Cho vay nặng lãi hiện nay là tình trạng khá phổ biến ở Việt Nam. Dù biết rõ việc làm này mang đến nhiều hệ lụy xấu nhưng vẫn có nhiều con nợ vẫn bất chấp. Vậy như thế nào được gọi là cho vay nặng lãi? Mức xử phạt đối với người cho vay nặng lãi là bao nhiêu? Đọc ngay bài viết bên dưới để tìm lời giải đáp bạn nhé.
Tín dụng đen (ảnh minh họa)
Có thể hiểu đơn giản cho vay nặng lãi là những trường hợp cho vay với lãi suất cao hơn gấp nhiều lần so với mức lãi tối đa cho phép được quy định trong bộ luật dân sự.
Căn cứ theo khoản 1, Điều 468, Bộ luật dân sự 2015 thì mức lãi suất tối đa được phép là 20%. Và như khoản 1, Điều 2 Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐTP, nếu cho vay với mức lãi cao hơn gấp 5 lần mức tối đa (20%) sẽ được tính là “cho vay nặng lãi”.
Căn cứ theo Điều 6 Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐTP thì tội cho vay nặng lãi trong các giao dịch dân sự được phân loại dựa trên số tiền thu lợi bất chính. Mức thu lợi bất chính được xác định như sau:
Tùy theo số tiền thu lợi bất chính và tình tiết của từng vụ việc, tội cho vay nặng lãi sẽ bị xử phạt Hành chính hoặc Hình sự.
Xử lý hình sự tội cho vay nặng lãi (ảnh minh họa)
Theo Điều 201, Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) thì mức xử phạt cụ thể đối với hành vi cho vay nặng lãi như sau:
Như vậy có thể thấy, mức phạt tiền cao nhất với tội cho vay nặng lãi là 1 tỷ đồng. Bên cạnh đó người vi phạm cũng có thể bị phạt tù lên đến 3 năm và cấm hành nghề, đảm đương chức vụ lên đến 5 năm.
Hành vi cho vay nặng lãi được quy định rất khắt khe trong Bộ luật hình sự. Người vi phạm có thể bị phạt một số tiền rất lớn và bỏ tù trong vòng nhiều năm. Hãy truy cập ngay Vclick để tạo khoản vay online chuyển khoản ngay từ các đơn vị tài chính uy tín. Hy vọng qua bài viết này bạn đọc sẽ hiểu thêm về tội cho vay nặng lãi dưới góc nhìn pháp luật.