Thẩm định rủi ro khoản vay gồm những bước nào?

Tác giả : haind
|
Lượt xem : 5275
|
Chia sẻ bài viết

18/07/2023

Thẩm định rủi ro khoản vay gồm những bước nào?

Nội dung

Thẩm định rủi ro khoản vay là bước quan trọng không thể thiếu trước khi ngân hàng, công ty tài chính quyết định duyệt vay đối với cá nhân, hộ gia đình hay doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh… Bước thẩm định tín dụng giúp loại bỏ những yếu tố rủi ro của khoản vay.

Thẩm định rủi ro khoản vay là gì?

Thẩm định rủi ro khoản vay hay thẩm định tín dụng là hoạt động phân tích, đánh giá khả năng hiện tại của khách hàng về sử dụng vốn tín dụng, cũng như đánh giá khả năng hoàn trả vốn vay, từ đó giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra, trường hợp xấu nhất là mất cả vốn.

Dựa vào kết quả thẩm định, đơn vị cho vay sẽ quyết định có cho khách hàng vay hay không, hạn mức cho vay là bao nhiêu và mức lãi suất áp dụng thế nào.

Thẩm định rủi ro khoản vay 

Quá trình thẩm định rủi ro của khoản vay giúp loại trừ nguy cơ mất vốn

Có thể thấy hoạt động thẩm định rủi ro của khoản vay là vô vùng quan trọng, thông qua đó ngân hàng và tổ chức tín dụng có thể tìm kiếm được khách hàng tiềm năng và loại trừ những rủi ro tín dụng.

Vai trò và ý nghĩa của việc thẩm định tín dụng

Thẩm định tín dụng đối với khách hàng cá nhân là khâu thiết yếu trong quy trình cấp tín dụng, đóng vai trò quyết định đến chất lượng các khoản tín dụng mà tổ chức cho vay cấp cho khách hàng.

Thông qua công tác thẩm định, đơn vị cho vay có thể tìm kiếm những tình huống tiềm tàng rủi ro và tiên lượng khả năng kiểm soát những loại rủi ro đó, dự kiến các biện pháp phòng ngừa và hạn chế thiệt hại.

Thẩm định khoản vay còn là cơ sở giúp ngân hàng, công ty tài chính cấp tín dụng chính xác, hạn chế những sai lầm khi cho vay những phương án rủi ro cao hay bỏ sót những phương án tốt.

Đây là bước đúng đắn và phù hợp là điều kiện quan trọng giúp ngân hàng hạn chế được rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng, đặc biệt trong bối cảnh xuất hiện ngày càng nhiều nợ khó đòi như hiện nay.

Thẩm định rủi ro khoản vay 

Thẩm định mức độ rủi ro của khoản vay là bước quan trọng trong quá trình cho vay

 Mục đích của việc thẩm định tín dụng

Trước khi duyệt khoản vay, tổ chức tín dụng cần thẩm định khách hàng bởi 4 mục đích chủ yếu sau:

- Đánh giá mức độ trung thực và uy tín của khách hàng: Lấy đó làm cơ sở lựa chọn khách hàng và đưa ra sản phẩm tín dụng phù hợp, đảm bảo quyền và lợi ích đôi bên.

- Xác định hạn mức tín dụng và các điều kiện cụ thể: Tùy vào mức độ tin cậy cũng như khả năng tài chính, khả năng trả nợ mà bên cho vay sẽ cấp hạn mức và những ưu đãi cho khách hàng. Khách hàng có tiềm năng tốt sẽ được hưởng nhiều ưu đãi nhằm khuyến khích khách hoàn thành nợ và mở tiếp khoản vay lần sau.

- Dự trù rủi ro: Bên cho vay chủ động giám sát tình hình sử dụng vốn và xây dựng phương án quản lý nợ, xử lý nợ hiệu quả.

- Nâng cao trách nhiệm của nhân viên tín dụng, đảm bảo người thẩm định phải có tâm, đưa ra kết quả trung thực và khách quan, hướng đến lợi ích của ngân hàng.

Thẩm định rủi ro khoản vay 

Khách hàng sẽ được thẩm định chặt chẽ để xác định độ uy tín

Thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân thực sự cần thiết, đảm bảo ngân hàng/công ty tài chính/tổ chức cho vay hoạt động an toàn với các khoản vay có chất lượng, từ đó thu hút được khách hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh.

Các bước thẩm định rủi ro khoản vay cá nhân

Nội dung thẩm định rủi ro khoản vay thường đi theo các bước sau:

Bước 1: Thẩm định về cơ sở pháp lý của cá nhân

Đây là bước thu thập và phân tích những thông tin liên quan đến điều kiện pháp lý của khách hàng để làm cơ sở cấp tín dụng. Bước này sẽ giúp lọc ra khách hàng đủ năng lực hành vi dân sự, tạo cơ sở pháp lý cho việc giải quyết những tranh chấp xảy ra nếu có.

Nội dung thẩm định cơ sở pháp lý của khách hàng bao gồm: Độ tuổi, năng lực hành vi dân sự, trình độ, kinh nghiệm về lĩnh vực kinh doanh (nếu là vay vốn kinh doanh), quan hệ xã hội, tư cách, nhân thân người vay vốn và những người liên quan trực tiếp đến khoản vay; loại trừ các đối tượng không được cho vay, hạn chế cho vay; không được cho vay ưu đãi…

Thẩm định rủi ro khoản vay 

Khách hàng vay vốn sẽ trải qua nhiều bước trong nội dung thẩm định

Bước 2: Thẩm định tư cách, uy tín của khách hàng cá nhân

Tổ chức cho vay sẽ xem xét, đánh giá năng lực, trí tuệ, uy tín và đạo đức của người đi vay và quyết định có được cho vay hay không. Các tiêu chí đánh giá bao gồm trình độ học vấn, chuyên môn, trình độ hiểu biết pháp luật, lịch sử tín dụng, điểm CIC…

Bước 3: Thẩm định tình hình và năng lực tài chính của khách hàng

Bước thẩm định này sẽ đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng. Dựa vào thông tin về thu nhập trong hiện tại cũng như đánh giá hoạt động kinh doanh có hiệu quả hay không, có đảm bảo hoàn thành tốt khoản vay hay không.

Bước 4: Thẩm định mục đích vay và phương án trả nợ

Nếu mục đích vay tiền của khách hàng là để kinh doanh thì cần có phương án kinh doanh hợp lý. Nếu vay trả góp thì cần có giao dịch mua bán tài sản trả góp, có sự xác nhận của bên bán sản phẩm. Nếu là vay tiêu dùng thì không cần chứng minh nhưng sẽ áp dụng hình thức vay tín chấp với mức lãi suất khác. Mục đích vay phải đảm bảo không được trí pháp luật, không trái đạo đức xã hội.

Thẩm định rủi ro khoản vay 

Khách hàng cần chứng minh khả năng tài chính đảm bảo thanh toán nợ

Bước 5: Thẩm định tài sản thế chấp của khách hàng

Tài sản đảm bảo hay còn gọi là tài sản thế chấp phải thuộc sở hữu hợp pháp của khách hàng và đảm bảo cho dư nợ tín dụng trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu đến hạn thanh toán, khách hàng không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ (bao gồm cả gốc và lãi) thì bên cho vay có quyền phát mãi tài sản đảm bảo để thu hồi gốc, lãi và các chi phí liên quan đến khoản vay.

Tài sản thế chấp phải trải qua định giá, giá trị của tài sản phải bằng hoặc lớn hơn số tiền vay. Nhân viên thẩm định phải nắm vững quy định của Nhà nước và các tổ chức tín dụng liên quan đến giá cả và cách tính giá trị tài sản cũng như ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan và khách quan đến tài sản.

Tài sản đảm bảo phải có khả năng chuyển nhượng, được phép mua đi bán lại. Tài sản có thanh khoản cao sẽ ít tốn chi phí để duy trì và chuyển nhượng hơn so với tài sản thanh khoản thấp.

Bước 6: Thẩm định môi trường bên ngoài

Bước thẩm định này đòi hỏi người thẩm định phải cập nhật thông tin về kinh tế, chính trị, xã hội, môi trường pháp lý… ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của khách hàng. Cần xem xét liệu môi trường pháp lý có ổn định không, có ảnh hưởng đến thu nhập, sức khỏe, tâm lý của khách hàng không…

Việc thẩm định rủi ro khoản vay, thẩm định uy tín của khách hàng là cần thiết, đặc biệt đối với các khoản vay tín chấp thì uy tín của khách hàng đặc biệt được đề cao. Hiện nay, các đơn vị cho vay online đã áp dụng công nghệ để đơn giản hóa quá trình thẩm định khoản vay, thẩm định uy tín của khách hàng nên có thể phê duyệt khoản vay tự động và giải ngân nhanh chóng.

Bạn có thể tham khảo những khoản vay tiền online nhanh, thẩm định và duyệt vay siêu tốc từ những đối tác của Vclick.

Bảng tính trả góp

Số tiền trả mỗi tháng

7.334.399 đ

Ghi chú: Thông tin tính toán số tiền phải trả hàng tháng như trên chỉ mang tính chất tham khảo và có thể sai lệch nhỏ so với kết quả tính toán thực tế