Chỉ số DSCR là chỉ số về khả năng trả nợ của một cá nhân. Khi xét duyệt khoản vay, các ngân hàng, công ty tài chính, tổ chức cho vay sẽ căn cứ trên chỉ số DSCR cùng một số tiêu chí khác để xét duyệt cấp khoản vay, hạn mức và những ưu đãi cho khách hàng.
Tìm hiểu ý nghĩa, cách tính chỉ số DSCR để bạn có thể tự áp dụng tính toán cho mình nhé.
Chỉ số khả năng trả nợ (Debt-Service Coverage Ratio) - viết tắt là DSCR là thuật ngữ được sử dụng nhiều trong ngành tài chính, là thước đo dòng tiền có sẵn để thanh toán các nghĩa vụ nợ trong hiện tại.
Tỷ lệ DSCR cho biết thu nhập hoạt động ròng là bội số của các nghĩa vụ nợ tính trong khoảng thời gian 1 năm, bao gồm cả tiền nợ gốc, chi phí lãi vay và các quỹ chìm, các khoản thanh toán cho thuê…
Chỉ số DSCR được dùng phổ biến trong ngành tài chính toàn thế giới
Trong tài chính Chính phủ, chỉ số DSCR cho biết mức độ thu nhập từ hoạt động xuất khẩu cần thiết của một quốc gia đủ để đáp ứng các khoản thanh toán lãi và gốc hàng năm cho các khoản nợ bên ngoài của quốc gia đó.
Đối với tài chính cá nhân, DSCR được sử dụng bởi các nhân viên tín dụng của ngân hàng nhằm xác định các khoản vay đảm bảo bằng thu nhập của khách hàng. Chỉ số này phản ánh khả năng trả nợ trên một mức thu nhập cụ thể của cá nhân và cho biết với mức thu nhập hiện tại, liệu cá nhân đó có thể trả thêm được các khoản lãi vay hàng tháng không, từ đó quyết định có cấp khoản vay hay không.
DSCR cá nhân có ý nghĩa quan trọng đối với bên cho vay. Khi xem xét hồ sơ đề nghị vay vốn, các ngân hàng, tổ chức cho vay sẽ thường xuyên xem xét chỉ số khả năng trả nợ dựa trên mức thu nhập của khách hàng trước khi quyết định cho vay.
Hệ số khả năng trả nợ cho thấy dòng tiền của cá nhân âm hay dương
- Khi chỉ số DSCR > 1 có nghĩa là cá nhân có đủ thu nhập để trả các nghĩa vụ nợ hiện tại.
- Nếu DSCR xoay quanh giá trị = 1, ví dụ như 1.1 cho thấy tài chính cá nhân đó dễ bị tổn thương, khi giảm thu nhập có thể khiến cá nhân đó không thể trả nợ.
Trong một vài trường hợp, bên cho vay có thể yêu cầu người vay duy trì chỉ số khả năng trả nợ tối thiểu nhất định nếu khoản vay còn tồn đọng.
- Cá nhân có DSCR < 1 tức là dòng tiền âm, nghĩa là người đi vay sẽ không thể trang trải hoặc không thể thanh toán các nghĩa vụ nợ hiện tại mà không dựa vào các nguồn lực đi vay bên ngoài.
Các bên cho vay thường không thích người đi vay có dòng tiền âm, tuy nhiên, một số bên vẫn duyệt cho vay nếu người đi vay có nguồn lực mạnh bên ngoài thu nhập.
Hệ số nợ thấp cho thấy bạn đang ngập trong nợ nần
DSCR không chỉ áp dụng đối với cá nhân mà còn áp dụng cả cho doanh nghiệp, thậm chí Chính phủ của một quốc gia.
Debt-Service Coverage Ratio tối thiểu mà tổ chức cho vay yêu cầu đôi khi sẽ phụ thuộc vào điều kiện kinh tế vĩ mô. Ở giai đoạn kinh tế đang phát triển, tín dụng khả thi thì người cho vay có thể sẽ chấp nhận khách hàng có DSCR thấp hơn mức quy định.
Để tính toán chỉ số khả năng trả nợ yêu cầu phải có thông tin về thu nhập và tổng số nợ hiện có của cá nhân (tính theo năm), sau đó áp dụng công thức sau:
Chỉ số khả năng trả nợ (DSCR) = (Tổng thu nhập - Các loại chi phí)/Tổng nợ phải trả
Công thức tính hệ số nợ đối với doanh nghiệp như sau:
Chỉ số khả năng trả nợ (DSCR) = (Thu nhập hoạt động ròng - Chi phí hoạt động)/Tổng nợ phải trả
Cách tính chỉ số DSCR rất đơn giản
Ví dụ: Giả sử bạn muốn vay tiền ngân hàng hoặc công ty tài chính, ngân hàng sẽ cần bạn khai báo thông tin về thu nhập và số người phụ thuộc, sau đó áp dụng một mức chi phí chung tối thiểu để sống hàng tháng và số nợ trong hiện tại của bạn để biết liệu bạn có khả năng trả nợ hay không.
DSCR = (Thu nhập - Chi phí cố định trong tháng) / Tổng nợ hiện tại.
Mỗi tháng bạn có thu nhập 20 triệu/tháng, chi tiêu 7 triệu cho tiền ăn, thuê nhà, đi lại, không có ai phụ thuộc, tổng nợ hiện tại là 30 triệu vậy DSCR sẽ tính như sau:
DSCR = (20 triệu x 12 - 7 triệu x 12) / 30 triệu = 156/30 = 5,2
Chỉ số này cho thấy dòng tiền của bạn khá tốt, nếu lịch sử tín dụng tốt, không có nợ xấu thì bạn sẽ là một khách hàng sáng giá của những tổ chức cho vay.
Tỷ lệ thanh toán lãi vay (Interest Coverage Ratio) càng cao càng thể hiện tài chính của cá nhân ổn định. Số liệu này chỉ tính đến các khoản thanh toán lãi, không tính các khoản thanh toán trên số dư nợ gốc.
Bạn có thể tự tính DSCR cho bản thân theo công thức sẵn có
Chỉ số khả năng trả nợ (Debt-Service Coverage Ratio) mang tính toàn diện hơn bởi nó đánh giá bao quát khả năng tài chính có đáp ứng các khoản nợ trong vòng 1 năm gần nhất hay không.
Đối với cả 2 tỷ lệ, cá nhân có kết quả dưới 1 đều không tạo ra đủ thu nhập trả nợ nên đều không được đánh giá là an toàn.
Có 3 yếu tố chính ảnh hưởng đến chỉ số khả năng thanh toán nợ của cá nhân là thu nhập, chi phí và các khoản nợ trong hiện tại.
- Thu nhập: Mức thu nhập hiện tại của bạn sẽ quyết định việc bạn có tạo ra đủ tiền để trang trải cuộc sống và trả các khoản nợ hay không. Để tăng giá trị DSRC, tăng dòng tiền, bạn cần tìm cách tăng thêm thu nhập bằng cách tìm thêm công việc mới, kiếm việc làm thêm.
Thu nhập, chi phí và các khoản nợ là những yếu tố tác động đến DSCR
- Chi phí: Bao gồm các khoản chi thiết yếu bạn cần phải trả hàng tháng như tiền ăn uống, thuê nhà, đi lại cho công việc, học phí… Nếu bạn chưa thể tăng thu nhập thì hãy giảm các loại chi phí này xuống mức tối thiểu, việc này cũng làm DSCR của bạn tăng lên.
- Các khoản nợ: Là tổng nợ đến hạn trả trong vòng 1 năm. Hãy hạn chế việc vay thêm nợ mới trừ khi DSCR của bạn đang rất tốt và việc vay nợ có thể được trả đúng hạn với thu nhập hiện tại của bạn.
Có thể thấy việc tính toán DSCR rất quan trọng và có ý nghĩa không chỉ với tổ chức cho vay mà cả với cá nhân. Bạn hãy thử áp dụng công thức do Vclick chia sẻ để tính toán chỉ số khả năng trả nợ của bản thân và tìm cách tăng dòng tiền của mình lên nhé.