Làm thế nào để thay đổi thói quen chi tiêu của bạn tốt hơn

Tác giả : haind
|
Lượt xem : 15053
|
Chia sẻ bài viết

26/06/2023

Làm thế nào để thay đổi thói quen chi tiêu của bạn tốt hơn

Nội dung

Tạo lập và duy trì thói quen chi tiêu tốt kết hợp với thói quen tiết kiệm sẽ giúp bạn có nguồn tài chính cá nhân khỏe mạnh. Cùng Vclick tìm hiểu cách để chi tiêu ít mà vẫn hiệu quả, sử dụng tốt nhất nguồn thu nhập của mình nhé.

5 bước để thay đổi thói quen chi tiêu của bạn

a. Theo đuổi đồng tiền

Để có nguồn tài chính khỏe mạnh, trước tiên bạn phải thực sự là người yêu tiền, trân quý những đồng tiền mình làm ra và tìm cách theo đuổi tiền bạc. Thay vì theo đuổi các ham muốn mua sắm, bạn cần rèn luyện cho mình thói quen theo đuổi tiền bạc.

Một người có quyết tâm theo đuổi tiền bạc luôn kiếm được nhiều tiền hơn những người không có lòng yêu tiền và quyết tâm kiếm tiền. Thế nhưng ở bất cứ việc gì thì bạn cũng cần nhớ không nên quá theo đuổi tiền bạc mà bỏ bê cuộc sống hay tinh thần. Hãy cân đối giữa việc kiếm tiền và nghỉ ngơi, giữa làm việc và giải trí nhé.

Theo đuổi đồng tiền

Hãy yêu và tìm cách theo đuổi đồng tiền hợp lý

b. Xem lại khoản nợ của bạn

Bạn không thể đạt được mục tiêu tài chính nếu đang mang nợ. Bước quan trọng nhất để đi đến tự do tài chính là phải xóa sạch nợ nần và ngăn không cho phát sinh thêm nợ nữa. Hãy rà soát lại toàn bộ những khoản nợ lớn nhỏ, trả hết nợ càng sớm càng tốt.

Có 2 cách để xử lý nợ, cách thứ nhất là áp dụng phương pháp “Quả cầu tuyết” - tức là trả từ khoản nợ nhỏ nhất trước rồi đến những khoản nợ lớn, cách thứ 2 là ưu tiên trả những khoản nợ có lãi suất cao nhất trước và những khoản nợ lãi suất thấp hoặc không lãi sẽ để trả sau cùng.

c. Điều chỉnh chi tiêu phù hợp với thu nhập

Đầu tháng sống vương giả, cuối tháng ăn mì gói hay chưa hết tháng đã hết sạch lương là điều thường xuyên gặp ở các bạn trẻ ngày nay. Nếu bạn cũng đang rơi vào tình cảnh này thì cần phải điều chỉnh ngay lại các khoản chi tiêu cho phù hợp với nguồn thu nhập.

Hãy tính toán bộ nguồn thu nhập của mình trong tháng, chia cho các khoản chi cố định (tiền nhà, điện, nước, internet, xăng xe, điện thoại…), khoản chi cho ăn uống, số tiền còn lại là khoản bạn được phép chi tiêu.

Nếu số còn lại quá ít ỏi không đủ cho các nhu cầu thiết yếu thì bạn phải cân nhắc giảm các khoản chi cứng như tìm nhà rẻ hơn, rủ bạn thuê chung, nấu ăn tại nhà…

d. Thực hiện các thay đổi

Sẽ là vô ích nếu bạn thấy được những mặt tốt mà không chịu thay đổi. Hãy bắt tay ngay vào việc tạo lập thói quen chi tiêu tốt ngay từ hôm nay, không nên trì hoãn. Khi bạn thay đổi được một việc nhỏ dần dần sẽ tạo động lực cho bạn làm những việc lớn hơn.

Giả sử bạn thay đổi thói quen uống cà phê ngoài quán từ 50 ngàn đồng/cốc bằng cách tự pha cà phê mang theo, vừa ngon vừa đảm bảo lại chỉ tốn khoảng 20 ngàn đồng/ngày.

Thay vì ăn suất ăn trưa 50 ngàn đồng, bạn có thể mang cơm đi ăn chỉ hết 30 ngàn đồng mà vẫn đảm bảo vệ sinh, no bụng.

Tiết kiệm trong chi tiêu

Hãy bắt tay vào thay đổi thói quen chi tiêu ngay từ hôm nay

Tạo ngân sách có thể quản lý được

Nếu không quản lý được ngân sách, bạn không thể lên kế hoạch chi tiêu hiệu quả. Hãy ghi lại toàn bộ nguồn thu nhập của bạn hàng tháng và tạo dựng, quản lý ngân sách, từ đó chia ra các khoản cho chi tiêu thiết yếu, chi tiêu cho học tập, giải trí, tinh thần, tiết kiệm…

Thói quen chi tiêu có thể giúp bạn tiết kiệm

a. Giám sát tín dụng của bạn

Giám sát tín dụng tức là theo dõi tất cả các khoản vay nợ của bạn, bao gồm cả nợ thẻ tín dụng, nợ vay trả góp, nợ người thân… Song song với đó là quá trình trả nợ, mỗi khi trả dứt điểm một khoản nợ, bạn cần cập nhật lại tình hình tín dụng và số tiền phải chi hàng tháng cho việc trả nợ (bao gồm cả tiền gốc và tiền lãi).

b. Tìm kiếm cơ hội để trả nợ

Hãy luôn tìm kiếm mọi cơ hội dù là nhỏ nhất để trả nợ. Ngay khi mức lãi suất thị trường thấp hơn lãi suất cố định đang áp dụng đối với khoản vay của bạn, bạn có thể vay một khoản mới để trả món nợ cũ, như vậy bạn sẽ có cơ hội trả nợ với mức lãi suất thấp hơn, điều này khiến quãng đường trả nợ của bạn ngắn đi rất nhiều.

Hãy ưu tiên cắt giảm mọi khoản chi tiêu không thực sự cấp thiết để cho việc trả nợ.

c. Xem xét các khoản chi phí cố định

Chi phí cố định là những khoản chi bắt buộc hàng tháng, ví dụ như: Tiền thuê nhà, thanh toán hóa đơn điện nước, trả học phí, tiền xăng xe, cước điện thoại… Thế nhưng bạn hoàn toàn có thể nghiên cứu và cắt giảm bớt những khoản tiền này, như vậy bạn sẽ để dành ra được một khoản tiền hàng tháng để tiết kiệm hoặc trả nợ.

Ví dụ: Cắt giảm chi phí thuê nhà, tiết kiệm điện, nước, ít đi chơi hơn hoặc tăng cường đi xe đạp, đi bộ, với cước điện thoại có thể hạ mức thuê bao hoặc chuyển sang video call, gọi điện qua internet nhiều hơn…

d. Xây dựng một tài khoản tiết kiệm

Hãy xây dựng cho mình một tài khoản tiết kiệm, bắt đầu từ việc dự phòng rủi ro, bất trắc (ốm đau bệnh tật đến bất ngờ, bị mất việc làm, cần gấp một khoản tiền ngay…), tiếp đó là khoản tiết kiệm cho các mục tiêu tài chính ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. tiết kiệm cho một mục tiêu cụ thể…

xây dựng tài khoản tiết kiệm ngay hôm nay

Luôn dành ra một khoản từ thu nhập để tiết kiệm hàng tháng

Cách giúp bạn chi tiêu ít hơn

a. Sử dụng tiền mặt

Nếu bạn quẹt thẻ hoặc quét mã thanh toán, số tiền bạn phải trả sẽ chỉ như những con số và bạn sẽ ít có ý thức tiết giảm chi tiêu hơn. Theo các nghiên cứu từ chuyên gia tài chính cá nhân, việc tiêu tiền mặt sẽ khiến người ta phải cân nhắc, đắn đo nhiều hơn trước khi xuống tiền mua. 

Hơn nữa, việc tiêu tiền bằng ví điện tử, thẻ tín dụng, app thanh toán sẽ khiến bạn phải “đối mặt” với sự quyến rũ từ các mã giảm giá, chương trình khuyến mãi… và bạn sẽ khó kiềm chế chi tiêu hơn.

Việc phải đưa tiền của mình cho người khác, nhìn số tiền ngày một ít ỏi sẽ khiến bạn bớt đi cảm giác thèm mua sắm. Như vậy, để chi tiêu ít hơn, hãy chuyển sang tiêu tiền mặt thay vì chi tiêu bằng thẻ hay app thanh toán nhé.

b. Suy nghĩ trước khi mua sắm

Những thứ bạn MUỐN mua không thực sự là những thứ bạn CẦN mua. Đôi khi chỉ là cảm xúc nhất thời, thấy sản phẩm nào đó hay, lạ, mới mẻ, đẹp khiến bạn có tâm lý muốn sở hữu thế nhưng nó lại không thực sự cần cho cuộc sống của bạn.

Hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi mua, luôn đặt ra câu hỏi xem nó có thực sự cần thiết không, nếu có thì mình được gì, nếu không có thì có hại gì không. Bộ sách “Cha giàu, cha nghèo” đã dạy bạn ngay từ những trang đầu là “Hãy mua tài sản, đừng mua tiêu sản”.

Suy nghĩ kĩ trước khi mua sắm

Tạo thói quen suy nghĩ kỹ trước khi chi tiêu

c. Xem xét chi phí phải bỏ ra

Mỗi khi bạn cần mua sắm thêm một thứ gì, sử dụng một dịch vụ gì, hãy cân nhắc thật kỹ chi phí mà bạn phải bỏ ra là bao nhiêu, nó giúp bạn thu lại được những gì. Ví dụ: 

Khi mua một chiếc xe hơi, bạn không chỉ phải bỏ tiền mua xe mà còn phải thêm chi phí cho việc đăng ký xe, mua bảo hiểm, trả phí cầu đường, chỗ gửi xe, bảo dưỡng, đăng kiểm…

d. Không chi tiêu vượt mức

Điều quan trọng nhất luôn phải tâm niệm là không bao giờ chi tiêu quá số tiền mình kiếm được. Luôn phải dành dụm tối thiểu 15% cho việc tiết kiệm. Điều này sẽ giúp bạn không bao giờ rơi vào tình cảnh nợ nần.

Câu hỏi thường gặp về thói quen chi tiêu

Những cách để cải thiện chi tiêu của bạn là gì?

Để cải thiện chi tiêu, sử dụng tiền hiệu quả và đúng mục đích, bạn cần tập thói quen ghi chép lại các khoản chi hàng tháng và định kỳ đánh giá lại xem những khoản chi nào là đáng giá, những khoản chi tiêu nào chưa thực sự cần thiết, những khoản nào có thể giảm được.

Bạn có thể học cách người Nhật kiểm soát chi tiêu bằng cách lập một cuốn sổ Kakeibo ghi chép lại thu chi hàng ngày, từ đó cải thiện thói quen chi tiêu tốt hơn.

Lập ngân sách hàng tháng có giúp ích cho thói quen chi tiêu của bạn không?

Việc lập ngân sách hàng tháng rất quan trọng cho việc tiêu tiền đúng mục đích. Hãy xác định ngân sách cho việc thiết yếu là bao nhiêu (ăn, ở, đi lại tối thiểu), ngân sách cho công việc, ngân sách cho học tập, giải trí…

lập ngân sách hàng tháng

Thiết lập ngân sách cho từng khoản trong cuộc sống

Thẻ tín dụng có giúp ích cho thói quen chi tiêu của bạn?

Thực sự thì tiêu tiền bằng thẻ tín dụng không hề tốt như lời quảng cáo. Việc tiêu trước trả sau dễ khiến bạn dễ lâm vào cảnh nợ nần. Tốt nhất hãy tiêu bằng tiền của mình và tiêu ít hơn những gì kiếm được.

Các khoản vay online có thể giúp bạn trả nợ nhanh hơn không?

Các khoản vay tiền online chỉ hữu ích khi bạn thực sự cần gấp một khoản tiền để chi tiêu vào những việc rất quan trọng, rất cấp thiết mà khó có thể xoay sở ở đâu được như: Phải đóng viện phí, trả tiền nhà trong khi bị chậm lương, nợ lương…

Đặc điểm chung của vay tiền online là vay rất nhanh, rất dễ thế nhưng hạn mức không cao và lãi suất đắt đỏ (do đây là hình thức vay tín dụng). Không chuyên gia tài chính nào khuyến cáo bạn vay tiền online để trả nợ mà chỉ nên coi đây là giải pháp tài chính trong lúc cấp bách, thực sự quan trọng mà thôi.

Để vay online an toàn, lãi suất đảm bảo cũng như bảo mật thông tin và đúng pháp luật, bạn có thể đăng ký khoản vay thông qua Sàn tín dụng Vclick để được kết nối đến những đơn vị tín dụng uy tín như: Mcredit, SHBFinance, TPFico, Tima… Đây là những công ty tín dụng chuyên nghiệp và uy tín tại Việt Nam.

Đăng ký thông tin khoản vay qua Vclick sẽ giúp bạn được kiểm duyệt và xác thực thông tin dễ dàng, thuận lợi cũng như được giải ngân nhanh chóng.

Bảng tính trả góp

Số tiền trả mỗi tháng

7.334.399 đ

Ghi chú: Thông tin tính toán số tiền phải trả hàng tháng như trên chỉ mang tính chất tham khảo và có thể sai lệch nhỏ so với kết quả tính toán thực tế