Mẹo tài chính khi nhận lương của người thông thái

Tác giả : haind
|
Lượt xem : 489
|
Chia sẻ bài viết

10/05/2023

Mẹo tài chính khi nhận lương của người thông thái

Nội dung

 

Biết quản lý tiền một cách khôn ngoan sẽ giúp bạn luôn tự chủ về tài chính. Cùng Vclick tham khảo 9 lời khuyên quản lý tài chính khi nhận lương của người thông thái

Lập ngân sách tài chính cá nhân

Đây là bước rất quan trọng bởi bạn cần phải biết tổng thu nhập hàng tháng của mình là bao nhiêu và chi cho những khoản cố định nào, những khoản phát sinh thêm nào.

Trước tiên, hãy liệt kê thu nhập cố định của bạn trong tháng bao gồm: Tiền lương, tiền thưởng, thu nhập từ các khoản đầu tư… cùng những thu nhập đột xuất dự trù sẽ có trong từng tháng.

Mẹo tài chính khi nhận lương của người thông thái

Chia khoản lương của bạn ra nhiều phần để chi tiêu và tiết kiệm

Tiếp theo, hãy sắp xếp các khoản phải chi cố định hàng tháng như: Hóa đơn điện, nước, tiền thuê nhà, chi phí xăng xe và điện thoại dùng cho công việc, chi phí ăn uống tối thiểu… Sau khi lấy thu nhập cố định trừ đi các khoản chi cố định, số còn lại là khoản dành cho tiết kiệm, chi tiêu và đầu tư.

1) Sắp xếp các khoản đầu tư

Đầu tư tài chính sẽ giúp bạn nhanh chóng có khoản thu nhập thụ động trong tương lai. Chính vì vậy, hãy dành ra một khoản thu nhập của bạn để đầu tư. Hãy ưu tiên đầu tư vào lĩnh vực mình am hiểu và có lợi thế, tránh đầu tư theo tâm lý đám đông.

Bên cạnh đó, cũng cần phân chia và sắp xếp các khoản đầu tư thành danh mục ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, đầu tư nhiều hình thức khác nhau để hạn chế rủi ro. Cách đầu tư đơn giản nhất là gửi tiết kiệm online hoặc tích lũy online ngay trên điện thoại, vừa có lãi suất cao hơn so với gửi tại quầy, vừa có thể rút về tài khoản chính để sử dụng bất cứ lúc nào.

Ví dụ: Bạn dành một phần đầu tư vào vàng, một phần đầu tư chứng khoán, một phần gửi tiết kiệm ngân hàng. Sẽ cực kỳ hiếm có khả năng tất cả các kênh đầu tư đều rủi ro cùng lúc, nếu chỉ một kênh gặp rủi ro thì bạn vẫn có những kênh khác thu lợi nhuận về.

2) Lập kế hoạch chi tiêu của bạn

Cách khôn ngoan nhất để không bị chi tiêu quá tay là hãy lập kế hoạch chi tiêu và tuân thủ nghiêm ngặt kế hoạch đó. Mỗi tháng, bạn cần tính toán khoản chi tiêu tối thiểu và các khoản sắp phải chi ngoài khoản chi cố định, ví dụ: Được mời cưới, tân gia, chuẩn bị bảo dưỡng xe cộ…

Hãy luôn ghi chép và xem xét lại chi tiêu hàng tháng và nghiêm túc đánh giá xem khoản chi tiêu nào lãng phí, chưa thực sự cần thiết để rút kinh nghiệm lần sau.

3) Thiết lập quỹ dự phòng

Mẹo tài chính khi nhận lương của người thông thái

Luôn trích một khoản tiền lương cho quỹ dự phòng rủi ro

Việc thiết lập quỹ dự phòng tài chính để chi tiêu trong các tình huống khẩn cấp là cực kỳ quan trọng. Trong bất cứ giai đoạn nào của cuộc đời, bạn cũng phải đối mặt với nguy cơ thất nghiệp, bệnh tật, tai nạn… hay những biến cố ập đến bất ngờ. Hãy luôn dự phòng một khoản tài chính ít nhất bằng 6 tháng chi tiêu tối thiểu của bạn để nếu rơi vào bất cứ trường hợp nào kể trên, bạn vẫn có thể trụ vững được.

4) Dành 1 phần để trả hết nợ

Nợ không hoàn toàn là xấu, nhưng về bản chất nó khiến bạn tốn nhiều tiền hơn cho tương lai. Chính vì thế, ngay khi lương về, hãy dành một khoản thu nhập để trả hết nợ nần, đặc biệt là những khoản nợ tín dụng có lãi suất cao thì càng nên ưu tiên trả sớm.

Hãy hạn chế vay nợ, đặc biệt là vay tín chấp, vay lãi cao, luôn tính toán sao cho tổng nợ không vượt quá 30% tổng thu nhập của bạn.

5) Đặt giới hạn chi tiêu

Sau khi lên kế hoạch chi tiêu trong tháng, lấy tổng tiền lương, thu nhập của bạn trừ đi các khoản chi tiêu cố định, tiết kiệm, đầu tư, trả nợ thì số còn lại bạn sẽ được phép chi tiêu và chỉ được chi tiêu trong giới hạn đó mà thôi.

Giới hạn chi tiêu là số tiền tối đa bạn được phép tiêu ngoài những khoản chi tối cần thiết.

6) Tiết kiệm tiền cho những khoản mua sắm lớn

Nếu bạn nhận thấy mình chuẩn bị phải mua một tài sản lớn như: Mua nhà, mua xe, mua một chiếc máy tính để dùng cho công việc thì hãy chuẩn bị tích cóp dần. Giả sử bạn muốn mua một chiếc xe máy trị giá 50 triệu, vậy ngay khi lấy lương, bạn trừ đi các khoản trong kế hoạch chi tiêu, hãy để ra một khoản tích lũy cho việc mua xe. Nếu mỗi tháng bạn để dành được 5 triệu thì trong 10 tháng bạn có thể mua xe.

Mẹo tài chính khi nhận lương của người thông thái

Nếu dự trù mua sắm tài sản lớn cần gom tiền từ sớm

Trường hợp chiếc xe là phương tiện quan trọng, phục vụ cho việc đi làm thì bạn có thể tính toán mua trả góp, lưu ý lãi suất kèm thêm cho phương án này.

7) Thực hiện các khoản đầu tư mới

Đừng dừng lại ở những gì bạn đang có. Hãy không ngừng học hỏi, nghiên cứu và thử nghiệm những hình thức đầu tư mới. Nếu bạn chưa chắc chắn, hãy bắt đầu với khoản đầu tư nhỏ để lấy kinh nghiệm. Sau khi đã tự tin, bạn có thể cơ cấu lại các khoản đầu tư sao cho tối ưu lợi nhuận.

Ví dụ: Bạn muốn thử sức với đầu tư chứng khoán, ban đầu có thể dành ra khoảng 10 triệu mua từ 4 đến 5 mã cổ phiếu, mỗi mã 100 cổ, sau khi nghiên cứu thị trường và có kinh nghiệm giao dịch và thu lợi nhuận khả quan, bạn có thể tăng thêm số tiền đầu tư vào chứng khoán, rút bớt số tiền đầu tư có lợi nhuận thấp hơn.

8) Nỗ lực tiết kiệm không ngừng

Đừng bao giờ xem nhẹ việc tiết kiệm ngay cả khi bạn đã có một khoản dự phòng. Hãy xem việc tiết kiệm như một thói quen thường xuyên, liên tục, điều này cực kỳ có lợi cho sức khỏe tài chính của bạn.

Mẹo tài chính khi nhận lương

Học thói quen tiết kiệm để bảo vệ sức khỏe tài chính

Khi có một khoản tiết kiệm trong tay, bạn có thể tự tin làm việc mình mong muốn hay đưa ra quyết định đầu tư bởi dù đầu tư theo hình thức nào thì điều đầu tiên cần phải có là tiền vốn. Nếu đi vay tiền để đầu tư, bạn sẽ phải trả tiền lãi vay, khiến cho lợi nhuận giảm đi rất nhiều.

9) Hạn chế mua hàng không cần thiết

Kiềm chế bản thân để không chi tiêu lãng phí tương đối khó khăn, đặc biệt trong thời đại mua bán online bùng nổ như hiện nay. Chỉ cần lướt Facebook, Zalo, Tiktok, Shopee… bạn sẽ thấy vô vàn mặt hàng hấp dẫn.

Thế nhưng nếu không kiềm chế bản thân, khoản lương của bạn sẽ nhanh chóng “bốc hơi” theo những món đồ không thực sự thiết yếu. Mẹo nhỏ dành cho những tín đồ shopping đó là: Khi bạn thích một mặt hàng nào, hãy bỏ nó vào giỏ hàng. Nếu sau 15 ngày bạn vẫn thấy muốn mua thì hãy so sánh để tìm giá thấp nhất, chọn thời điểm săn sale để mua.

Hy vọng 10 lời khuyên từ chuyên gia tài chính sẽ giúp bạn chi tiêu một cách khôn ngoan từ tiền lương và luôn tự chủ về tài chính. Hãy truy cập ngay Vclick nếu bạn muốn đăng ký một khoản vay nhanh để đầu tư hoặc mua sắm những trang thiết bị quan trọng nhé!

 

Bảng tính trả góp

Số tiền trả mỗi tháng

7.334.399 đ

Ghi chú: Thông tin tính toán số tiền phải trả hàng tháng như trên chỉ mang tính chất tham khảo và có thể sai lệch nhỏ so với kết quả tính toán thực tế