Tỷ phú vẫn vay ngân hàng thoạt nghe có thể là một nghịch lý. Tuy nhiên trên thế giới việc người giàu vay nợ - càng nợ càng giàu lại chẳng có gì lạ lẫm. Lý do vì sao người giàu càng vay ngân hàng lại càng giàu thêm? Cùng Vclick tìm hiểu cách "triệu phú và tỷ phú" làm giàu từ nợ.
Trong cuộc sống luôn có nghịch lý: “Người nghèo tiết kiệm, người giàu đi vay” hay “Người giàu càng nợ càng giàu. Liệu có phải người biết “vay mượn” thì dễ trở nên giàu có hơn không? Vclick sẽ giúp bạn hiểu rõ nghịch lý này nghĩa là gì và cách để làm giàu từ nợ.
Có một thực tế là người giàu, thậm chí các tỷ phú USD vẫn vay tiền ngân hàng. Liệu có phải họ chỉ tỏ ra giàu có hay họ thiếu tiền? Theo công bố từ ngân hàng Morgan Stanley và Bank of America, trong quý II năm 2022, mức tăng trưởng cho vay tăng ở mức hai con số, giá trị các khoản vay thế chấp tăng 30% so với năm trước (lên 50 tỷ USD), chủ yếu đến từ giới nhà giàu, tỷ phú.
Khi thị trường chứng khoán biến động và đi xuống, lãi suất chạm đáy là thời điểm người giàu mua vào các tài sản để kiếm được tiền trong tương lai, họ tận dụng thời kỳ lãi suất thấp kỷ lục để vay nợ thay vì bán tài sản, bán cổ phần của mình với mức giá rất thấp.
Tỷ phú USD vẫn vay ngân hàng bởi nhiều mục đích
Theo các ngân hàng Mỹ, thời kỳ thị trường chứng khoán đi xuống, những khách hàng giàu có của họ đi vay nhiều hơn bao giờ hết. Họ thế chấp cổ phiếu và trái phiếu để tiếp cận những khoản vay khổng lồ với lãi suất thấp và nhiều ưu đãi. Nhờ những khoản vay này, họ không cần phải bán tài sản trong một thị trường tăng trưởng nóng để có tiền mặt.
Những người Mỹ giàu nhất thậm chí còn gia tăng tài sản trong thời kỳ đại dịch, với sự bùng nổ của thị trường chứng khoán và địa ốc.
Một lý do khiến các khách hàng giàu có vay nợ là để trả tiền thuế thu nhập cá nhân.
Justine Yifu Lin, nhà kinh tế trưởng tại Ngân hàng Thế giới (World Bank) từng nói: "Ở Trung Quốc, người nghèo bận tiết kiệm tiền, còn người giàu bận đi vay." Vậy lý do ở đây là gì?
Trên thế giới chỉ có 20% là người giàu nhưng họ sở hữu đến 80% tài sản toàn cầu, trong khi đó người nghèo chiếm 80% nhưng chỉ nắm giữ 20% số tài sản còn lại. Do vậy người nghèo không dám tiêu tiền, họ tiết kiệm để phòng ngừa rủi ro, sợ hãi khi phải vay nợ, phải trả lãi cho khoản nợ đó.
Thế nhưng người giàu không những không đem tiền gửi tiết kiệm trong ngân hàng mà họ vay ngân hàng rất nhiều tiền. Họ thường vay tiền từ ngân hàng hay các tổ chức tài chính với nhiều mục đích, trong đó mục đích chính là để có được nhiều tiền hơn trong tương lai. Đối với người giàu, việc vay nợ được coi là đòn bẩy tài chính giúp họ có cơ hội kiếm nhiều tiền hơn, sinh lời từ chính khoản nợ đó.
Người giàu vay nợ và làm giàu từ chính khoản nợ đó
Ngược lại, đa phần người nghèo chỉ có nguồn thu nhập từ lương lao động, rất ít thu nhập từ đầu tư tài sản, do đó nếu phải vay nợ ngân hàng thì thường chỉ để giải quyết những rắc rối tài chính, do vậy nợ nần là một gánh nặng đối với người nghèo, nợ không làm họ thêm giàu có mà chỉ thêm căng thẳng, mệt mỏi.
Có thể thấy rằng việc có một khoản “nợ lành mạnh”, khoản vay để phục vụ cho việc đầu tư, kiếm tiền sẽ giúp bạn giàu hơn. Đây không chỉ là quy luật vận hành của nền kinh tế mà còn phản ánh sự khác biệt trong tư duy của người giàu và người nghèo về tài chính, nợ nần.
Vì sao người giàu càng vay nợ càng giàu? Nguyên nhân có thể được lý giải bởi 3 điểm sau:
Người giàu vay nhiều tiền bởi họ có thể vay - điều này cho thấy họ rất có uy tín với ngân hàng và có tiềm lực kinh tế tốt, ổn định để trả số tiền vay kèm theo khoản lãi lớn. Người giàu được xem là khách hàng tiềm năng của các ngân hàng và tổ chức tài chính lớn. Chỉ cần một ngân hàng, tổ chức tài chính sẵn sàng cho bạn vay thì những tổ chức tài chính lớn khác cũng sẽ đề nghị cho bạn vay
Những khoản nợ thực chất là đòn bẩy tài chính để đầu tư. Chẳng hạn, bạn đem số vốn 1 tỷ của mình để thu về đầu tư, lợi nhuận sẽ là 100 triệu. Nếu bạn vay ngân hàng 1 tỷ nữa để đầu tư, bạn sẽ thu về 200 triệu và trích ra một phần để trả lãi cho ngân hàng. Phần trả lãi sẽ thấp hơn lợi nhuận thu về khi đem khoản tiền vay đi đầu tư.
Với khoản tiền vay, bạn có thể xây dựng được nhiều mối quan hệ, tiếp xúc với nhiều thông tin hơn, từ đó công việc kinh doanh cũng ngày càng tốt hơn.
Người giàu dùng nợ làm đòn bẩy phục vụ cho đầu tư tài chính
Người nghèo suy nghĩ không muốn mắc nợ, người giàu lại muốn vay nợ, dùng vốn của người khác để kiếm tiền. Bạn sẽ khó có thể làm giàu nếu chỉ dùng tiền vốn của mình, khó có thể khiến của cải tăng nhanh chóng với nguồn vốn nhỏ.
Người giàu luôn có thể kiếm tiền bất kể thị trường đi lên hay đi xuống. Khi thị trường đi lên, những tài sản họ sở hữu cũng tăng giá trị, vì thế họ có thể bán tài sản để thu về lợi nhuận. Ngược lại, lúc thị trường đi xuống, lãi suất ngân hàng cũng giảm, họ thường sử dụng tiền vay ngân hàng và để dành tài sản phục hồi giá trị khi thị trường qua thời kỳ đen tối.
Sự phổ biến của câu nói "càng mắc nợ càng giàu" khiến nhiều người hiểu lầm rằng càng vay nhiều nợ thì họ càng nhanh giàu. Điều này dẫn đến nhiều rủi ro và vấn nạn cho vay online, nhiều người còn tìm mọi cách vay chỗ này để bù vào chỗ kia, cuối cùng đi đến cực đoan.
Do hiểu chưa đúng về câu nói trên, nhiều người đã vay nợ thẻ tín dụng, vay tiêu dùng, vay trả góp mua tài sản, vay mua nhà, mua xe… dẫn đến nợ nần chồng chất, thậm chí mất khả năng chi trả.
Chỉ nên vay ngân hàng để phục vụ cho việc đầu tư
Đừng cực đoan vay nợ mù quáng - bạn sẽ không thể giàu được nếu vay tiền để chi tiêu thay vì đầu tư, không có kế hoạch đối với khoản tiền đó. Không phải tất cả những người vay tiền ngân hàng đều trở nên giàu có. Chỉ khi bạn biết cách đầu tư, tiêu tiền vào mục đích kiếm tiền trong tương lai thì mới có thể làm giàu.
Quy luật của người giàu: Nếu không 'vay tiền', dù chăm chỉ đến đâu cũng khó để trở nên giàu có. Những khoản nợ là con dao hai lưỡi, sử dụng tốt sẽ khiến tài sản tăng lên chóng mặt trong thời gian ngắn, ngược lại, bạn sẽ mất nhiều tiền để trả lãi suất cho khoản vay.
Hãy dùng khoản tiền vay một cách thông minh
Khi vay nợ, bạn sẽ phải trả lãi, nhưng nếu khoản nợ đó giúp bạn kiếm được nhiều hơn số tiền lãi thì đó là hướng đi đúng đắn dành cho bạn.
Đừng bao giờ dùng số tiền vay chỉ để chi tiêu thay vì dùng vào mục đích kiếm tiền bởi nó sẽ khiến khoản chi tiêu của bạn cực kỳ đắt đỏ và khiến bạn mắc nợ nhiều hơn.
Tư duy tài chính đúng đắn và có hiểu biết cơ bản về tài chính - tín dụng sẽ giúp bạn biết phải làm gì với khoản tiền vay được từ ngân hàng để thoát khỏi nghèo khó và hướng đến làm giàu.
Một khoản đầu tư cho chính mình nhằm nâng cấp bản thân cả về kiến thức, nghề nghiệp chuyên môn, kỹ năng mềm, ngoại ngữ… cũng được xem là khoản đầu tư thông minh bởi một khi bạn cải thiện bản thân, cơ hội kiếm tiền sẽ tăng lên, thu nhập theo đó cũng tăng.
Đừng bỏ qua một khóa học, một cuốn sách hay nhé.
Tiêu tiền để trau dồi tri thức, nâng cao bản thân là lựa chọn thông minh
Vấn đề được thảo luận sôi nổi gần đây là người trẻ không có thói quen tiết kiệm, làm 10 đồng tiêu hết 10 đồng. Nhiều người trẻ được học hành bài bản, có thu nhập khá tốt nhưng họ hoàn toàn không có tiền tiết kiệm, thậm chí chưa đến ngày lĩnh lương đã “sạch ví”. Toàn bộ số tiền lương được dùng cho việc thuê nhà, ăn uống, giao lưu kết bạn, mua sắm… hoàn toàn không dành cho tiết kiệm.
Thế nhưng vì sao những người có thu nhập rất bình thường lại có thể tiết kiệm tiền? Chỉ cần tối giản chi tiêu và tập cho mình thói quen tiết kiệm là bạn có thể đảm bảo cho mình có một số tiền trong tài khoản để làm quỹ dự phòng hoặc để đầu tư.
Bạn có thể áp dụng phương pháp 6 chiếc lọ hoặc quy tắc tài chính 50/20/30 hay bất cứ phương pháp nào phù hợp với tình hình hiện tại.
Đừng quên quản lý chi tiêu và thói quen tiết kiệm
Chỉ tiết kiệm là chưa đủ, để tài sản tăng nhanh và làm giàu, bạn cần biết cách đầu tư. Hãy dùng số tiền bạn tiết kiệm được kết hợp với khoản vay từ ngân hàng/tổ chức tài chính để đầu tư. Bạn cần phải học cách phân bổ tài sản đa lớp một cách hợp lý để thu được lợi ích lớn nhất.
Với những lý giải Vclick đã trình bày ở trên chắc hẳn các bạn đã có một cái nhìn đúng đắn về quan điểm vay nợ và làm giàu, hiểu rõ vì sao người giàu lại làm giàu từ các khoản nợ. Việc thay đổi tư duy và trau dồi kiến thức tài chính là vô cùng quan trọng, hãy truy cập Vclick để tìm hiểu thêm những bí quyết quản lý tài chính hữu ích.