Lấy CMND/CCCD người khác vay tiền được không chắc hẳn là băn khoăn phổ biến của khá nhiều bạn bởi có rất nhiều ứng dụng hiện nay cho vay chỉ yêu cầu CMND/CCCD. Điều này khiến nhiều bạn phải lo lắng bởi nếu không may bị lộ thông tin thì sẽ bị tra tấn, đòi nợ đối với khoản vay không phải của mình. Đọc qua bài viết bên dưới để nắm bắt thêm thông tin nhé.
CMND/CCCD có ý nghĩa như một tấm thẻ định danh mỗi công dân Việt Nam. Vì thế CMND/CCCD rất quan trọng với mỗi người, đặc biệt là khi giao kết các hợp đồng vay. Hiện nay có 2 trường hợp lấy CMND/CCCD người khác để vay tiền phổ biến:
Trường hợp này là khi người có nhu cầu vay tiền bằng cmnd nhưng vì một lý do nào đó, không trực tiếp thực hiện các thủ tục được. Người đi vay ủy quyền và đưa CMND/CCCD cho người được ủy quyền để thay người đó thực hiện các thủ tục vay. Trong các giao dịch dân sự việc ủy quyền phải có văn bản và xác nhận (của công an cấp xã, phường) thì mới đại diện cho người khác đi thực hiện các giao dịch pháp lý được:
Đánh cắp CMND/CCCD để vay tiền
Trong trường hợp lấy cắp CMND/CCCD của người khác để vay tiền thì không thể thực hiện được. Bởi vì như đã đề cập bên trên, người vay phải có văn bản đại diện ủy quyền được cấp bởi công an cấp xã, phường mới có thể vay tiền. Do đó cho dù người khác đang có trong tay CMND/CCCD của bạn cũng không được các ngân hàng và tổ chức tài chính chấp nhận cho vay (trừ trường hợp bạn bị lừa đảo hoặc rời vào bẫy và cung cấp các thông tin cá nhân).
Hành vi lấy CMND/ CCCD của người khác để vay tiền sẽ không được tổ chức cho vay chấp nhận. Bên cạnh đó đây cũng là một hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị xử phạt hành chính lên đến 100 triệu đồng.
Trong trường hợp bị đánh cắp CMND/CCCD, bạn cần liên hệ cơ quan Công an có thẩm quyền để được cấp lại.
Nếu không may bị kẻ xấu đánh cắp CMND/CCCD và thông tin cá nhân, bạn có thể bị gọi điện tra tấn và đòi nợ khoản tiền bản thân không vay. Trong trường hợp này, bạn không có nghĩa vụ phải trả nợ, do đó bạn có thể yêu cầu bên vay xuất trình các thông tin như hợp đồng vay, thời gian vay, số tiền vay,...
Không vay tiền vẫn bị đòi nợ phải làm sao? (ảnh minh họa)
Tiếp đến bạn cần thông báo sự việc cho cơ quan công an có thẩm quyền để họ tiến hành điều tra, xác minh và có phương án xử lý kịp thời. Căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Thông tư 28/2020 của Bộ Công an và Điều 163 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 thì thẩm quyền của các cơ quan công an được quy định như sau:
Như vậy khi bị gọi đòi nợ, bạn cần báo ngay vụ việc đến cơ quan công an xã, phường, thị trấn nơi tạm trú để có phương án giải quyết nhanh chóng. Vclick - website vay tiền online chuyển khoản ngay giúp bạn tìm kiếm và mở khoản vay phù hợp. Truy cập ngay để trải nghiệm.