Cách tránh bội chi và các giải pháp cân đối chi tiêu cá nhân

Tác giả : haind
|
Lượt xem : 498
|
Chia sẻ bài viết

07/04/2023

Cách tránh bội chi và các giải pháp cân đối chi tiêu cá nhân

Nội dung

 

Hầu hết chúng ta chưa từng được học cách cân đối chi tiêu, tự chủ tài chính trong trường học. Chính vì thế mà nhiều bạn trẻ luôn rơi vào tình trạng hết tiền, cứ lĩnh lương là đem trả nợ rồi lại sống lay lắt đợi kỳ lương tiếp theo.

Nguyên nhân bội chi và giải pháp cân đối chi tiêu

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bội chi là do bạn đã chi tiêu vượt quá số tiền mình kiếm được. Mỗi tháng, chúng ta sẽ luôn có 2 khoản chi là:

- Khoản chi cứng: Đây là các khoản chắc chắn bạn phải chi hàng tháng như trả tiền nhà, tiền điện nước, internet, cước điện thoại, học phí, xăng xe…

- Khoản chi mềm: Là những khoản bạn có thể chi hoặc không như chi phí cho đi du lịch, ăn tiệm, giải trí, mua sắm những thứ không quan trọng.

Việc kiếm tiền đã khó, làm thế nào tiêu tiền hiệu quả, để tiền phục vụ mình còn khó hơn. Không ít người vì không biết cân đối chi tiêu, không biết quản lý tài chính dẫn đến lúc nào cũng trong tình trạng “cháy túi”, luôn cảm thấy nghèo, không biết tiền của mình đã đi đâu.

Cách tránh bội chi và các giải pháp cân đối chi tiêu cá nhân 

Học cách cân đối chi tiêu để sử dụng nguồn tiền hiệu quả

Các giải pháp giúp bạn kiểm soát thói quen chi tiêu

Nếu bạn chưa thể có cách tăng nguồn thu ngay thì việc đầu tiên là phải tạo thói quen chi tiêu tốt, kiểm soát được cảm xúc khi mua sắm, hạn chế lãng phí. Biết cách chi tiêu hợp lý thì từng đồng tiền bạn kiếm được sẽ trở nên có hiệu quả và dễ dàng đạt được những mục tiêu về tài chính.

Ngay từ bây giờ, bạn hãy lên danh sách các khoản chi cố định hàng tháng và những khoản bạn đã chi cho những việc không cố định, ghi chép lại từ những khoản nhỏ nhất như 1 ly kem, 1 cốc trà sữa, 1 gói snack…

Sau đó hãy đọc lại xem các khoản chi đó có thực sự cần thiết không, nếu không chi thì có vấn đề gì không. Một mẹo nhỏ giúp các bạn không mua sắm theo cảm tính hoặc tiết kiệm được một khoản tiền khi shopping online là khi bạn thích một mặt hàng nào đừng vội mua ngay. Hãy bỏ nó vào giỏ hàng và so sánh với các shop khác. 

Bên cạnh đó, hãy để nguyên trong giỏ hàng trong 15 ngày, nếu sau 15 ngày mở ra, bạn vẫn cảm thấy cần đến nó thì lúc này có thể mua. Đừng quên canh các thời điểm flash sale hoặc những đại hội mua sắm để có thể áp dụng nhiều voucher, mua với giá tốt nhất. Và quan trọng là đừng mua sắm để giải tỏa cảm xúc tiêu cực nhé.

a. Lên kế hoạch ngân sách hiệu quả

Cách tránh bội chi và các giải pháp cân đối chi tiêu cá nhân 

Lập ngân sách cho từng khoản chi tiêu và tuân thủ nó

Phần quan trọng nhất của cân đối chi tiêu là phải lên kế hoạch ngân sách và sử dụng thu nhập của bạn hiệu quả. Hãy đặt hạn mức cho từng khoản chi, ví dụ như: Chi phí ăn - mặc - ở – đi lại chiếm 50%, chi phí học tập là 10%, chi phí giải trí 5%, chỉ tiêu tiết kiệm là 15%...

Nếu không đặt hạn mức cụ thể cho từng khoản chi tiêu, bạn có thể chi tiêu quá tay dẫn đến không còn tiền cho các khoản khác hoặc không còn tiền cho quỹ dự phòng, khẩn cấp. Vclick không áp đặt tỷ lệ % các khoản chi trên mà bạn cần phải cân đối dựa theo nhu cầu và thu nhập của bạn.

Hãy tuân thủ chi tiêu theo ngân sách đã đặt ra, nếu bạn trót tiêu quá tay cho một khoản gì đó thì hãy cố gắng giảm các khoản khác để bù lại.

b. Theo dõi và giám sát chi tiêu của bạn

Cách tránh bội chi và các giải pháp cân đối chi tiêu cá nhân 

Luôn ghi chép và giám sát chi tiêu từ những khoản nhỏ nhất

Việc theo dõi và giám sát các khoản chi tiêu cực kỳ quan trọng, nó cho bạn biết tiền của bạn có đang được sử dụng hợp lý không, có đem lại nhiều lợi ích cho bạn hay không.

Vào mỗi cuối tuần, bạn sẽ tổng kết lại chi tiêu xem những khoản nào được chi đúng mục đích, khoản chi nào chưa thực sự cần thiết, khoản chi nào là lãng phí. Hãy học người Nhật cách kiểm soát thói quen chi tiêu bằng cách lập một cuốn sổ Kakeibo để ghi lại toàn bộ các khoản chi tiêu.

Định kỳ hàng tháng, bạn sẽ tổng kết lại xem thu nhập trong tháng là bao nhiêu, các khoản chi là bao nhiêu và chiếm bao nhiêu % so với thu nhập, đặc biệt cần phải chú ý đến tỷ lệ của những khoản chi lãng phí, không cần thiết và có kế hoạch cắt giảm cho những tháng sau.

c. Các giải pháp & chiến lược quản lý tiền

Hãy cập nhật các giao dịch chi tiêu của bạn thường xuyên và chi tiết và lên chiến lược quản lý tiền để đạt được những mục tiêu tài chính cá nhân trong ngắn hạn và dài hạn. Hãy học cách quản lý nguồn tiền của bạn và tốt nhất là làm cho “tiền đẻ ra tiền”.

Đơn giản nhất là đem số tiền tích lũy của bạn gửi tiết kiệm, có thể mở sổ tiết kiệm hoặc làm tài khoản tích lũy online, định kỳ gửi tiền vào đó hay mua vàng để tích lũy. Hãy học cách đầu tư để tạo ra khoản thu nhập thụ động.

Cố gắng nói không với vay nợ, đặc biệt là vay tiền để mua sắm những vật dụng không cần thiết.

d. Nhắc nhở bản thân về chi tiêu

Hãy luôn nhắc nhở bản thân về thói quen chi tiêu. Việc tiết kiệm phải được thực hiện liên tục, không ngừng nghỉ. Ngay mở đầu bộ sách “Cha giàu, cha nghèo” đã đưa ra lời khuyên rất hay là chỉ nên mua tài sản, không nên mua tiêu sản.

Tài sản là những thứ có thể giữ nguyên giá trị hoặc tăng giá trị theo thời gian, phục vụ thiết thực cho cuộc sống, giúp tạo ra thêm của cải vật chất, ví dụ như 1 chiếc ô tô phục vụ cho công việc, 1 chiếc máy tính để làm việc…

Tiêu sản là những thứ mất giá trị nhanh chóng theo thời gian mà không giúp ích cho việc tạo ra tài sản khác, ví dụ như một chiếc máy chơi game, những vật dụng trang trí, hay mua 1 chiếc xe đắt tiền chỉ dùng để thỉnh thoảng đi chơi…

Mua tài sản sẽ giúp bạn giàu lên, ngược lại chi tiền cho tiêu sản chỉ khiến bạn nghèo đi mà thôi.

Lợi ích của việc lập kế hoạch tài chính để cân đối chi tiêu

Kế hoạch tài chính cá nhân là bảng kế hoạch sử dụng dòng tiền trong thu nhập - chi tiêu - tích lũy - đầu tư, thông qua kế hoạch này bạn sẽ biết đâu là mục tiêu cần đạt được và phải làm gì để đạt được mục tiêu một cách nhanh chóng.

Khi lập kế hoạch tài chính chi tiết, bạn sẽ dễ dàng cân đối thu chi và chi tiêu trong kế hoạch, từng bước tạo lập nền tảng kinh tế vững chắc.

Khi có nguồn tài chính ổn định, cuộc sống của bạn sẽ được thảnh thơi, không còn gánh nặng cơm áo gạo tiền.

Kế hoạch tài chính sẽ giúp bạn có một khoản tiền nhàn rỗi dùng để đầu tư hoặc chủ động xử lý các rủi ro trong cuộc sống, dễ dàng đạt được các mục tiêu trong sự nghiệp hoặc tự do tài chính cá nhân.

Cách tránh bội chi và các giải pháp cân đối chi tiêu cá nhân

Lên kế hoạch, cân đối chi tiêu để sớm tự do tài chính

Đưa ra quyết định chi tiêu thông minh để cân đối tài chính

Để cân đối tài chính, bạn nên cân nhắc đưa ra quyết định chi tiêu một cách thông minh. Bạn đã từng nghe đến quy tắc “6 chiếc lọ” chưa? Hãy tiêu tiền một cách hợp lý, cân bằng giữa đầu tư với giải trí, đừng biến mình thành nô lệ của tiền mà hãy để tiền tạo cho bạn một cuộc sống thảnh thơi, vui vẻ.

Bên cạnh đó, bạn có thể thử một số giải pháp tín dụng để làm tăng nguồn tiền một cách thông minh, như dùng thẻ tín dụng một cách hợp lý và thanh toán tiền trong thời gian cho phép miễn lãi, chọn đơn vị tín dụng uy tín để vay vốn với lãi suất hợp lý… Nếu sử dụng tín dụng hợp lý thì nó sẽ là đòn bẩy giúp cho việc đầu tư của bạn đạt hiệu quả cao hơn.

Khi cần một khoản vay nhanh với lãi suất ưu đãi, hãy truy cập ngay Vclick để tạo nguồn tín dụng tin cậy, giải ngân siêu tốc nhé.

 

Bảng tính trả góp

Số tiền trả mỗi tháng

7.334.399 đ

Ghi chú: Thông tin tính toán số tiền phải trả hàng tháng như trên chỉ mang tính chất tham khảo và có thể sai lệch nhỏ so với kết quả tính toán thực tế