Phá sản cá nhân được một số quốc gia quy định nhằm mục đích điều hòa lợi ích cho cả người vay và chủ nợ. Ở Việt Nam có luật phá sản cá nhân hay chưa? Cá nhân mất khả năng trả nợ sẽ phải làm gì? Hãy cùng tìm hiểu tại Vclick.
Mới đây xuất hiện thông tin người đầu tiên ở Trung Quốc được tòa án tuyên bố phá sản cá nhân. Nếu như ở các nước châu Âu, châu Mỹ, phá sản cá nhân đã có từ lâu thì ở Trung Quốc, việc này chưa từng có tiền lệ.
Anh Liang sinh sống tại Thâm Quyến, Trung Quốc đã khởi nghiệp vào năm 2018, nhưng do đại dịch Covid-19 ập đến khiến tình hình kinh doanh khó khăn và sụp đổ. Anh đã nợ tới 750.000 nhân dân tệ và không còn khả năng thanh toán.
Vào thời điểm này, chính quyền địa phương đã ban hành quy định mới về phá sản cá nhân và anh Liang trở thành trường hợp đầu tiên được tòa tuyên bố rơi vào phá sản cá nhân vào năm 2021.
Trung Quốc có trường hợp phá sản cá nhân đầu tiên
Với chế độ này, Liang cùng gia đình chấp nhận chuyển tới nơi ở chật hẹp hơn và sử dụng toàn bộ tiền lương, tiền làm thêm… để trả nợ. Đổi lại, khi được tòa tuyên bố phá sản, anh được miễn lãi và chỉ cần trả đủ tiền nợ gốc 600.000 Nhân dân tệ (khoảng 1,9 tỷ VNĐ) trong vòng 3 năm. Chế độ về phá sản cá nhân đã giúp anh bắt đầu quá trình làm lại của mình.
Đến tháng 4 năm 2023, anh Liang đã được tuyên bố thoát khỏi tình trạng phá sản sớm 15 tháng so với kế hoạch.
Có thể thấy đối với cá nhân không còn khả năng thanh toán các khoản nợ thì việc làm thủ tục phá sản có thể đem đến “ánh sáng cuối đường hầm”, giúp họ có những chế độ đặc biệt để sớm giải quyết nợ nần.
Phá sản cá nhân là tình trạng một cá nhân mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn và làm thủ tục tuyên bố phá sản với tòa án.
Phá sản cá nhân bao gồm các đặc điểm sau:
- Người làm thủ tục phá sản cá nhân thường có nhiều chủ nợ. Khi tuyên bố phá sản, các chủ nợ sẽ ngưng mọi hành động đòi nợ, họ sẽ được tòa án triệu tập, cùng nhau xem xét thanh lý tài sản của con nợ hoặc đặt ra kế hoạch để cá nhân đó có thể làm lại tài chính và lấy lợi tức thu được để trả nợ.
Cá nhân làm thủ tục phá sản có cơ hội làm lại tài chính để trả nợ
- Người tuyên bố phá sản cá nhân có thể giải quyết được số nợ của mình, kết thúc thời gian bị gây áp lực từ chủ nợ, được tạo một khởi đầu tài chính mới để giải quyết nợ nần.
- Thủ tục phá sản cá nhân phức tạp, từ việc cá nhân phải nhận đơn khai phá sản, tòa án tiến hành các biện pháp bảo vệ cá nhân khỏi cá chủ nợ, tịch thu tài sản, triệu tập chủ nợ, đưa ra kế hoạch khởi đầu lại tài chính cho cá nhân phá sản và giám sát việc trả nợ.
Việc làm thủ tục phá sản cá nhân nhằm mục đích tối đa hóa việc thu hồi nợ cho chủ nợ, vừa bảo vệ quyền lợi của chủ nợ là được nhanh chóng thu hồi vốn, vừa giúp người mang nợ thoát khỏi tình trạng bị áp lực đòi nợ, có cơ hội và kế hoạch làm lại tài chính để thực hiện nghĩa vụ trả nợ.
Luật phá sản bảo vệ cá nhân khỏi bị đe dọa, quấy rầy đòi nợ, giúp họ giải phóng nợ để tạo lập sự nghiệp mới, lúc đó chủ nợ có thể thu hồi khoản tiền đã cho vay.
Cá nhân phá sản được bảo vệ khỏi áp lực đòi nợ và làm lại sự nghiệp
Mục đích của việc tuyên bố phá sản là cho con nợ cơ hội phục hồi, tạo cho cá nhân cơ hội thương lượng việc giảm nợ như chỉ cần thanh toán số tiền gốc còn lại, giãn thời gian trả nợ… và đảm bảo giải quyết nợ theo trật tự nhất định do tòa án kiểm soát.
Đăng ký phá sản cũng giúp cá nhân tránh bị phân biệt đối xử thông qua cơ chế bảo mật thông tin cho con nợ ngay cả khi họ nộp đơn khai phá sản.
Ở Anh, Pháp, Mỹ đã xây dựng những quy định về phá sản cá nhân, điển hình là luật phá sản của Hoa Kỳ. Có thể thấy luật phá sản cá nhân là vô cùng quan trọng trong nền kinh tế thị trường.
Hiện tại, luật pháp Việt Nam chưa có quy định về phá sản cá nhân mà mới chỉ có luật phá sản dành cho doanh nghiệp, hợp tác xã… Có nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam nên có quy định về phá sản cá nhân.
Phá sản cá nhân không đồng nghĩa với “vỡ nợ”. Các cá nhân tuyên bố phá sản không được phép rút khỏi mối quan hệ tín dụng mà vẫn phải thanh toán hết toàn bộ các khoản tiền đã vay.
Luật pháp Việt Nam chưa quy định về phá sản dành cho cá nhân
Việc cho phép một cá nhân không còn khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn nộp đơn yêu cầu phá sản có thể đem lại những tác động tích cực đến cá nhân mắc nợ, chủ nợ và cả Nhà nước.
Bởi vậy, việc tạo điều kiện để cho chủ nợ có thể thu hồi được toàn bộ hay một phần của khoản nợ khó đòi khi thanh lý tài sản của người mang nợ hay khi lập kế hoạch trả nợ dần bằng lợi tức tương lai hoặc những biện pháp khác có ý nghĩa rất lớn.
Tuy nhiên, để phá sản cá nhân có thể áp dụng tại Việt Nam thì cần phải có quy định pháp lý chặt chẽ về điều kiện, thủ tục và quy trình thực hiện cần thiết trước khi nộp đơn yêu cầu phá sản.
Từ những thông tin trên, Vclick hy vọng bạn đã có được hiểu biết nhất định về phá sản cá nhân ở Việt Nam và các quốc gia. Hãy theo dõi các bài viết tại Vclick để khám phá thông tin về tài chính, tín dụng mới nhất.