Có nên làm thẻ tín dụng sinh viên hay không? Đây là thắc mắc của rất nhiều bạn trẻ bởi sinh viên luôn có nhu cầu tài chính. Thế nhưng không phải bạn sinh viên nào cũng biết về những lợi ích mà thẻ tín dụng mang lại. Bài viết của Vclick sẽ giúp bạn hiểu rõ những ưu nhược điểm khi sinh viên dùng thẻ tín dụng và cách đăng ký mở thẻ.
Đại học là khởi đầu mới trên con đường trưởng thành, nơi nuôi dưỡng những bước đầu tiên hướng đến một sự nghiệp xứng đáng. Đây cũng là thời điểm bạn nên bắt đầu xây dựng ý thức về quản lý tài chính cá nhân.
Đây cũng là lúc thích hợp các bạn sinh viên nên trang bị cho mình một chiếc thẻ tín dụng (credit card), không chỉ để có nguồn tài chính dự phòng lúc khó khăn mà còn bắt đầu tạo lập lịch sử tín dụng tốt cũng như học cách quản lý tài chính cá nhân - đây là điều mà hiếm có trường lớp nào dạy bạn nhưng nó lại vô cùng quan trọng đối với cuộc đời của mỗi người.
Thẻ tín dụng hỗ trợ tài chính đắc lực cho sinh viên
Các lợi ích cụ thể khi sinh viên làm thẻ tín dụng có thể kể đến như:
Mỗi chiếc thẻ tín dụng thường có thời hạn sử dụng là 5 năm, do vậy bạn sẽ được hỗ trợ tài chính trong suốt 4 năm học và 1 năm sau khi ra trường - đây thường là thời điểm khó khăn và công việc không ổn định, lương thấp.
Ngoài những lợi ích trên, một số thẻ tín dụng còn cung cấp đặc quyền đặc biệt cho sinh viên như những phần thưởng cho thói quen chi tiêu, cách đổi quà hoặc có thể nâng cấp lên thẻ tiêu chuẩn sau khi tốt nghiệp để có hạn mức tín dụng cao hơn.
Những lợi ích trên là lý do chính khiến nhiều sinh viên quyết định mở một chiếc thẻ tín dụng để có thể tự chủ về tài chính.
Bên cạnh những ưu điểm thiết thực, việc sử dụng thẻ tín dụng sinh viên cũng có mặt hạn chế mà bạn cần phải nắm được trước khi đăng ký như:
- Hạn mức tín dụng thấp hơn. Vì hầu hết sinh viên chưa có lịch sử tín dụng nên các tổ chức phát hành thẻ tín dụng thường cấp hạn mức tín dụng thấp hơn trên thẻ sinh viên của họ. Đây có thể là một điều tốt vì nó khiến bạn khó chi tiêu quá mức và nợ thẻ tín dụng. Sau khi bạn chứng minh uy tín tín dụng của mình bằng cách thanh toán đúng hạn , tổ chức phát hành của bạn có thể xem xét tăng giới hạn tín dụng của bạn.
Sinh viên cần học cách kiểm soát tài chính tốt khi dùng thẻ tín dụng
- Lãi suất cao hơn. Sinh viên đại học được coi là những người đi vay có rủi ro cao. Các công ty thẻ tín dụng sẽ tính lãi suất cao hơn (trong một số trường hợp là trên 27%) để bù đắp rủi ro khi cho bạn vay tiền.
- Ít phần thưởng hơn. Mặc dù một số thẻ tín dụng sinh viên đi kèm với các chương trình phần thưởng, nhưng chúng thường mang lại ít lợi ích hơn so với các thẻ thông thường. Nếu bạn quan tâm đến việc nhận các chuyến bay miễn phí hoặc ở khách sạn thông qua thẻ sinh viên của mình, bạn có thể sẽ thất vọng.
Thẻ tín dụng được thiết kế dành cho sinh viên và cá nhân không có lịch sử tín dụng, vì vậy mặc dù có thể có một số nhược điểm nhất định nhưng vẫn đáp ứng rất tốt nhu cầu của phần lớn sinh viên.
Để biết thẻ tín dụng sinh viên có phù hợp với mình không, có nên đăng ký một chiếc credit card để sử dụng không, bạn cần nắm được những ưu nhược điểm Vclick đã kể ở trên kèm với điều kiện tài chính, thói quen chi tiêu của mình.
Ngoài ra, nếu bạn là một người mua sắm vô tội vạ, không thể kiềm chế bản thân trước những món hàng hấp dẫn thì tốt nhất là bạn không nên dùng thẻ tín dụng bởi đây là con đường ngắn nhất dẫn đến nợ nần và thiệt hại điểm tín dụng.
Có rất nhiều lý do tại sao sinh viên nên sở hữu thẻ tín dụng. Dưới đây là một số lợi ích thiết thực khi bạn sở hữu credit card sinh viên:
Sở hữu thẻ tín dụng với sinh viên các nước không còn xa lạ
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng việc sử dụng thẻ tín dụng cũng có thể dẫn đến nợ nần. Do đó, điều quan trọng là phải sử dụng thẻ tín dụng một cách có trách nhiệm và thanh toán đầy đủ số dư hàng tháng.
Bạn đang là sinh viên đang theo học năm 3 tại các trường đại học.
Điểm học tập trung bình các kỳ từ 7.0/10 (tùy yêu cầu của từng ngân hàng có thể sẽ khác nhau)
Sở hữu tài sản có giá trị như xe máy đăng ký tên của mình.
Điều kiện mở thẻ tín dụng sinh viên hầu hết sẽ có yêu cầu về mức điểm học tập
Sinh viên đi làm thêm và có tổng thu nhập chuyển khoản ổn định từ 4 triệu hoặc 4.5 triệu đồng mỗi tháng (tùy từng ngân hàng quy định) thì bạn vẫn được ngân hàng phát hành các loại thẻ tín dụng với hạn mức thấp.
Để có thể sở hữu cho mình một chiếc thẻ tín dụng, các bạn sinh viên cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ sau đây:
Hồ sơ chứng minh thông tin cá nhân bao gồm: CMND/CCCD/Hộ chiếu bản photo (kèm bản gốc để chứng minh).
Chứng minh nơi ở hiện tại (sổ hộ khẩu photo công chứng)
Chứng minh tài chính (sao kê bảng lương làm thêm)
Chứng minh công việc (hợp đồng làm thêm - bản sao)
Photo bảng điểm có chứng nhận của trường mình đang theo học
Giấy đăng ký xe máy (cà vẹt xe máy) do bản thân đứng tên
Mở thẻ tín dụng sinh viên, bạn cần lựa chọn đơn vị cung cấp tín dụng ưu đãi, uy tín để được đảm bảo quyền lợi. Hiện nay, một số ngân hàng cung cấp thẻ tín dụng cho sinh viên như:
Nếu có nhu cầu mở thẻ, bạn có thể liên hệ với hotline trung tâm chăm sóc khách hàng của các ngân hàng trên để được hướng dẫn cụ thể.
Khi sử dụng thẻ tín dụng, các bạn sinh viên cần quản lý tài chính và chi tiêu thông minh để thẻ tín dụng luôn đem lại lợi ích:
Thẻ tín dụng có thể đem lại lợi ích lớn cho sinh viên nếu sử dụng thông minh
Trên đây là những lý do sinh viên nên làm thẻ tín dụng. Tuy nhiên, nếu bạn gặp khó khăn nhất thời hoặc cần ngay một khoản tiền vượt quá hạn mức được cấp của thẻ tín dụng thì có thể đăng ký khoản vay tín chấp tại Vclick. Chỉ với vài thao tác đăng ký, bạn có thể vay online với hạn mức lên đến 80 triệu, thời gian cho vay linh hoạt từ 6 - 36 tháng, lãi suất cạnh tranh, đảm bảo quyền lợi.