Công ty tài chính là gì? Đặc điểm của công ty tài chính

Tác giả : haind
|
Lượt xem : 804
|
Chia sẻ bài viết

01/11/2023

Công ty tài chính là gì? Đặc điểm của công ty tài chính

Nội dung

Công ty tài chính là mô hình khá mới tại Việt Nam, có thể kể đến như Home Credit, MB Shinsei, SHB Finance, Lotte Việt Nam… Hiện nay nước ta có 16 công ty tài chính được Ngân hàng Nhà nước cấp phép hoạt động. Cùng Vclick tìm hiểu công ty tài chính là gì.

Công ty tài chính là gì?

Công ty tài chính là một tổ chức tín dụng phi ngân hàng, thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật, trừ hoạt động nhận tiền gửi thời hạn dưới 1 năm và cung ứng những dịch vụ thanh toán qua tài khoản. Khái niệm công ty tài chính được quy định tại Khoản 4, Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010.

Công ty tài chính và cách thức hoạt động của công ty tài chính 

Công ty tài chính là tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Hiện nay, nhiều người có xu hướng chọn vay từ công ty tài chính thay vì vay tại ngân hàng bởi việc vay vốn, đặc biệt là vay tín chấp tại đây có thủ tục đơn giản và nhanh chóng hơn. Không phải ai cũng có thể tiếp cận với khoản vay từ ngân hàng nhưng điều kiện vay từ công ty tài chính thì hầu như ai cũng có thể đáp ứng.

Công ty tài chính có đặc điểm gì?

Hiện nay có 3 loại hình công ty tài chính bao gồm công ty tài chính Trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty hai thành viên trở lên và công ty cổ phần. Tất cả các loại hình công ty này đều không phân biệt vốn nước ngoài hay vốn trong nước.

Để thành lập công ty tài chính cũng phải có vốn pháp định theo đúng quy định của pháp luật. Trước năm 2018, vốn pháp định là 300 tỷ đồng, các công ty từ năm 2018 sẽ phải có vốn pháp định từ 500 tỷ đồng trở lên. 

Công ty tài chính và cách thức hoạt động của công ty tài chính 

Công ty tài chính có quy định về số vốn pháp định và thời gian hoạt động

Thời gian hoạt động của công ty tài chính tối đa chỉ được 50 năm. Nếu muốn gia hạn thêm thời gian hoạt động phải làm đơn yêu cầu và được ngân hàng Nhà nước đồng ý, thời gian gia hạn không quá 50 năm.

Những quy định về cách hoạt động của công ty tài chính

Tại Mục 3 Chương IV Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định chi tiết về hoạt động của công ty tài chính. Các công ty tài chính được thực hiện một số hoạt động sau đây:

Huy động vốn từ các cá nhân, tổ chức từ 1 năm trở lên.

Tiếp cận vốn ủy thác của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước, của chính phủ.

Vay tiền từ các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước.

Công ty tài chính và cách thức hoạt động của công ty tài chính 

Hoạt động của công ty tài chính quy định bởi Luật Các tổ chức tín dụng

Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu và các loại giấy tờ có giá để huy động vốn.

Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, cho vay trả góp, tiêu dùng, cho vay theo bảng sao kê lương, đăng ký (cà vẹt) xe máy, hóa đơn điện nước, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ…

Bảo lãnh tài chính dựa trên uy tín và khả năng tài chính đối với người nhận bảo lãnh, bao gồm: Bảo lãnh vay vốn, dự thầu, thanh toán, đối ứng…

Đầu tư, góp vốn mua cổ phần của các doanh nghiệp và tổ chức tín dụng khác, kinh doanh vàng và thực hiện dịch vụ kiều hối…

Được trở thành đại lý để phát hành trái phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác.

Xem thêm: Cách vay tiền app My Viettel

Phân biệt sự khác nhau giữa công ty tài chính và ngân hàng

Các công ty tài chính và Ngân hàng thương mại đều chịu sự quản lý của Nhà nước theo những quy định của pháp luật. Có thể phân biệt 2 hình thức này theo các tiêu chí sau đây:

Công ty tài chính và cách thức hoạt động của công ty tài chính 

Phân biệt điểm khác biệt giữa ngân hàng và công ty tài chính

Phạm vi hoạt động

Công ty tài chính: Là tổ chức tín dụng phi ngân hàng, được làm một số hoạt động ngân hàng trừ: nhận tiền gửi dưới 1 năm và làm dịch vụ thanh toán.

Ngân hàng: Được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng, bao gồm cả nhận tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, cấp tín dụng, mở tài khoản thanh toán…

Vốn pháp định

Công ty tài chính: Từ 2018, vốn pháp định đối với công ty tài chính là từ 500 tỷ trở lên.

Ngân hàng: Theo quy định, ngân hàng thương mại phải có vốn pháp định là 3000 tỷ đồng.

>> Tìm hiểu về công ty tài chính MAFC

Nguồn vốn huy động

Công ty tài chính:

+ Nhận tiền gửi kỳ hạn từ một năm trở lên của tổ chức, cá nhân theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

+ Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi, các loại giấy tờ có giá...

+ Vay các tổ chức tài chính, tín dụng trong nước, ngoài nước và các tổ chức tài chính quốc tế.

+ Tiếp nhận vốn ủy thác của Chính phủ, các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước.

Ngân hàng:

+ Huy động tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn từ các cá nhân, tổ chức.

+ Phát hành giấy tờ có giá, kỳ phiếu và trái phiếu.

+ Vay từ ngân hàng thương mại khác, vay từ các công ty, vay từ thị trường tài chính trong nước, vốn vay nước ngoài.

+ Các nguồn vốn khác như vốn  từ các tổ chức tài chính, ngân sách như vốn tài trợ, đầu tư phát triển, thanh toán hộ, các dịch vụ ngân hàng…

Đặc điểm hoạt động

Công ty tài chính: Huy động những khoản tiền lớn và chia ra để cho vay tiền với những khoản nhỏ

Ngân hàng: Huy động những khoản tiền gửi nhỏ để cho vay với các khoản tiền lớn.

Thời hạn hoạt động

Công ty tài chính: Thời hạn hoạt động tối đa của công ty tài chính chỉ 50 năm. Nếu cần gia hạn thời hạn hoạt động, phải được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận, nhưng mỗi lần gia hạn không quá 50 năm

Ngân hàng: Không bị giới hạn

Hy vọng qua những thông tin được Vclick chia sẻ, các bạn có thể hiểu về hình thức công ty tài chính và phân biệt tổ chức này với ngân hàng. 

Bảng tính trả góp

Số tiền trả mỗi tháng

7.334.399 đ

Ghi chú: Thông tin tính toán số tiền phải trả hàng tháng như trên chỉ mang tính chất tham khảo và có thể sai lệch nhỏ so với kết quả tính toán thực tế