Khoản vay không hiệu quả NPL là gì? Các loại NPL hiện nay

Tác giả : haind
|
Lượt xem : 729
|
Chia sẻ bài viết

26/06/2023

Khoản vay không hiệu quả NPL là gì? Các loại NPL hiện nay

Nội dung

Khoản vay không hiệu quả - NPL là khoản cho vay có mức độ rủi ro cao, khó đem lại lợi nhuận cho ngân hàng, công ty tài chính. Mọi ngân hàng, công ty tài chính đều đặt ra các điều kiện để lọc khách hàng nhằm hạn chế các khoản vay NPL.

Khoản vay không hiệu quả NPL là gì?

Khoản vay không hiệu quả (Non Performing Loan viết tắt là NPL) là thuật ngữ trong ngành tài chính để chỉ các khoản nợ xấu do người đi vay bị vỡ nợ, mất khả năng thanh toán tiền gốc và lãi theo lịch trình trả nợ trong một khoảng thời gian.

Khoản vay không hiệu quả - NPL

Các ngân hàng luôn tìm cách để kìm hãm tỷ lệ nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ được dùng để đánh giá chất lượng hoạt động của tổ chức tín dụng. Một số tổ chức, ngân hàng chọn bán nợ xấu cho các ngân hàng hoặc nhà đầu tư khác để giải phóng vốn, tập trung vào các khoản vay khác để tăng thu nhập.

Các yếu tố phản ánh khoản vay không hiệu quả

Không có một định nghĩa chung về nợ xấu hay một khoản cho vay không hiệu quả.

Theo ngân hàng Trung ương Châu Âu, một khoản vay được cho là không hiệu quả nếu chúng quá hạn 90 ngày ngay cả khi chúng không bị mặc định hoặc bị suy giảm, không tuân thủ các chi tiết kế toán cụ thể và chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) của Mỹ.

Khoản vay không hiệu quả - NPL

Khoản cho vay kém hiệu quả khi người vay trả nợ chậm từ 90 ngày

Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), một khoản cho vay kém hiệu quả khi người đi vay chậm trả lãi hoặc gốc từ ít nhất 90 ngày trở lên, các khoản thanh toán lãi từ 90 ngày trở lên đã được tái cấp vốn hoặc bị trì hoãn theo thỏa thuận, hoặc các khoản thanh toán đã trì hoãn dưới 90 ngày nhưng không chắc chắn về việc trả nợ trong tương lai.

Phân loại NPL - Có những nhóm nợ xấu nào?

Để hình thành chỉ tiêu “Nợ xấu“, trước tiên cần phải tiến hành phân loại nợ của Ngân hàng thương mại thành 5 nhóm sau:

- Nợ nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn): Các khoản nợ trong hạn và được Tổ chức tín dụng, ngân hàng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn. Hiện nay, các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và vẫn có có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại được xếp vào nhóm nợ đủ tiêu chuẩn và vẫn được xét duyệt cho vay online, vay tiêu dùng…

- Nợ nhóm 2 (Nợ cần chú ý): Đây là các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày, các khoản nợ đã được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu.

Khoản vay không hiệu quả - NPL

Không phải nợ quá hạn nào cũng là nợ xấu

- Nợ nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): Bao gồm các khoản nợ quá hạn trong khoảng thời gian từ 91 ngày đến 180 ngày, các khoản nợ đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng thanh toán đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.

- Nợ nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) thì các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày, các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu nhưng tiếp tục quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại. Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.

- Nhóm 5 (Nợ rủi ro cao, có khả năng mất vốn): Bao gồm các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày, quá thời hạn trả nợ từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu.

Hiện nay, nhiều đối tượng lợi dụng các trang mạng xã hội lập ra các hội nhóm rủ nhau bùng nợ. Người đi vay rất dễ bị dụ dỗ theo những "lời khuyên" bất chấp hậu quả đáng tiếc. Nên nhớ, việc đi vay đồng nghĩa với nghĩa vụ phải trả nợ. Dù đang trong hoàn cảnh khó khăn, hay liên hệ ngay với đơn vị cho vay để được tư vấn. Tuyệt đối tránh việc bùng nợ.

Nợ nhóm 3, 4 và 5 được xếp vào nhóm nợ xấu, là khoản cho vay không hiệu quả, có tính rủi ro cao, hầu hết các ngân hàng và công ty tài chính sẽ từ chối cho vay đối với các đối tượng có lịch sử nợ xấu.

Khoản vay không hiệu quả - NPL

Nợ từ nhóm 3 trở lên được xếp vào nợ xấu

Tại Việt Nam, nợ xấu được CIC (Trung tâm tín dụng Việt Nam) ghi nhận lên hệ thống. Ngay cả khi người vay đã hoàn thành trả nợ thì dữ liệu vẫn tồn tại trên hệ thống trong vòng 5 năm kể từ ngày hoàn thành trả nợ.

Tuy nhiên cũng có một số đơn vị hỗ trợ cho vay nợ xấu trong trường hợp người vay đã giải quyết xong nợ và chứng minh thu nhập hiện tại đủ khả năng trả nợ đúng hạn. Tuy nhiên, bạn cần liên hệ với nhân viên tín dụng của ngân hàng để được hướng dẫn cụ thể.

Có thể thấy khoản vay không hiệu quả là điều các ngân hàng và tổ chức tín dụng đều muốn tránh. Nếu bạn có ý định vay vốn kinh doanh, vay tiêu dùng, vay du học… hãy duy trì lịch sử tín dụng tốt, tránh để đơn vị cho vay đánh giá bạn là khách hàng có độ rủi ro cao, là khoản cho vay không hiệu quả.

Hãy truy cập Vclick - vay tiền online chuyển khoản ngay để khám phá các sản phẩm tín dụng ưu đãi, điều kiện duyệt vay đơn giản, thủ tục an toàn và online 100%.

Bảng tính trả góp

Số tiền trả mỗi tháng

7.334.399 đ

Ghi chú: Thông tin tính toán số tiền phải trả hàng tháng như trên chỉ mang tính chất tham khảo và có thể sai lệch nhỏ so với kết quả tính toán thực tế