mấy tài khoản ngân hàng? Hãy đón đọc thêm những bài viết khác của chúng tôi để biết nhiều thông tin hữu ích nhé.

Bảng tính trả góp

Số tiền trả mỗi tháng

7.334.399 đ

Ghi chú: Thông tin tính toán số tiền phải trả hàng tháng như trên chỉ mang tính chất tham khảo và có thể sai lệch nhỏ so với kết quả tính toán thực tế