Các loại lãi suất của ngân hàng nhà nước - SBV

Tác giả : haind
|
Lượt xem : 4866
|
Chia sẻ bài viết

3 tuần trước

Các loại lãi suất của ngân hàng nhà nước - SBV

Nội dung

Lãi suất là một trong những công cụ được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV) sử dụng để điều hành chính sách tiền tệ trong nước và điều tiết lượng tiền lưu thông nhằm đạt các mục tiêu vĩ mô.

Thông qua việc tăng hoặc giảm lãi suất, ngân hàng sẽ gián tiếp tăng hoặc giảm lượng tiền lưu thông trên thị trường, kiềm chế lạm phát hay thúc đẩy tăng trưởng. Tùy từng giai đoạn và tình hình phát triển của nền kinh tế mà Ngân hàng Trung ương sẽ điều chỉnh lãi suất để đạt được mục tiêu.

Các loại lãi suất điều hành đang được SBV sử dụng bao gồm: Lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất liên ngân hàng.

Ngân hàng nhà nước

Thuật ngữ "Ngân hàng Nhà nước" thường được sử dụng để chỉ ngân hàng trung ương hoặc ngân hàng quốc gia của một quốc gia. Ngân hàng Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tài chính và kinh tế của quốc gia và thường có các chức năng chính sau:

  1. Quản lý Chính Sách Tiền Tệ:

    • Điều hành chính sách tiền tệ và quy định lãi suất để duy trì sự ổn định và phù hợp với mục tiêu kinh tế quốc gia.
  2. Quản lý Dự Trữ Ngoại Tệ:

    • Giữ và quản lý dự trữ ngoại tệ để bảo vệ và duy trì ổn định cho đồng tiền quốc gia.
  3. Quản lý Nợ Quốc Gia:

    • Thực hiện các chính sách và biện pháp để quản lý nợ công và ngoại nợ của quốc gia.
  4. Quản lý Hệ Thống Thanh Toán:

    • Quản lý hệ thống thanh toán quốc gia để đảm bảo sự liên kết và ổn định trong việc chuyển đổi thanh toán giữa các ngân hàng và các tổ chức tài chính.
  5. Kiểm Soát Lạm Phát:

    • Điều chỉnh chính sách tiền tệ để kiểm soát lạm phát và giữ cho mức lạm phát ổn định.
  6. Hỗ Trợ Ngân Hàng Thương Mại:

    • Cung cấp dịch vụ hỗ trợ và quy tắc cho các ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính khác.
  7. Thực Hiện Chính Sách Kinh Tế Quốc Gia:

    • Tham gia vào quá trình đưa ra và thực hiện các chính sách kinh tế quốc gia để hỗ trợ sự phát triển và ổn định.

6 loại lãi suất ngân hàng nhà nước

Lãi suất chiết khấu

Đây là lãi suất do Ngân hàng Nhà nước quy định, được tính trên giấy tờ có giá hoặc số tiền thanh toán ghi trên thương phiếu. Mức lãi suất này phụ thuộc vào yếu tố như giấy tờ có giá hay khả năng chi trả của bên thanh toán số tiền trên thương phiếu.

Nếu các ngân hàng thương mại không thể tiếp cận được thị trường mở thì để có tiền đáp ứng nhu cầu tiền mặt bất thường, ngân hàng thương mại có thể vay Ngân hàng Nhà nước với lãi suất chiết khấu, hay còn gọi là vay chiết khấu với tài sản thế chấp là giấy tờ có giá.

Các loại lãi suất của Ngân hàng Nhà nước

Ngân hàng Nhà nước sử dụng các loại lãi suất để điều hành nền kinh tế

Ngân hàng Nhà nước thể hiện vai trò là người cho vay cuối cùng khi không còn bên nào cung cấp dự trữ cho ngân hàng thương mại.

Cho vay chiết khấu là công cụ hiệu quả để ngân hàng thương mại có nguồn tiền dự trữ, đảm bảo cho khả năng thanh toán và chi trả. Bởi vậy, ngân hàng thương mại thường nắm giữ các loại giấy tờ có giá để có thể thế chấp và vay chiết khấu tại SBV.

Khi ngân hàng Trung ương tăng lãi suất chiết khấu lên cao, các ngân hàng thương mại sẽ phải chủ động dự trữ tiền nhiều hơn, từ đó nguồn tiền lưu thông trong thị trường giảm, kiềm chế lạm phát.

Ngược lại, khi lãi suất chiết khấu được điều chỉnh giảm, các ngân hàng thương mại sẽ vay nhiều hơn để đem cho vay ra thị trường, từ đó cung tiền tăng lên, kích thích người dân mua sắm, chi tiêu, doanh nghiệp có nhiều vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh.

Lãi suất tái cấp vốn

Trong trường hợp ngân hàng thương mại đã cạn kiệt giấy tờ có giá, không thể vay chiết khấu hay vay thị trường mở thì phương án cuối cùng là vay tái cấp vốn từ Ngân hàng Nhà nước. 

Hình thức vay này cũng gần giống với vay chiết khấu, nhưng thay vì ngân hàng thương mại “cầm cố” giấy tờ có giá thì có thể dùng các hồ sơ tín dụng (thường là của các tổ chức hạng A) đến thế chấp tại bộ phận tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước. 

Các loại lãi suất của Ngân hàng Nhà nước

Thông qua lãi suất điều hành, SBV điều chỉnh lượng cung tiền ra thị trường

Lãi suất tái cấp vốn thường là cao nhất trong các loại lãi suất điều hành của ngân hàng Trung ương, tương tự như ý nghĩa “phạt” ngân hàng thương mại vì đã cạn kiệt mọi nguồn dự trữ bao gồm cả tiền mặt lẫn giấy tờ có giá.

Lãi suất tái cấp vốn cũng liên quan đến cung cầu tiền ra thị trường.

Lãi suất liên ngân hàng

Lãi suất liên ngân hàng hay còn gọi là lãi suất qua đêm hoặc lãi suất hối đoái liên ngân hàng. Đây là mức lãi suất áp dụng đối với khoản tiền các ngân hàng thương mại vay mượn lẫn nhau.

Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng thương mại phải duy trì tỷ lệ dự trữ tiền mặt bắt buộc nhằm đảm bảo tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng. Thế nhưng khi hoạt động, số lượng tiền mặt dự trữ của luôn biến động, thời điểm nhiều khách hàng đồng loạt rút tiền, giải ngân… sẽ khiến lượng tiền sụt giảm, số lượng còn lại không đủ duy trì tỷ lệ dự trữ bắt buộc.

Vào cuối mỗi ngày, sau khi kiểm toán, ngân hàng nào bị thiếu hụt tiền dự trữ sẽ phải đi vay ngân hàng khác để bù vào nhằm duy trì tỷ lệ tiền mặt bắt buộc. Các ngân hàng có thể vay mượn lẫn nhau với lãi suất liên ngân hàng.

Thông thường, lãi qua đêm liên ngân hàng sẽ cao hơn lãi suất huy động tiền tiết kiệm từ cá nhân, bởi các ngân hàng thường cần vay gấp và khoảng thời gian vay chỉ là qua đêm hoặc trong tuần, trong tháng.

Lãi suất liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu và quyết định, mức lãi sẽ biến động và thay đổi liên tục theo tình hình thực tế.

Lãi suất cho vay trên thị trường mở (OMO)

Khi Ngân hàng Nhà nước mua bán các loại giấy tờ có giá giúp điều tiết thanh khoản của hệ thống ngân hàng trong ngắn hạn thì được gọi là nghiệp vụ thị trường mở.

Ví dụ: khi Ngân hàng Nhà nước muốn tăng cung tiền sẽ mua tín phiếu kho bạc từ các ngân hàng thương mại và công chúng, nghiệp vụ này làm tăng nguồn tiền dự trữ tại các ngân hàng thương mại, từ đó ngân hàng sẽ tăng cường cho vay, tăng lượng tiền cung ứng trên thị trường theo đúng mục đích của Ngân hàng Nhà nước.

Các loại lãi suất của Ngân hàng Nhà nước

Việc tăng giảm các loại lãi suất giúp Ngân hàng Nhà nước thực hiện mục tiêu kinh tế

Trong trường hợp thanh khoản hệ thống “khát vốn”, Ngân hàng Nhà nước chào mua repo (mua rồi bán lại sau đó) giấy tờ có giá từ các ngân hàng thương mại và cung ứng tiền cho ngân hàng. 

Hành động này chỉ mang tính tạm thời vì repo buộc các ngân hàng thương mại phải mua lại số giấy tờ có giá đó sau một thời ngắn. Lãi suất OMO thường linh hoạt, do Ngân hàng Nhà nước chủ động điều hành để hoàn thành mục tiêu chính sách tiền tệ, hạn chế lạm phát hiệu quả.

Lãi suất tín phiếu

Ở chiều ngược lại khi nhận thấy thanh khoản từ hệ thống ngân hàng thương mại đang có dấu hiệu dư thừa thì Ngân hàng Nhà nước có thể hút ngược tiền trở về hệ thống bằng cách chào bán outright (nghĩa là mua đứt bán đoạn) tín phiếu kho bạc kỳ hạn ngắn. 

Hiểu một cách đơn giản thì đây là mức lãi suất áp dụng khi Ngân hàng Nhà nước vay vốn  ngân hàng thương mại trên thị trường mở.

Lãi suất dự trữ bắt buộc

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là tỷ lệ tiền mặt ngân hàng phải giữ lại tương ứng với lượng tiền gửi huy động. Tỷ lệ này do Ngân hàng Nhà nước quy định và số tiền này phải gửi tại Ngân hàng Nhà nước. 

Để đảm bảo tính an toàn về thanh khoản cho hệ thống ngân hàng thì cứ mỗi đồng khách gửi vào hệ thống ngân hàng thì các ngân hàng thương mại phải trích ra một phần theo tỷ lệ để gửi lại tại Ngân hàng Nhà nước.

Các loại lãi suất của Ngân hàng Nhà nước

Lãi suất điều hành do Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu và điều chỉnh

Phần dự trữ bắt buộc các ngân hàng thương mại để tại Ngân hàng Nhà nước sẽ được hưởng lãi suất, gọi là lãi suất dự trữ. 

Để điều chỉnh mức cung tiền, Ngân hàng Nhà nước sẽ tác động vào tỷ lệ này. Khi nâng lãi suất dự trữ, Ngân hàng Nhà nước khuyến khích các ngân hàng thương mại gửi tiền dự trữ nhiều hơn, từ đó giảm lượng tiền cung ứng ra ngoài thị trường.

Ngược lại, nếu muốn tăng cung tiền kích thích tín dụng, Ngân hàng Nhà nước có thể giảm lãi suất tiền gửi dự trữ để các ngân hàng thương mại cho vay nhiều hơn, hạn chế để tiền tại Ngân hàng Nhà nước.

Trên đây là thông tin Vclick cung cấp về các loại lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sử dụng để điều tiết tiền và thi hành các chính sách tiền tệ. Hy vọng bài viết có thể giúp các bạn hiểu được khái niệm và vai trò của từng loại lãi suất cũng như mục đích SBV tăng giảm lãi suất cho thấy chính sách kinh tế vĩ mô của nước ta.

Bảng tính trả góp

Số tiền trả mỗi tháng

7.334.399 đ

Ghi chú: Thông tin tính toán số tiền phải trả hàng tháng như trên chỉ mang tính chất tham khảo và có thể sai lệch nhỏ so với kết quả tính toán thực tế